Nghiên cứu mới xác nhận sự lây truyền cúm gia cầm giữa động vật có vú
Một nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng cho thấy sự nhảy loài của cúm gia cầm từ chim sang bò sữa khắp nhiều bang ở Mỹ giờ có thể trở thành lây truyền từ động vật có vú sang động vật có vú – giữa bò sang bò và một con lửng chó.
Đây là một trong những lần đầu tiên chúng ta thấy bằng chứng về sự lan truyền hiệu quả và bền vững mầm bệnh cúm gia cầm A/H5N1 giữa động vật có vú sang động vật có vú”, Diego Diel, phó giáo sư vi trùng học ở Khoa Y học quần thể và khoa học chẩn đoán, giám đốc Phòng thí nghiệm vi trùng học tại Trung tâm Chẩn đoán sức khỏe động vật (AHDC) trường Y học thú y.
Diel là đồng tác giả liên hệ của nghiên cứu mang tên “Spillover of Highly Pathogenic Avian Influenza H5N1 Virus to Dairy Cattle” (Sự nhảy loài của virus cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây truyền cao sang bò sữa), mới được xuất bản trên Nature.
Toàn bộ trình tự hệ gene của virus không cho thấy bất kỳ đột biến nào của virus có thể dẫn đến việc tăng cường khả năng truyền lây của H5N1 sang người, dẫu cho dữ liệu này chứng tỏ một cách rõ ràng là có sự lây truyền giữa động vật có vú sang động vật có vú, vốn đang khiến người ta lo ngại vì virus này có thể thích nghi trên động vật có vú, Diel nói.
Tuy nhiên, 11 trường hợp được báo cáo mắc bệnh ở Mỹ, với người đầu tiên mắc vào khoảng tháng 4/2022, đều có triệu chứng nhẹ: bốn liên quan đến các trang trại nuôi bò sữa và bảy liên quan đến trang trại gà, bao gồm một cơn bùng phát bốn được báo cáo trong vài tuần qua ở Colorado. Các bệnh nhân gần đây ốm với cùng chủng được nhận diện ở nghiên cứu này khi lưu hành trên bò, khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ là virus này có thể xuất phát từ các trang trại bò trong cùng một nơi.
Dẫu các virus này có năng lực lây nhiễm và sao chép trên người nhưng hiệu quả lây nhiễm cũng ở mức thấp.
“Lo ngại ở đây là các đột biến tiềm năng có thể đột sinh và dẫn đến sự thích ứng với động vật có vú, qua đó nhảy loài sang người và lây truyền hiệu quả tiềm năng ở người trong tương lai”, Diel nói.
Do đó cần tiếp tục giám sát virus này trên động vật nhiễm bệnh cũng như với bất kỳ lây nhiễm tiềm năng nào trên người, Diel lưu ý. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tài trợ cho chương trình xét nghiệm H5N1. Xét nghiệm sớm, tăng cường an ninh sinh học và cách ly sự kiện dương tính với virus có thể sẽ cần thiết để ngăn chặn bất kỳ lây nhiễm rộng hơn, cũng theo Diel.
Các lây nhiễm từ H5N1 đã được phát hiện lần đầu tiên vào tháng giêng năm 2022, và dẫn đến cái chết của 100 triệu con chim “nội địa” – thuật ngữ “nội địa (domestic) dùng để miêu tả bất kỳ loài chim nào từng được nhân giống bên trong vùng mà nó cư ngụ 2 – và hàng ngàn chim hoang dã ở Mĩ. Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Y học thú y Cornell AHDC’s và Texas A&M là một trong những người đầu tiên báo cáo về việc phát hiện thấy virus này trong bò sữa. Những con bò dường như bị nhiễm từ chim hoang dã, dẫn đến các triệu chứng chán ăn, những thay đổi về tính nhất quán của phân, suy hô hấp và sự bất thường ở sữa gắn liền với giảm lượng sữa.
Nghiên cứu này cho thấy tính hướng kích thích cao của virus (năng lực để lây nhiễm từng tế bào một) với tuyến vú và tải lượng virus cao ở sữa từ động vật bị nhiễm. Virus này sẽ chết trong quá trình áp dụng kỹ thuật thanh trùng, đảm bảo cho việc cung cấp sữa an toàn.
Sử dụng trình tự toàn bộ hệ gene của các chủng virus đặc trưng, việc mô hình hóa và thông tin dịch tễ giúp các nhà nghiên cứu đi đến xác quyết các trường hợp lây nhiễm ở bò sang bò khi những con bò bị nhiễm bệnh từ Texas chuyển đến một trang trại bò khỏe mạnh ở Ohio. Trình tự hệ gene cũng cho thấy virus này lây truyền sang mèo, một con lửng chó và chim hoang dã được phát hiện đã chết trong các trang trại có bò nhiễm bệnh. Những con mèo và lửng chó phần lớn đều trở nên ốm yếu khi uống sữa mới vắt từ bò lây nhiễm. Dẫu chưa rõ bằng cách nào mà những con chim hoang dã bị nhiễm bệnh nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ có thể đó là kết quả từ ô nhiễm môi trường hoặc sol khí được kích hoạt trong suốt thời kỳ vắt sữa hoặc dọn dẹp chuồng trại.
Thanh Nhàn tổng hợp
Nguồn: https://news.cornell.edu/stories/2024/07/study-confirms-mammal-mammal-avian-flu-spread
————————————————-
1.https://www.nature.com/articles/s41586-024-07849-4