Nghe rồi bỏ qua
Đã là bệnh nhân mấy ai không mong tìm được nhà điều trị giỏi, không muốn kiếm được thầy thuốc tốt. Nhưng như thế nào thì gọi là giỏi? Nếu không kể đến nhận xét chủ quan, muốn tìm được đáp án chính xác cần dựa vào nhiều chỉ tiêu gắn liền ít nhiều với kiến thức chuyên môn. Bệnh nhân vì thế đương nhiên khó lòng tự xác minh về tính chất “giỏi” của nhà điều trị. Khó hơn nữa là tiêu chuẩn để đánh giá một thầy thuốc tốt!
1. Thầy thuốc không để người bệnh chờ quá lâu trong phòng đợi nhờ biết cách tổ chức phòng khám và tôn trọng giờ hẹn.
2. Thầy thuốc dành đủ thời giờ, tất nhiên trong khuôn khổ cho phép, để tư vấn sao cho bệnh không có cảm giác “nghẹn họng” khi rời phòng khám.
3. Thầy thuốc không chỉ nói mà chịu khó lắng nghe bệnh nhân.
4. Thầy thuốc bỏ công đích thân thăm khám bệnh, dù là chỉ bắt mạch.
5. Thầy thuốc vì không tự tin cường điệu vào kiến thức nên không ngần ngại sưu tra sách vở ngay trước mặt bệnh nhân.
6. Thầy thuốc sẵn sàng chuyển bệnh đến đồng nghiệp khác nếu không đúng sở trường.
7. Thầy thuốc không phê bình phủ định bất cứ phương pháp điều trị hay thuốc men nào đó.
8. Thầy thuốc giải thích rõ ràng về lý do tại sao dùng thuốc cho mỗi trường hợp cá biệt.
9. Thầy thuốc không chỉ chú trọng đến căn bệnh mà đặt ưu tiên vào tổng trạng của người bệnh.
10. Thầy thuốc góp ý cho bệnh nhân về các phương án hỗ trợ liệu pháp để thu ngắn liệu trình.
11. Thầy thuốc cùng lúc chú trọng vào biện pháp phòng bệnh thay vì chỉ chạy theo triệu chứng.
12. Thầy thuốc bao giờ cũng lưu tâm đến yếu tố tâm lý của người bệnh.
13. Thầy thuốc hướng dẫn cho bệnh nhân về các nguồn thông tin có liên quan đến bệnh chứng của người bệnh.
14. Thầy thuốc lưu tâm đến khía cạnh kinh tế của liệu pháp để tránh gây gánh nặng tài chính cho người bệnh.
15. Thầy thuốc mang đến niềm hy vọng trên cơ sở tri thức khoa học cho người bệnh.
Ý kiến của y sĩ đoàn ở Đức đúng hay sai? Nếu đúng thì đúng đến mức độ nào trong bối cảnh y tế nước ta? Nếu sai thì sai ở điểm nào trong hoàn cảnh xã hội nước ta? Điểm nào trong 15 điều trên là quan trọng nhất?
Câu trả lời xin dành cho độc giả.
2. Thầy thuốc dành đủ thời giờ, tất nhiên trong khuôn khổ cho phép, để tư vấn sao cho bệnh không có cảm giác “nghẹn họng” khi rời phòng khám.
3. Thầy thuốc không chỉ nói mà chịu khó lắng nghe bệnh nhân.
4. Thầy thuốc bỏ công đích thân thăm khám bệnh, dù là chỉ bắt mạch.
5. Thầy thuốc vì không tự tin cường điệu vào kiến thức nên không ngần ngại sưu tra sách vở ngay trước mặt bệnh nhân.
6. Thầy thuốc sẵn sàng chuyển bệnh đến đồng nghiệp khác nếu không đúng sở trường.
7. Thầy thuốc không phê bình phủ định bất cứ phương pháp điều trị hay thuốc men nào đó.
8. Thầy thuốc giải thích rõ ràng về lý do tại sao dùng thuốc cho mỗi trường hợp cá biệt.
9. Thầy thuốc không chỉ chú trọng đến căn bệnh mà đặt ưu tiên vào tổng trạng của người bệnh.
10. Thầy thuốc góp ý cho bệnh nhân về các phương án hỗ trợ liệu pháp để thu ngắn liệu trình.
11. Thầy thuốc cùng lúc chú trọng vào biện pháp phòng bệnh thay vì chỉ chạy theo triệu chứng.
12. Thầy thuốc bao giờ cũng lưu tâm đến yếu tố tâm lý của người bệnh.
13. Thầy thuốc hướng dẫn cho bệnh nhân về các nguồn thông tin có liên quan đến bệnh chứng của người bệnh.
14. Thầy thuốc lưu tâm đến khía cạnh kinh tế của liệu pháp để tránh gây gánh nặng tài chính cho người bệnh.
15. Thầy thuốc mang đến niềm hy vọng trên cơ sở tri thức khoa học cho người bệnh.
Ý kiến của y sĩ đoàn ở Đức đúng hay sai? Nếu đúng thì đúng đến mức độ nào trong bối cảnh y tế nước ta? Nếu sai thì sai ở điểm nào trong hoàn cảnh xã hội nước ta? Điểm nào trong 15 điều trên là quan trọng nhất?
Câu trả lời xin dành cho độc giả.
P.V
(Visited 2 times, 1 visits today)