Khả năng sáng tạo của Trung Quốc còn thấp
Gần đây trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc chiếu bộ phim “Sự trỗi dậy của nước lớn” và trong các cửa hàng sách của Trung Quốc bày bán rất nhiều sách viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà tác giả đều là những học giả nổi tiếng của nước này. Nhưng một số học giả Trung Quốc cho rằng “chưa có bất cứ lý do gì để vui mừng về sự trỗi dậy của nước lớn” vì thực lực phát triển khoa học kỹ thuật của nước này vẫn không mạnh, khả năng sáng tạo thấp, nhiều kỹ thuật mũi nhọn vẫn do nước ngoài kiểm soát.
Luận cứ của họ là GDP của Trung Quốc hiện nay đứng thứ 4 thế giới, tổng kim ngạch ngoại thương đứng thứ 3 thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới, hơn 100 sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in China” xuất hiện trên thị trường thế giới… Ngoài ra, trên các trang báo, trên mạng cũng thường thấy xuất hiện dòng chữ “Trung Quốc đã trỗi dậy”. “Trung Quốc đã trở thành cường quốc”.
Nhưng theo bài viết trên tạp chí “Thanh Minh” thì Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa so với sự trỗi dậy đúng với ý nghĩa của nó. Ví dụ. Việc nâng cao tổng GDP không có nghĩa là đã tăng cường toàn diện thực lực của quốc gia. Không thể so sánh giữa một nước xuất khẩu 100 triệu chiếc áo với một nước xuất khẩu 100 chiếc máy bay phản lực. Ngoài ra, sự trỗi dậy không những bao gồm sức mạnh về kinh tế, mà còn bao gồm sức mạnh về khoa học, giáo dục, văn hóa- xã hội…
Nếu chỉ nhìn vào các tòa nhà cao tầng thì Bắc Kinh, Thượng Hải cũng không khác gì mấy so với New York, Luân Đôn, Paris, Béclin. Nhưng nếu đi đến khu vực nông thôn ở miền Tây của Trung Quốc thì sẽ phát hiện thấy hơn 900 triệu nông dân vẫn đang cầm cuốc và xẻng- những công cụ mà tổ tiên đã phát hiện ra cách đây hơn 400 năm để canh tác.
Các chỉ tiêu của Trung Quốc về tỷ lệ truy cập mạng, tỷ lệ phổ cập ôtô, số người nghèo, số người mù chữ, tỷ lệ phổ cập giáo dục… đều không cùng đẳng cấp với các nước phát triển phương Tây. Như tỷ lệ bình quân về máy tính nối mạng thì cứ 1 vạn người thì Hà Lan có 996,1 máy, Mỹ có 975,9 máy, còn tỷ lệ này của Trung Quốc là 0,16 máy, không bằng 2 phần vạn so với Mỹ và Hà Lan.
Còn theo “Báo cáo về hiện đại hóa Trung Quốc năm 2006” của Viện khoa học Trung Quốc, Trung Quốc hiện nằm trong số 61 quốc gia còn kém phát triển; chỉ số về trình độ hiện đại hóa tổng hợp của Trung Quốc là 33 điểm, đứng thứ 62 trong số 108 nước và Trung Quốc sẽ phải mất khoảng 100 năm mới đuổi kịp trình độ kinh tế của các nước phát triển.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến một số học giả Trung Quốc cho rằng “chưa có bất cứ lý do gì để vui mừng về sự trỗi dậy của nước lớn” là do thực lực phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn không mạnh, khả năng sáng tạo thấp, nhiều kỹ thuật mũi nhọn vẫn do nước ngoài kiểm soát. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của Trung Quốc dựa vào đầu tư ồ ạt vốn, tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng, tổn thất nặng môi trường sinh thái, bóc lột nhiều sức lao động giá rẻ; trên 60% thiết bị công nghệ là nhập khẩu. Tuy đã trở thành “công xưởng của thế giới”, nhưng kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật mũi nhọn, chưa hề chuyển giao cho Trung Quốc.
Trong 3 năm từ 2000-2002, trên tạp chí “Nature & Science”, 6 trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc như ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa… chỉ đăng có 27 bài, chỉ bằng 6% của ĐH Harvard, 15% của ĐH Cambridge, 20% của ĐH Tôkyô. Trong khi đó quy mô của 6 trường ĐH của Trung Quốc (về số lượng giáo viên và sinh viên) nhiều gấp đôi ĐH Harvard. Vì vậy có thể nói khả năng sáng tạo khoa học của trường ĐH Harvard tương đương với 200 trường ĐH lớn của Trung Quốc. Đây là sự chênh lệch giữa trường ĐH Trung Quốc với các trường ĐH nổi tiếng thế giới.
Báo “Thanh niên Trung Quốc” ra ngày 9/4/2007 đã đưa tin về danh sách “các tường ĐH học nổi tiếng nhất thế giới” do Trung tâm nghiên cứu đánh giá khoa học của Trung Quốc công bố. Trong số 10 trường ĐH nổi tiếng nhất thế giới, Mỹ có 9 trường, Nhật Bản 1 trường. Trong số 100 trường ĐH nổi tiếng của thế giới, Trung Quốc cũng không có một trường nào lọt vào danh sách. Chỉ khi mở rộng danh sách đến 400 trường ĐH nổi tiếng thế giới thì Trung Quốc mới có 8 trường lọt vào danh sách là: ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa, ĐH Triết Giang, ĐH Giao thông Thượng Hải, ĐH Phúc Hán, ĐH Nam Kinh, ĐH Khoa học kỹ thuật Trung Quốc và ĐH Cát Lâm.
Cuộc điều tra về tố chất khoa học của công dân cho thấy tỷ lệ dân số đạt tiêu chuẩn tố chất khoa học công dân của Trung Quốc chỉ có 2%, trong khi đó tỷ lệ này của Mỹ là 17%. Trong cuộc điều tra so sánh gần đây giữa công dân Trung Quốc với công dân Mỹ, Nhật Bản và 15 nước EU về mức độ hiểu biết về “tri thức khoa học” và “phương pháp khoa học” thì công dân Trung Quốc đều xếp vị trí kém nhất, nguyên nhân chủ yếu là do phổ cập giáo dục chưa đủ. Tỷ lệ số người qua giáo dục cao đẳng chỉ chiếm 6,5% dân số, trong khi đó tỷ lệ bình quân thế giới là 12,6%; tỷ lệ bình quân của các nước đang phát triển là 6,5%, của các nước đang chuyển đổi mô hình là 13,9 % và của các nước phát triển là 28,1%. Trung Quốc lạc hậu so với các nước phát triển khoảng 50 năm.
Trung Quốc đã xây dựng đất nước được hơn 50 năm mà không có ai nhận được giải thưởng Nobel, cũng chưa thấy dấu hiệu có người được giải thưởng. Trong khi chỉ riêng trường ĐH bang California của Mỹ đã có 45 người nhận giải thưởng Nobel.
Họ cho rằng, công cuộc chấn hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa cần phải đối diện với hiện thực, đánh giá một cách khách quan trình độ hiện đại hóa, tỉnh táo trước những lời ca ngợi bên ngoài nhất là “tự ca ngợi”.
Nhưng theo bài viết trên tạp chí “Thanh Minh” thì Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa so với sự trỗi dậy đúng với ý nghĩa của nó. Ví dụ. Việc nâng cao tổng GDP không có nghĩa là đã tăng cường toàn diện thực lực của quốc gia. Không thể so sánh giữa một nước xuất khẩu 100 triệu chiếc áo với một nước xuất khẩu 100 chiếc máy bay phản lực. Ngoài ra, sự trỗi dậy không những bao gồm sức mạnh về kinh tế, mà còn bao gồm sức mạnh về khoa học, giáo dục, văn hóa- xã hội…
Nếu chỉ nhìn vào các tòa nhà cao tầng thì Bắc Kinh, Thượng Hải cũng không khác gì mấy so với New York, Luân Đôn, Paris, Béclin. Nhưng nếu đi đến khu vực nông thôn ở miền Tây của Trung Quốc thì sẽ phát hiện thấy hơn 900 triệu nông dân vẫn đang cầm cuốc và xẻng- những công cụ mà tổ tiên đã phát hiện ra cách đây hơn 400 năm để canh tác.
Các chỉ tiêu của Trung Quốc về tỷ lệ truy cập mạng, tỷ lệ phổ cập ôtô, số người nghèo, số người mù chữ, tỷ lệ phổ cập giáo dục… đều không cùng đẳng cấp với các nước phát triển phương Tây. Như tỷ lệ bình quân về máy tính nối mạng thì cứ 1 vạn người thì Hà Lan có 996,1 máy, Mỹ có 975,9 máy, còn tỷ lệ này của Trung Quốc là 0,16 máy, không bằng 2 phần vạn so với Mỹ và Hà Lan.
Còn theo “Báo cáo về hiện đại hóa Trung Quốc năm 2006” của Viện khoa học Trung Quốc, Trung Quốc hiện nằm trong số 61 quốc gia còn kém phát triển; chỉ số về trình độ hiện đại hóa tổng hợp của Trung Quốc là 33 điểm, đứng thứ 62 trong số 108 nước và Trung Quốc sẽ phải mất khoảng 100 năm mới đuổi kịp trình độ kinh tế của các nước phát triển.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến một số học giả Trung Quốc cho rằng “chưa có bất cứ lý do gì để vui mừng về sự trỗi dậy của nước lớn” là do thực lực phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn không mạnh, khả năng sáng tạo thấp, nhiều kỹ thuật mũi nhọn vẫn do nước ngoài kiểm soát. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của Trung Quốc dựa vào đầu tư ồ ạt vốn, tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng, tổn thất nặng môi trường sinh thái, bóc lột nhiều sức lao động giá rẻ; trên 60% thiết bị công nghệ là nhập khẩu. Tuy đã trở thành “công xưởng của thế giới”, nhưng kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật mũi nhọn, chưa hề chuyển giao cho Trung Quốc.
Trong 3 năm từ 2000-2002, trên tạp chí “Nature & Science”, 6 trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc như ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa… chỉ đăng có 27 bài, chỉ bằng 6% của ĐH Harvard, 15% của ĐH Cambridge, 20% của ĐH Tôkyô. Trong khi đó quy mô của 6 trường ĐH của Trung Quốc (về số lượng giáo viên và sinh viên) nhiều gấp đôi ĐH Harvard. Vì vậy có thể nói khả năng sáng tạo khoa học của trường ĐH Harvard tương đương với 200 trường ĐH lớn của Trung Quốc. Đây là sự chênh lệch giữa trường ĐH Trung Quốc với các trường ĐH nổi tiếng thế giới.
Báo “Thanh niên Trung Quốc” ra ngày 9/4/2007 đã đưa tin về danh sách “các tường ĐH học nổi tiếng nhất thế giới” do Trung tâm nghiên cứu đánh giá khoa học của Trung Quốc công bố. Trong số 10 trường ĐH nổi tiếng nhất thế giới, Mỹ có 9 trường, Nhật Bản 1 trường. Trong số 100 trường ĐH nổi tiếng của thế giới, Trung Quốc cũng không có một trường nào lọt vào danh sách. Chỉ khi mở rộng danh sách đến 400 trường ĐH nổi tiếng thế giới thì Trung Quốc mới có 8 trường lọt vào danh sách là: ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa, ĐH Triết Giang, ĐH Giao thông Thượng Hải, ĐH Phúc Hán, ĐH Nam Kinh, ĐH Khoa học kỹ thuật Trung Quốc và ĐH Cát Lâm.
Cuộc điều tra về tố chất khoa học của công dân cho thấy tỷ lệ dân số đạt tiêu chuẩn tố chất khoa học công dân của Trung Quốc chỉ có 2%, trong khi đó tỷ lệ này của Mỹ là 17%. Trong cuộc điều tra so sánh gần đây giữa công dân Trung Quốc với công dân Mỹ, Nhật Bản và 15 nước EU về mức độ hiểu biết về “tri thức khoa học” và “phương pháp khoa học” thì công dân Trung Quốc đều xếp vị trí kém nhất, nguyên nhân chủ yếu là do phổ cập giáo dục chưa đủ. Tỷ lệ số người qua giáo dục cao đẳng chỉ chiếm 6,5% dân số, trong khi đó tỷ lệ bình quân thế giới là 12,6%; tỷ lệ bình quân của các nước đang phát triển là 6,5%, của các nước đang chuyển đổi mô hình là 13,9 % và của các nước phát triển là 28,1%. Trung Quốc lạc hậu so với các nước phát triển khoảng 50 năm.
Trung Quốc đã xây dựng đất nước được hơn 50 năm mà không có ai nhận được giải thưởng Nobel, cũng chưa thấy dấu hiệu có người được giải thưởng. Trong khi chỉ riêng trường ĐH bang California của Mỹ đã có 45 người nhận giải thưởng Nobel.
Họ cho rằng, công cuộc chấn hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa cần phải đối diện với hiện thực, đánh giá một cách khách quan trình độ hiện đại hóa, tỉnh táo trước những lời ca ngợi bên ngoài nhất là “tự ca ngợi”.
(Visited 5 times, 1 visits today)