Khủng long biết bơi

Những dấu chân hóA thạch do khủng long để lại dưới đáy một con sông ở miền bắc Tây Ban Nha là một bằng chứng rõ rệt cho thấy ít nhất một vài con khủng long đã là những kẻ bơi lội cừ khôi.

Một con khủng long ăn thịt to lớn có thể đã để lại dấu chân 125 triệu năm trước khi móng của chúng cào lên đáy hồ. Khủng long cai trị mặt đất vào khoảng 230 đến 65 triệu năm trước. Nhưng việc chúng sống thế nào dưới nước thì vẫn chưa ai rõ.
Vào cùng thời điểm đó có nhiều loài thằn lằn biển, bao gồm xà đầu long và ngư long, nhưng chúng không phải là khủng long và thực tế có họ hàng rất xa.
Các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Loic Costeur đứng đầu tại Đại học Nates ở Pháp đã miêu tả rằng dấu hóa thạch do một con khủng long để lại khi bơi ở sâu dưới 3,2 m và cào móng vào đáy sông. “Con vật chuyển động mái chèo ở xương chậu, giống như các con chim sống dưới nước ngày nay”.
Có khoảng 12 vết bơi trên một quãng đường dài 15 m bao gồm những rãnh dài và nhỏ. Những dấu hóa thạch này cho thấy con vật đang bơi ngược dòng nước và cố gắng tiến thẳng. Hình dáng của dấu vết cũng chứng tỏ con vật là loài khủng long lớn 2 chân chứ không phải là một con cá sấu to dù cá sấu cũng xuất hiện vào thời đó.
Các nhà khoa học nhận định những dấu vết mới cung cấp bằng chứng về hành vi bơi ở khủng long và mở ra những ý tưởng mới về loài vật cổ đại này, bao gồm một số có thể đã sinh sôi nảy nở ở trong môi trường nước.

M.T. (theo Reuters)

Tác giả

(Visited 10 times, 1 visits today)