Hỏi đáp y học: Tưởng vậy không phải vậy!
Hỏi: Từ nhiều tháng nay tôi bị đau khớp vai đến độ nhiều lúc không dơ nổi cánh tay. Tôi đã chạy chữa qua nhiều thầy thuốc chuyên khoa, từ chỉnh hình đến thấp khớp, nhưng không thấy thuyên giảm. Gần đây có thầy thuốc khuyên tôi nên kiểm soát lượng đường trong máu. Xin cho biết lẽ nào bệnh tiểu đường có liên quan với đau khớp vai!? Ô. Trần văn Ch., Lãnh Binh Thăng, TP HCM.
Đáp: Thưa ông,
Phải nói ngay để ông bớt hoang mang. Thầy thuốc của ông đã có cơ sở vững chắc khi khuyên ông kiểm soát lượng đường trong máu. Ai chẳng muốn gặp đúng thầy thuốc chuyên khoa, nhưng không hẳn lúc nào đau vai cũng phải nhanh chân tìm đến thầy thuốc rành nghề xương khớp. Bằng chứng là các nhà điều trị ở bệnh viện chỉnh hình Dortmund, CHLB Đức đã ghi nhận là một số rất lớn bệnh nhân đau khớp vai, nói đúng hơn, vì bệnh gọi là viêm quanh khớp vai, lại không thuyên giảm dù đã được điều trị đúng bài bản sau nhiều tháng trời bởi thầy thuốc chuyên khoa đầu ngành! Thêm vào đó, trong đa số trường hợp, thầy thuốc thậm chí không phát hiện triệu chứng điển hình của viêm khớp trên hình quang tuyến, hay trên màn hình siêu âm! May làm sao, một báo cáo cách đây không lâu của khoa nội tiết ở bệnh viện Berlin đã xác minh hội chứng mang tên “khớp vai đông lạnh” (frozen shoulder), qua đó phần mô liên kết quanh khớp vai sau thời gian bị viêm tấy trở nên xơ cứng và cản trở vận động của khớp vai, là hình ảnh quen thuộc ở tối thiểu 20% số người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt ở bệnh nhân thuộc nhóm phải tiêm insulin. Các nhà nghiên cứu ở Thủ đô nước Đức cũng ghi nhận là cường độ đau nhức tê bại ở khớp vai rõ ràng tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu. Nói cách khác, nếu chịu khó theo dõi diễn tiến của bệnh tình nhiều người bệnh có thể không cần đến máy đo đường huyết mà vẫn phỏng đoán khá chính xác tình trạng lên xuống của lượng đường trong máu bằng cách dựa vào cường độ đau nhức của khớp vai.
Hội chứng “khớp vai đông lạnh” thường tiến triển qua ba giai đoạn với dấu hiệu ban đầu là tình trạng đau nhức không rõ lý do nhưng với cường độ càng lúc càng tăng, đặc biệt sau bữa ăn. Sau đó ít lâu khớp vai bắt đầu bị tê cứng. Chính vì thế mà bệnh được trông mặt đặt tên là khớp vai bị cất vào tủ… đông lạnh! Giai đoạn này có thể kéo dài cả năm, thường vì đa số bệnh nhân xem thường chứng đau vai, cứ như đau là chuyện bình thường do gánh nặng của cuộc sống. Nếu đau lại đúng vào vai bên không thuận tay thì nhiều người càng thờ ơ hơn nữa, dù là cử động của cánh tay bị giới hạn rõ ràng. Trong giai đoạn cuối, nhờ lâu rồi cũng quen nên khớp bỗng bớt đau. Người bệnh từ đó sống chung với khớp vai không ngày nào không đau, không nhiều thì ít. Người bệnh từ đó sống quen với cánh tay khó chải tóc gỡ đầu, khó với ra phía sau, khó vươn lên cao. Biết là khó chịu nhưng không dưới 80% người bệnh lại chấp nhận tình cảnh lâu rồi đời mình cũng qua, thay vì tìm đến thầy thuốc cho sớm. Nhưng cho dù có chịu ghi tên chữa bệnh thì cũng bằng không nếu thầy thuốc khi chẩn đoán vì quá chú trọng vào khớp vai nên quên bệnh… tiểu đường!
Nhưng xin đừng vì thế mà đổ hết cho bệnh tiểu đường. Hội chứng “khớp vai đông lạnh” cũng có thể là hậu quả của thấp khớp, hay do bất động quá lâu sau chấn thương, hoặc do lỗi lầm trong lúc giải phẫu… Dông dài cho lắm chỉ để dẫn về một kết luận cũ mèm. Đằng nào cũng cần chẩn đoán đúng.
Trên nguyên tắc không quá phức tạp để điều trị hội chứng “khớp vai đông lạnh” với phương tiện hiện nay như với thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, với từ trường, hay tia laser… Nhưng tỷ lệ hiệu quả sẽ rất thấp nếu nguyên nhân lại là bệnh tiểu đường, và khi không ổn định được lượng đường trong máu. Nói cách khác, hội chứng “khớp vai đông lạnh” về mặt chẩn đoán là dấu hiệu báo động để thầy thuốc lưu ý đến bệnh tiểu đường, thay vì chỉ nhìn tập trung vào khớp. Ngược lại, đó cũng là tiêu chuẩn để thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường xem lại phác đồ điều trị nếu người bệnh cứ tiếp tục ôm vai kêu trời.
Tiểu đường là một căn bệnh quỉ quái nhờ khả năng tung hỏa mù đánh lạc hướng cả nhà điều trị lẫn bệnh nhân. Chắc chắn không ít người bệnh sẽ còn mất rất nhiều thời giờ với tình trạng đau nhức đâu đó, nếu không khớp vai thì cũng đầu gối, nếu không nhức đầu thì cũng tê tay chân vì lạc tuyến chẩn đoán, khi thì ở khoa chấn thương chỉnh hình này, lúc thì ở khu điều trị phong thấp kia, vì bệnh tiểu đường biến hóa khó lường. Ông nên vui mừng vì đã tìm được thầy thuốc có tầm nhìn xa hơn khớp vai. Mặt khác, cũng xin ông vui lòng thông cảm. Nếu triệu chứng nào cũng rõ như ban ngày thì thầy thuốc đã không cần phải học tối thiểu đến 6 năm.
Chúc ông sớm bình phục.
Bạn đọc có câu hỏi hãy gửi tới: [email protected]
Phải nói ngay để ông bớt hoang mang. Thầy thuốc của ông đã có cơ sở vững chắc khi khuyên ông kiểm soát lượng đường trong máu. Ai chẳng muốn gặp đúng thầy thuốc chuyên khoa, nhưng không hẳn lúc nào đau vai cũng phải nhanh chân tìm đến thầy thuốc rành nghề xương khớp. Bằng chứng là các nhà điều trị ở bệnh viện chỉnh hình Dortmund, CHLB Đức đã ghi nhận là một số rất lớn bệnh nhân đau khớp vai, nói đúng hơn, vì bệnh gọi là viêm quanh khớp vai, lại không thuyên giảm dù đã được điều trị đúng bài bản sau nhiều tháng trời bởi thầy thuốc chuyên khoa đầu ngành! Thêm vào đó, trong đa số trường hợp, thầy thuốc thậm chí không phát hiện triệu chứng điển hình của viêm khớp trên hình quang tuyến, hay trên màn hình siêu âm! May làm sao, một báo cáo cách đây không lâu của khoa nội tiết ở bệnh viện Berlin đã xác minh hội chứng mang tên “khớp vai đông lạnh” (frozen shoulder), qua đó phần mô liên kết quanh khớp vai sau thời gian bị viêm tấy trở nên xơ cứng và cản trở vận động của khớp vai, là hình ảnh quen thuộc ở tối thiểu 20% số người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt ở bệnh nhân thuộc nhóm phải tiêm insulin. Các nhà nghiên cứu ở Thủ đô nước Đức cũng ghi nhận là cường độ đau nhức tê bại ở khớp vai rõ ràng tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu. Nói cách khác, nếu chịu khó theo dõi diễn tiến của bệnh tình nhiều người bệnh có thể không cần đến máy đo đường huyết mà vẫn phỏng đoán khá chính xác tình trạng lên xuống của lượng đường trong máu bằng cách dựa vào cường độ đau nhức của khớp vai.
Hội chứng “khớp vai đông lạnh” thường tiến triển qua ba giai đoạn với dấu hiệu ban đầu là tình trạng đau nhức không rõ lý do nhưng với cường độ càng lúc càng tăng, đặc biệt sau bữa ăn. Sau đó ít lâu khớp vai bắt đầu bị tê cứng. Chính vì thế mà bệnh được trông mặt đặt tên là khớp vai bị cất vào tủ… đông lạnh! Giai đoạn này có thể kéo dài cả năm, thường vì đa số bệnh nhân xem thường chứng đau vai, cứ như đau là chuyện bình thường do gánh nặng của cuộc sống. Nếu đau lại đúng vào vai bên không thuận tay thì nhiều người càng thờ ơ hơn nữa, dù là cử động của cánh tay bị giới hạn rõ ràng. Trong giai đoạn cuối, nhờ lâu rồi cũng quen nên khớp bỗng bớt đau. Người bệnh từ đó sống chung với khớp vai không ngày nào không đau, không nhiều thì ít. Người bệnh từ đó sống quen với cánh tay khó chải tóc gỡ đầu, khó với ra phía sau, khó vươn lên cao. Biết là khó chịu nhưng không dưới 80% người bệnh lại chấp nhận tình cảnh lâu rồi đời mình cũng qua, thay vì tìm đến thầy thuốc cho sớm. Nhưng cho dù có chịu ghi tên chữa bệnh thì cũng bằng không nếu thầy thuốc khi chẩn đoán vì quá chú trọng vào khớp vai nên quên bệnh… tiểu đường!
Nhưng xin đừng vì thế mà đổ hết cho bệnh tiểu đường. Hội chứng “khớp vai đông lạnh” cũng có thể là hậu quả của thấp khớp, hay do bất động quá lâu sau chấn thương, hoặc do lỗi lầm trong lúc giải phẫu… Dông dài cho lắm chỉ để dẫn về một kết luận cũ mèm. Đằng nào cũng cần chẩn đoán đúng.
Trên nguyên tắc không quá phức tạp để điều trị hội chứng “khớp vai đông lạnh” với phương tiện hiện nay như với thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, với từ trường, hay tia laser… Nhưng tỷ lệ hiệu quả sẽ rất thấp nếu nguyên nhân lại là bệnh tiểu đường, và khi không ổn định được lượng đường trong máu. Nói cách khác, hội chứng “khớp vai đông lạnh” về mặt chẩn đoán là dấu hiệu báo động để thầy thuốc lưu ý đến bệnh tiểu đường, thay vì chỉ nhìn tập trung vào khớp. Ngược lại, đó cũng là tiêu chuẩn để thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường xem lại phác đồ điều trị nếu người bệnh cứ tiếp tục ôm vai kêu trời.
Tiểu đường là một căn bệnh quỉ quái nhờ khả năng tung hỏa mù đánh lạc hướng cả nhà điều trị lẫn bệnh nhân. Chắc chắn không ít người bệnh sẽ còn mất rất nhiều thời giờ với tình trạng đau nhức đâu đó, nếu không khớp vai thì cũng đầu gối, nếu không nhức đầu thì cũng tê tay chân vì lạc tuyến chẩn đoán, khi thì ở khoa chấn thương chỉnh hình này, lúc thì ở khu điều trị phong thấp kia, vì bệnh tiểu đường biến hóa khó lường. Ông nên vui mừng vì đã tìm được thầy thuốc có tầm nhìn xa hơn khớp vai. Mặt khác, cũng xin ông vui lòng thông cảm. Nếu triệu chứng nào cũng rõ như ban ngày thì thầy thuốc đã không cần phải học tối thiểu đến 6 năm.
Chúc ông sớm bình phục.
Bạn đọc có câu hỏi hãy gửi tới: [email protected]
P.V
(Visited 1 times, 1 visits today)