Hình học fractal và những bức tranh giả
Toán học không chỉ phục vụ cho vật lý, mà nó còn là một công cụ để chống… hàng giả trong nghệ thuật. Đặc biệt, tác dụng của nó cực kỳ hiệu quả trong việc khám phá ra các bức tranh giả. Sự can thiệp của hình học fractal trong việc xác định sự chân thực các tác phẩm của Jackson Pollock dưới đây là một ví dụ.
Toán học trợ giúp cho nghệ thuật
Để chắc chắn, Quĩ Pollock-Krasner quyết định nhờ cậy đến các nhà toán học, cụ thể là các nhà nghiên cứu hình học fractal. Kết quả: 6 bức họa được kiểm tra, dù chúng rất giống bản gốc, đều là các bức tranh giả.
Làm thế nào để các nhà toán học có thể phân biệt được thật giả? Một đồ vật fractal, như nụ tuyết hoặc cây súp lơ thường có các họa tiết lặp lại giống nhau, dù ở kích cỡ nào. Khi phóng to bất cứ phần nào của những vật này, người ta cũng thấy có cấu trúc giống hệt cấu trúc tổng thể.
Một bức tranh vô đề trên giấy trong bộ tranh “No Limits, Just Edges: Jackson Pollock Paintings on Paper”, hiện lưu giữ tại bảo tàng Guggenheim (New York). Ảnh của Pollock-Krasner Foundation/Artists Rights Society, New York. |
Ngay từ năm 1990, nhà vật lý Richard Taylor, giáo sư Đại học Oregon đã phân tích các bức tranh của một họa sĩ người Mỹ dựa trên phương pháp hình học fractal. Nhà nghiên cứu này ngay lập tức đã phát hiện các khối hình fractal giống nhau thường lặp lại một cách hệ thống trong tất cả các tác phẩm của họa sĩ này. “Điều duy nhất giống nhau giữa các tác phẩm có bề ngoài cực kỳ khác nhau của người họa sĩ này chính là bố cục fractal trong những tác phẩm đó, dù chúng có được vẽ vào các thời gian khác nhau”, nhà khoa học khẳng định. Theo ông, các chi tiết chính xác cho phép phân biệt một bức tranh của Pollock với một bức tranh giả có lối vẽ cẩu thả.
Quá nhiều họa tiết trên các bức tranh giả
Richard Taylor sau đó đã nghiên cứu các họa tiết trên sáu bức tranh trong số các bức tranh mới được phát hiện: người ta không tìm thấy trong các bức tranh này các nét đặc trưng thường có trong các tác phẩm của người họa sĩ. Trong một bài báo xuất bản vào tháng 2/2006 trên tờ Nature, nhà vật lý giải thích các họa tiết trong các bức tranh giả thường có độ dao động (quá) lớn và điều này cho thấy không ít người có thể vẽ được các bức tranh này.
Bức The Moon-Woman Cuts the Circle (1943), tranh sơn dầu trong bộ sưu tập Peggy Guggenheim Collection – Venice |
Còn Ellen Landau, chuyên gia về các tác phẩm của Pollock lại cho rằng các bức tranh kia là thật. Đối với Quĩ Pollock-Krasner, tổ chức này thận trọng thông báo rằng sẽ đợi thêm phân tích của các chuyên gia độc lập khác. Hình học fractal đã được nhắc tới nhưng cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục. Có vẻ, để làm sáng tỏ được điều này thì người ta còn phải tốn thêm hàng chục triệu đô la.
Vương Tiến theo Linternaute
Jackson Pollock, họa sĩ tài danh
Paul Jackson Pollock (28/1/1912-11/8/1956) là một họa sĩ Mỹ có ảnh hưởng rất lớn và một trong những gương mặt chính của trường phái trừu tượng. Trong suốt cuộc đời mình, Pollock là một con người rất nổi tiếng. Nhưng ông lại được nhìn nhận như một họa sĩ ẩn dật. Vốn có tính khí thất thường, đôi lúc trong cuộc đời mình, ông phải chống chọi với tật nghiện rượu. Năm 1945, ông cưới nghệ sĩ Lee Krasner, người sau này có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp cũng như các tác phẩm của ông. |