Một thập kỷ khám phá vũ trụ qua ảnh

 “Quan sát bầu trời đem lại cho chúng ta một chiều mới về nhân loại. Bởi vì ngày hôm nay chúng ta biết rằng những nguyên tử cấu thành chúng ta được hình thành trong các ngôi sao.” (Hubert Reeves, nhà thiên văn nổi tiếng người Pháp)

Vũ trụ nguyên thuỷ ở độ phân giải cực cao
Tháng 7 năm 2010, vệ tinh Planck của cơ quan vũ trụ Châu Âu đã vẽ bức tranh hoàn hảo nhất của vũ trụ nguyên thuỷ trên 9 tần số khác nhau. Một bức tranh có độ phân giải cực cao cho chúng ta xem sự tương phản cực nhỏ của những tia sáng đầu tiên do vũ trụ phát ra 300.000 năm sau vụ nổ lớn, hay còn gọi là ”bức xạ nền khuếch tán của vũ trụ” (nền màu cam nằm sau giải Ngân Hà màu tím). Độ nhạy của Planck cao hơn vệ tinh COBE của Mỹ một nghìn lần, vệ tinh đã đo đạc bức xạ nền vũ trụ đầu tiên vào năm 1992 và cao hơn 30 lần vệ tinh WMAP, cũng của Mỹ, phóng đầu năm 2000.


Hình 1: Bức xạ nền vũ trụ đo bởi vệ tinh COBE

Hình 2: Bức xạ nền vũ trụ đo bởi vệ tinh WMAP

Hình 3: Giải ngân hà và Bức xạ vũ trụ đo bởi vệ tinh Placnk
 

Trung tâm của lỗ đen
Mô hình lỗ đen của Alain Riazuelo cho phép ta nhìn thấy các hiệu ứng do lỗ đen gây ra nhờ các tác động trọng lực.


Hình 4: Mô phỏng trung tâm lỗ đen của Alain Riazuelo

Hành tinh bên ngoài hệ mặt trời
Bức ảnh trực tiếp chụp một hành tinh khổng lồ (Giant planet) bên ngoài hệ mặt trời năm 2003. Hành tinh khí khổng lồ này có tên là Beta pic b, quay xung quanh ngôi sao Beta Pictoris.


Hình 5: Hệ sao Beta Pictoris gồm ngôi sao trung tâm Beta Pictoris (màu đen), đĩa bụi (màu đỏ) và hành tinh khí khổng lồ Beta pic b (màu trắng)

Nơi sinh của các vì sao
Ngọn núi thần bí (Mystic Mountain): Biệt danh của tinh vân Carina, đã được các nhà thiên văn chụp hình để kỷ niệm sinh nhật hai mươi năm của kính thiên văn Hubble vào năm 2010. Đám mây khổng lồ chứa đầy bụi và khí hydro lạnh nằm cách chúng ta 7.500 năm ánh sáng, là nhà máy sản xuất sao lớn nhất của giải ngân hà.
 


Hình 6: Ngọn núi thần bí

Cái chết của một ngôi sao
Tháng 1 năm 2002, sao V838 Monocerotis bắt đầu bùng nổ, độ sáng bất ngờ tăng lên gấp 60.000 so với độ sáng của mặt trời. Ngôi sao trong thời gian bùng nổ là vật thể sáng nhất trong giải ngân hà. Năng lượng dần dần được giảm xuống chứng tỏ quá trình bùng nổ đang đến hồi kết thúc.


Hình 7: Ngôi sao V838 Monocerotis bùng nổ qua các thời khắc khác nhau

Vòng đai xanh của sao Thổ
Hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời có cấu trúc vòng đai xung quanh phức tạp do vệ tinh Casini khám phá. Vòng đai ngoài cùng (màu xanh) được tiếp nhiên liệu bởi mạch nước phun từ mặt trăng Encelade của nó. 


Hình 8:Vòng đai xanh của Sao Thổ

 

Mặt trời hung bạo
Ngày 30 tháng 3 năm 2010, kính thiên văn không gian mới SDO (Solar Dynamics Observatory) của NASA quan sát được một vụ phun trào khổng lồ từ mặt trời. Vòng cung khí giãn ra vài trăm nghìn kilomét từ bề mặt mặt trời.


Hình 9: Vụ phun trào khổng lồ trên mặt trời

Hồ trên vệ tinh Titan (một trong những mặt trăng của sao Thổ)
Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ chứa trên 75 hồ chứa metan lỏng kích thước từ 3 đến 75 km. Các hồ này do máy dò Huygens của châu Âu khám phá vào năm 2005 và  Casini vào năm 2006.


Hình 10: Hồ trên Titan

Băng trên sao Hoả
“Mắt kính” bằng nước đông lạnh được máy dò Mars Express của châu Âu khám phá vào ngày 2 tháng 2 năm 2005 trong miệng hố núi lửa đường kính 35 km nằm trên khu vực Vastilas Borealis, không cách xa mấy cực bắc của sao Hỏa.


Hình 11: Băng trên sao Hoả

Đồi Chocolat
Đồi Chocolat (Chocolate Hill): biệt danh của một vùng núi trên sao Hỏa, trong hình là tảng đá được robot bộ hành Opportunity chụp hình trên ngọn đồi đó vào tháng 3 năm 2010. Tên này được lấy bởi vì lớp vỏ bên ngoài của tảng đá ở ngọn đồi này được cấu tạo bởi vật liệu đen (trong hình, màu đen được đổi thành màu xanh), một vài nơi bị bóc ra. Lớp vỏ này tạo nên sự tích lũy vật chất thành các mảng giống như quả việt quất chứa đầy sắt, robot Opportunity khám phá ra hiện tượng này vào năm 2004.. 


Hình 12: Đá trên đồi Chocolat, sao Hỏa

Rôbốt người hùng
Spirit và Opportunity, hai robot sinh đôi của NASA thăm dò các các vùng có khả năng chứa nước trên sao Hỏa vào tháng 1 năm 2004. Sau khi đi được 7.7 km qua một vùng mấp mô, Spirit bị lún xuống cát từ tháng 3 năm 2010. Trong khi đó Opportunity vẫn tiếp tục và đã hoàn thành 21 km. Chưa từng có robot nào trong lịch sử loài người có thể đi xa như vậy trên một hành tinh khác.


Hình 13: Robot bộ hành Spirit và Opportunity

Bưu thiếp từ miệng hố Gusev
Bức hình phong cảnh này là sản phẩm đầu tiên được gửi từ Spirit, ít lâu sau khi đổ bộ xuống miệng hố Gusev vào năm 2004. Với đường kính 166 km, miệng hố do va chạm thiên thạch tạo nên này đã làm chúng ta thất vọng vì rất ít dấu hiệu chứng tỏ ở đây từng có nước.


Hình 14: Bức ảnh đầu tiên từ sao Hỏa do robot bộ hành Spirit gửi về

 
Cánh tay vũ trụ
Ngày 18 tháng 5 năm 2005, phi hành gia John Grunsfeld được di chuyển bằng cánh tay robot trên tàu Atlantis trong nhiệm vụ nâng cấp kính thiên văn Hubble.


Hình 15: Cánh tay của tàu vũ trụ Atlantis trong nhiệm vụ sửa chữa kính Hubble

 

Phòng thí nghiệm trên quỹ đạo
Ngày 26 tháng 7 năm 2010, trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ăn mừng 10 năm hoạt động. Những bộ phận cấu thành phòng thí nghiệm được đưa lên quỹ đạo vào năm 1998, nhưng chỉ đến năm 2000 thì module dịch vụ của Nga Zvezda mới chính thức đi vào hoạt động và có thể chứa phi hành đoàn đầu tiên. Phòng thí nghiệm lớn (Zvezda) này sẽ kết thúc vào cuối năm nay.


Hình 16: Trạm vũ trụ quốc tế 

 
Thảm kịch không gian
Ngày 1 tháng 2 năm 2003, tàu vũ trụ Columbia đã bị nổ tung trên bầu trời Texas khi chạm vào bầu khí quyển trên đường quay trở về làm 7 phi hành gia tử nạn. Năm 2004, tổng thống Bush quyết định chấm dứt dự án tàu vũ trụ Columbia. Do đó dự án này sẽ kết thúc năm nay.


Hình 17: Vụ nổ tàu Columbia nhìn từ Texas

Tàu vũ trụ từ Trung Quốc
Ngày 1 tháng 4 năm 2002, tàu vũ trụ Thần Châu thành công với 7 ngày trên quỹ đạo chuẩn bị cho việc đem người lên vũ trụ của Trung Quốc. Năm 2003, tàu Thần Châu có người lái đầu tiên được phóng lên quy đạo, mang theo phi hành gia Yeng Liwei. Tiếp đó, vào năm 2008 tàu Thần Châu 7 đem 3 phi hành gia Trung Quốc vào không gian để thực hiện chuyến đi bộ trong không gian đầu tiên của mình.


Hình 18: Tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc đáp xuống Nội Mông  

 
 
(Theo Science et Avenir)

Tác giả

(Visited 19 times, 1 visits today)