Khả năng tiếp cận làm chuyển đổi các thành phố

Sự khác biệt kinh tế xã hội thường phản ánh và khuếch đại sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giao thông, không gian xanh, các dịch vụ địa phương và sự an toàn cộng đồng chung. Để đánh giá những vấn đề này, dự án nghiên cứu Các phòng thí nghiệm đồng nghiên cứu về vận hành của di chuyển đa phương thức (CAMMM) đã phát triển Atlas, một nền tảng số dùng để phân tích khả năng tiếp cận trong các khu vực sinh sống của đô thị và thúc đẩy phát triển đô thị công bằng hơn.

Plateau Mont-Royal là một nơi đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu về di chuyển và không gian xanh.

Ý tưởng về một nền tảng số bắt đầu xuất hiện từ Carmela Cucuzzella, một giáo sư và trưởng khoa Quy hoạch đô thị ở Université de Montréal. Cùng phát triển với giáo sư kiến trúc UdeM Anne Cormier và giáo sư quy hoạch đô thị ĐH Concordia Pierre Gauthier, nền tảng này ban đầu nhằm đem lại hiểu biết tốt hơn về tiếp cận giao thông công cộng trong những thành phố khác nhau với khu vực lân cận.

Giờ thì dự án tập trung vào những vấn về tiếp cận rộng hơn vào các trung tâm đô thị. Việc phát triển công cụ tìm kiếm và trực quan hóa đang được tiến hành với đóng góp của Firdous Nizar, một nghiên cứu sinh kiến trúc ở UdeM và Omar Ortiz Meraz, một nghiên cứu sinh quy hoạch đô thị ở ĐH Concordia. Sáng kiến này nhận được hỗ trợ từ Cơ quan Autorité régionale de transport métropolitain (ARTM).

Atlas được thiết kế để có thể cho một diện rất lớn những người sử dụng, bao gồm các nhà nghiên cứu, quy hoạch đô thị và công chúng muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi phức tạp về môi trường đô thị. Ví dụ, nền tảng này cho phép những người lập quy hoạch đô thị nhanh chóng nhận diện được những vùng có kết nối vận chuyển yếu kém trong khi có thể giúp những người đang tìm mua nhà xác định được những ngôi nào nào tọa lạc ở những vị trí gần các dịch vụ thiết yếu.

Trực quan hóa sự chênh lệch và bất bình đẳng trong các đô thị

Nền tảng này khiến cho người ta dễ dàng phân tích và trục quan hóa dữ liệu đô thị phức tạp. Hiện nay nó bao gồm các thành phố của Montreal, Quebec, Trois-Rivières, Sherbrooke và Gatineau, với thông tin được tổ chức thành ba cấp độ phân tích:

Các khu vực lân cận: các đơn vị địa lý với các điều kiện sống chung được phân tích dựa trên những đặc điểm cụ thể như tiếp cận giao thông, không gian xanh, các dịch vụ thiết yếu.

Các trung tâm vận chuyển: Các trung tâm chiến lược đóng vai trò quan trọng trong kết nối đô thị.

Các điểm tiếp cận: các địa điểm cụ thể như các ga metro, bến xe buýt được phân tích để xác định sự đóng góp của chúng vào sự bình đẳng không gian.

Atlas cũng so sánh các vùng địa lý về sự bất bình đẳng không gian thông qua phân tích và xếp hạng nhiều nhân tố, như khả năng tiếp cận đa phương thức, các dịch vụ giao thông công cộng, các hệ thống đường dành cho xe đạp và cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ. Ví dụ, thành phố Dollard-des-Ormeaux, không có metro hay dịch vụ giao thông ngoại ô, xếp hạng 2/10 về đa phương thức. Điều này chỉ dấu là có tiềm năng lớn trong việc mở rộng dịch vụ giao thông.

Thêm vào đó, nền tảng này có thể giới thiệu những dịch vụ gao thông ở gần bằng việc đo lường khoảng cách giữa nhà và các điểm dịch vụ thiết yếu như các hàng tạp hóa, các cơ sở khám bệnh, chăm sóc sức khỏe và trường học. Các không gian xanh cũng được tính đến, bao gồm những nơi sẵn có và có thể tiếp cận cũng như nơi có mái che canh của một khu vực cụ thể.

Cuối cùng, công cụ này xếp hạng khả năng tiếp cận phổ quát bằng việc đánh giá xem các cơ sở hạ tầng địa phương có đạt được các nhu cầu cụ thể của người dân trong giảm bớt thời gian di chuyển không. Ý tưởng này xuất phát từ việc môi trường phải tính đến sự tham gia của mọi người.

Các không gian xanh cũng là một nhân tố xếp hạng các thành phố

Đo lường khả năng tiếp cận trong thành phố

Phân tích khả năng tiếp cận giao thông, các dịch vụ hoặc ngay cả những điều đơn giản như cơ sở hạ tầng cho người đi bộ tiết lộ sự chênh lệch có phần thảm khốc giữa những khu vực lân cận. “Nếu chúng ta coi khả năng tiếp cận theo nghĩa rộng nhất của nó – tiếp cận với các hàng tạp hóa, không gian xanh, đường phố an toàn hoặc sự lựa chọn giao thông đa dạng  – những khu vực như Plateau Mont-Royal hay Mile End rõ ràng là những nơi thành công”, Cucuzzella nói. Các nơi gần nhau thường dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và một phạm vi rộng các lựa chọn giao thông.

Sau đó là những khu vực như Westmount, bất chấp việc nơi này nhiều công viên và không gian xanh nhưng vẫn tồn tại một số thách thức riêng có. “Westmount được xây dựng trên một ngọn núi, do đó cản trở việc đi bộ và khiến khó hơn trong việc tiếp cận giao thông công cộng như metro”, Cucuzzella giải thích. Điều này chứng tỏ cách Atlas có thể hữu dụng trong việc so sánh các đặc điểm đô thị ở các cấp độ khác nhau: các điểm lân cận, thành phố hay vùng.

Mỗi truy vấn trên nền tảng này đem đến những kết quả cụ thể, cho phép một phân tích chi tiết cho các đặc đểm của một khu vực. “Atlas đã vẽ ra một bức tranh chi tiết về sự khác biệt giữa các điểm lân cận”, Cucuzzella đánh giá. “Bằng việc kết hợp dữ liệu từ những truy vấn khác nhau, chúng tôi cuối cùng đã xây dựng được một chỉ mục bình đẳng về không gian”. Nó có thể đem lại cái hiểu tốt hơn về sự bất bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu, cuối cùng có thể đem lại thông tin về những đo lường để loại trừ những bất bình đẳng đó.

Trao quyền truy cập cho cộng đồng

Dự án CAMMM đã sử dụng các mã nguồn mở để phân tích, trong đó có những bản đồ từ OpenStreetMap, một cơ sở dữ liệu thu thập nguồn mở và dữ liệu vùng về cơ sở hạ tầng, mật độ đô thị, đặc điểm các khu vự lân cận.

Trong tương lai, nhóm của Cucuzzella lên kế hoạch đưa thêm các chỉ số khác như chi phí trung bình của các căn hộ. “Thông tin dạng này có thể đem lại những cái nhìn sâu hơn vào các động lực kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến sự bình đẳng không gian”, bà nói.

Hướng đến phát triển đô thị bình đẳng hơn

Dự án CAMMM hướng đến tạo tác động lên những chính sách và thực hành quy hoạch đô thị bằng việc nhận diện những khu vực chưa được quan tâm. Đây là bước thiết yếu đầu tiên tới việc giảm thiểu sự bất bình đẳng không gian và khuyến khích sự phân bố các dịch vụ công bằng hơn, các nhà nghiên cứu tin tưởng như vậy.

Hơn thế, mục tiêu của họ bao gồm việc mời các nhà hoạch định chính sách của chính phủ và các nhà phát triển bất động sản thực cùng làm việc để đem lại cơ sở hạ tầng đô thị thêm toàn diện hơn, và tăng thêm nhận biết của công chúng về môi trường đô thị của mình và cách có thể cải thiện nó.

Trong pha tiếp theo, công cụ xếp hạng và trực quan hóa có thể có sẵn để tích hợp chỉ mục bình đẳng không gian, một dạng chỉ dấu thành phần nắm bắt khả năng tiếp cận dịch vụ và chất lượng dịch vụ trong một thành phố hoặc các điểm lân cận.

“Dẫu cho chúng tôi chưa có nó nhưng ý tưởng về một chỉ mục như vậy là cái chúng tôi đang xem xét”, Cucuzzella nói. “Đó có thể là một cách hữu dụng để tăng thêm nhận biết và cung cấp thông tin về các hạng mục của bình đẳng và khả năng tiếp cận trong thành phố của chúng ta”.

Thanh Hương dịch từ University of Montreal

Nguồn: https://nouvelles.umontreal.ca/en/article/2025/01/14/mapping-accessibility-to-transform-cities

Tác giả

(Visited 34 times, 34 visits today)