Mô hình mới giúp hiểu sự đồng tồn tại trong tự nhiên
Các loài chim biển khác nhau có thể đồng tồn tại ở những đảo nhỏ bất chấp việc ăn cùng loại cá. Một nghiên cứu tại trường đại học Uppsala đã tham gia vào phát triển mô hình toán học có thể hữu dụng để hiểu tốt hơn cách hệ sinh thái hoạt động.
Công trình được xuất bản tại tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
“Mô hình của chúng tôi chứng tỏ sự đồng tồn tại xuất hiện một cách tự nhiên khi các loài khác nhau về khả năng bắt cá và bay ở khoảng cách xa một cách hiệu quả để tới được nơi chúng bắt cá”, theo Claus Rüffler, phó giáo sư sinh thái động vật tại trường đại học Uppsala.
Các loài chim biển có thể sinh sản trong những đàn chim rất lớn, thi thoảng gồm tới hàng trăm cặp. Các nhà sinh thái nghiên cứu các loài chim biển từ lâu đã quan tâm đến điều gì chi phối kích thước của các đàn.
Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Uppsala và trường đại học Lausanne đã phát triển một mô hình toán học để nghiên cứu cách các quyết định hành vi của chim biển về nơi bắt cá ảnh hưởng đến sự phân bố của cá quanh một bầy sinh sản như thế nào và cách các loài chim khác nhau sinh sản trong cùng bầy và ăn cùng nguồn thức ăn có thể đồng tồn tại như thế nào.
Theo lý thuyết sinh thái cơ bản, hai loài khác nhau không thể tồn tại dựa trên cùng một nguồn thức ăn có giới hạn – kẻ cạnh tranh tốt hơn được cho là sẽ chi phối sự tồn tại của kẻ khác. Các nhà nghiên cứu muốn hiểu cái gì khiến cho sự đồng tồn tại của các loài chim biển sinh sản trên cùng một hòn đảo cô lập lại trở nên có thể.
“Với mọi loài, việc sống gần hòn đảo có thể mang lại lợi ích về cá nhiều nhất bởi vì việc này làm chúng tiêu tốn ít năng lượng nhất. Nhưng các loài chim biển khác nhau về các đặc điểm như chiều dài cánh và độ sâu có thể lặn xuống. Mô hình của chúng tôi đã chứng tỏ với các loài khác nhau, mọi mức tối đa năng lượng của chúng nạp vào, đều được sử dụng một cách tự động cho các quãng đường khác nhau từ nơi trú ngụ đến nơi đánh bắt cá”. Rüffler nói.
Mô hình dự đoán chim biển sẽ phân chia nước quanh một đàn thành những khu vực tuần hoàn khác nhau, với mỗi loài sử dụng một khu vực riêng để bắt cá.
“Mô hình của chúng tôi về cơ bản chính là về sự đồng tồn tại và đa dạng sinh học. Hiểu được điều này là điều rất quan trọng – là con người, chúng ta có khao khát hiểu được tự nhiên vận hành như thế nào, ví dụ như một hiểu biết thực sự quan trọng cho bất kỳ chiến lược quản lý một hệ sinh thái nguy cấp nào. Dẫu chúng tôi tin rằng kết quả của mình sẽ đóng góp vào sinh thái nhiều hơn bởi cơ chế đồng tồn tại được khám phá trong mô hình của chúng tôi có thể áp dụng vào các hệ sinh thái khác, không chỉ chim biển”, Rüffler kết luận.
Anh Vũ dịch từ Uppsala University