Nga rút ra khỏi Trung tâm KH&CN Quốc tế
Vì các lý do chính trị,LB Nga, thành viên chủ chốt của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc tế (International Science and Technology Center, ISTC), quyết định chính thức rút ra khỏi tổ chức này kể từ ngày 21/7/2015. Trụ sở ISTC ở Moskva sẽ chấm dứt hoạt động sau ngày 15/7 năm nay.
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc tế thành lập năm 1994, trụ sở đặt tại Moskva. Đây là một tổ chức liên chính phủ liên kết các nhà khoa học Nga, Kazakhstan, Armenia, Tajikistan, Kyrgyzstan và Georgia với kinh phí hoạt động do EU, Nhật, Hàn Quốc, Na Uy và Mỹ hỗ trợ nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân và các vũ khí sát thương hàng loạt khác. Hơn 58 nghìn nhà khoa học về vũ khí ở Nga và các nước khác thuộc Cộng đồng Các quốc gia độc lập CIS đã tham gia các dự án và hoạt động nghiên cứu của ISTC.
Gần đây, vì các lý do chính trị, LB Nga, thành viên chủ chốt của ISTC, quyết định chính thức rút ra khỏi tổ chức này kể từ ngày 21/7/2015. Trụ sở ISTC ở Moskva sẽ chấm dứt hoạt động sau ngày 15/7 năm nay.
Quyết định đó làm cho ISTC lâm vào nguy cơ tan rã. Nhờ sự nỗ lực của Mỹ và Kazakhstan, ngày 22/6 vừa qua các nước thành viên ISTC đạt được thỏa thuận sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của ISTC và chuyển trụ sở từ Moskva tới Astana, Kazakhstan.
Mới đây, đại diện Mỹ tại ISTC, ông Simon Limage, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các chương trình không phổ biến vũ khí, cho biết: từ ngày thành lập tới nay, ISTC đã tài trợ hơn 700 dự án nghiên cứu với tổng số tiền khoảng 1 tỷ USD. Các nghiên cứu đó có tác dụng quan trọng trong việc ngăn chặn sự phổ biến vũ khí sinh hóa và vũ khí hạt nhân, khử ô nhiễm phóng xạ, vì thế việc duy trì sự vận hành của tổ chức này là điều rất cần thiết. “Mong rằng đến tháng 12 năm nay có thể ký kết hiệp định chính thức [về hoạt động của ISTC],” ông nói.
Limage cho rằng, việc Nga rút ra khỏi ISTC có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của tổ chức này, vì trước đây, các cơ quan nghiên cứu và nhà nghiên cứu chủ yếu có liên quan tới ISTC đều ở Nga, các vấn đề nghiên cứu cũng tập trung ở khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ. “Quyết định rút đi của Chính phủ Nga sẽ làm cho những nhà khoa học Nga có hiểu biết và có kinh nghiệm về các vấn đề đó bị cách ly với ISTC,” Limage nói. Ông cho biết, tuy Chính phủ Nga đã quyết định rút khỏi ISTC nhưng các cơ quan và nhà nghiên cứu của Nga đều vẫn muốn được tiếp tục tham gia các dự án nghiên cứu của ISTC. Bởi thế, “Chúng tôi hoan nghênh Nga một ngày nào đó sẽ tái gia nhập ISTC.” Ông cũng rất hoan nghênh các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, tham gia ISTC.
Limage cho biết, ISTC quan tâm tới việc nghiên cứu triển khai cơ bản giai đoạn sớm nhất của vũ khí sinh hóa và hạt nhân. Ngoài ra còn quan tâm các vấn đề sức khỏe, môi trường, an ninh, biến đổi khí hậu. Thí dụ, tại Tajikistan có vấn đề các thí nghiệm hạt nhân dưới thời Liên Xô cũ để lại mối nguy hại sức khỏe chết người, vấn đề môi trường và các chất phế thải còn lại khi luyện quặng Urani (Uranium tailings) đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của số phế thải này tới sức khỏe và biện pháp tiêu hủy số phế thải đó,… những vấn đề này đều có liên quan đến các tri thức khoa học rất rộng rãi và chuyên nghiệp.
Gần đây, vì các lý do chính trị, LB Nga, thành viên chủ chốt của ISTC, quyết định chính thức rút ra khỏi tổ chức này kể từ ngày 21/7/2015. Trụ sở ISTC ở Moskva sẽ chấm dứt hoạt động sau ngày 15/7 năm nay.
Quyết định đó làm cho ISTC lâm vào nguy cơ tan rã. Nhờ sự nỗ lực của Mỹ và Kazakhstan, ngày 22/6 vừa qua các nước thành viên ISTC đạt được thỏa thuận sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của ISTC và chuyển trụ sở từ Moskva tới Astana, Kazakhstan.
Mới đây, đại diện Mỹ tại ISTC, ông Simon Limage, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các chương trình không phổ biến vũ khí, cho biết: từ ngày thành lập tới nay, ISTC đã tài trợ hơn 700 dự án nghiên cứu với tổng số tiền khoảng 1 tỷ USD. Các nghiên cứu đó có tác dụng quan trọng trong việc ngăn chặn sự phổ biến vũ khí sinh hóa và vũ khí hạt nhân, khử ô nhiễm phóng xạ, vì thế việc duy trì sự vận hành của tổ chức này là điều rất cần thiết. “Mong rằng đến tháng 12 năm nay có thể ký kết hiệp định chính thức [về hoạt động của ISTC],” ông nói.
Limage cho rằng, việc Nga rút ra khỏi ISTC có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của tổ chức này, vì trước đây, các cơ quan nghiên cứu và nhà nghiên cứu chủ yếu có liên quan tới ISTC đều ở Nga, các vấn đề nghiên cứu cũng tập trung ở khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ. “Quyết định rút đi của Chính phủ Nga sẽ làm cho những nhà khoa học Nga có hiểu biết và có kinh nghiệm về các vấn đề đó bị cách ly với ISTC,” Limage nói. Ông cho biết, tuy Chính phủ Nga đã quyết định rút khỏi ISTC nhưng các cơ quan và nhà nghiên cứu của Nga đều vẫn muốn được tiếp tục tham gia các dự án nghiên cứu của ISTC. Bởi thế, “Chúng tôi hoan nghênh Nga một ngày nào đó sẽ tái gia nhập ISTC.” Ông cũng rất hoan nghênh các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, tham gia ISTC.
Limage cho biết, ISTC quan tâm tới việc nghiên cứu triển khai cơ bản giai đoạn sớm nhất của vũ khí sinh hóa và hạt nhân. Ngoài ra còn quan tâm các vấn đề sức khỏe, môi trường, an ninh, biến đổi khí hậu. Thí dụ, tại Tajikistan có vấn đề các thí nghiệm hạt nhân dưới thời Liên Xô cũ để lại mối nguy hại sức khỏe chết người, vấn đề môi trường và các chất phế thải còn lại khi luyện quặng Urani (Uranium tailings) đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của số phế thải này tới sức khỏe và biện pháp tiêu hủy số phế thải đó,… những vấn đề này đều có liên quan đến các tri thức khoa học rất rộng rãi và chuyên nghiệp.
(Visited 6 times, 1 visits today)