Khủng long bạo chúa là loài chậm chạp

Hình ảnh quen thuộc về loài vật ăn thịt lao bổ vào con mồi nhanh như chớp thực ra là chuyện viễn tưởng, một nghiên cứu mới hé lộ.

Mô hình máy tính cho thấy loài khủng long kinh hoàng này thực ra chỉ là một kẻ lờ đờ.
Các nghiên cứu trước kia từng tìm hiểu sự chuyển động của những loài chim – hậu duệ trực tiếp của khủng long, và các dấu chân hóa thạch để đánh giá sự di chuyển của khủng long bạo chúa.
Để có đánh giá tốt hơn về cử động của sinh vật này, nghiên cứu mới đã mô hình hóa một bộ xương điển hình của khủng long bạo chúa, nặng khoảng 6 đến 8 tấn, tính toán trọng tâm và sức ì (lực cản) sinh ra khi con vật rẽ hoặc quay. Trọng tâm được xem là một chỉ số quan trọng bởi hai con vật nặng tương đương nhau nhưng có thể cử động rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng. Chẳng hạn, con voi có 4 chân vững chãi sẽ đặt trọng tâm lên chân của nó, trong khi khủng long phải cân bằng khối lượng của mình ở vị trí khác, vì hai chân trước quá bé so với hai chân sau, giúp cho nó khỏi bị ngã nhào.
Kết quả mô hình, công bố trên tạp chí Theoretical Biology, cho thấy khủng long bạo chúa có sức ì tương đối lớn, khiến nó không thể chạy nhanh được: một cú quay 45 độ đã tốn của nó mất 1-2 giây, lâu hơn nhiều so với con người.
Các tính toán sâu hơn đã ủng hộ những phỏng đoán trước kia rằng những loài khủng long hai chân cỡ lớn không thể chạy nhanh hơn 40 km mỗi giờ (và chắc chắn không thể là 70 km/giờ như trên phim), vì các cơ chân của nó không đủ cho việc chạy nhanh.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi John Hutchinson từ Đại học thú y hoàng gia, London, Anh.

T. An (theo LiveScience)

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)