Nghiên cứu thiên văn ở Việt Nam: NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) với Đại học Piere-Merie Curie, Đài thiên văn Paris, khóa học lần thứ 3 “Thiên văn vật lý, Vật lý môi trường và Khí hậu học” từ ngày 30 tháng 10 đến 3/11 đã thu hút được hơn 100 học viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Các học viên phần lớn là sinh viên năm cuối, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và học viên cao học.
Thiên văn vật lý vốn là một ngành khoa học không chỉ xa lạ với người Việt Nam mà ngay cả với sinh viên chuyên ngành vật lý. Hiện tại, ở một số trường đại học sư phạm trong nước cũng mới chỉ dừng lại ở việc giảng dạy thiên văn đại cương thuần túy. Việc nghiên cứu thiên văn đòi hỏi những yêu cầu cao về mặt công nghệ mà chỉ có những nước phát triển mới có thể đáp ứng được.
Hiện ở nước ta vẫn phổ biến quan niệm thiên văn là ngành khoa học viển vông, không đêm lại lợi ích thiết thực. Đó là suy nghĩ sai lầm.
Có thể nêu lên một số tác dụng của thiên văn học: Thiên văn là ngành khoa học cơ bản. Một người hiện đại phải được trang bị đầy đủ các tri thức tiến bộ của nó. Hầu hết những người trẻ nước ta còn bị thiếu hụt những tri thức thiên văn. Đó là một sự thiệt thòi cho nhu cầu hiểu biết thế giới. Thiên văn cũng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Hiện công nghệ vũ trụ được ứng dụng rộng rãi và trở thành một bộ phận có vai trò chủ đạo đối với chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Các công nghệ như: vệ tinh viễn thám, vệ tinh địa tĩnh… đã giúp thay đổi toàn cảnh thế giới và được ứng dụng vào các lĩnh vực quân sự, thông tin, môi trường. Ngoài ra, kiến thức thiên văn được phổ biển rộng rãi cũng giúp ngăn chặn mê tín dị đoan.
Nhằm quảng bá ngành khoa học thiên văn ở Việt Nam, ĐHQGHN thông qua GS Nguyễn Quang Riệu (Giám đốc nghiên cứu CNRS, Đài thiên văn Paris), đã trao đổi hợp tác với Đại học Paris 6 và Đài thiên văn Paris từ nhiều năm trước. Sự hợp tác này bao gồm tổ chức các khóa học về vật lý thiên văn và vật lý môi trường tại ĐHQGHN, nhưng tham gia giảng dạy là các giáo sư đến từ các trường đại học và trung tâm khoa học lớn của Châu Âu. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác, các trường đại học ở Việt Nam có thể gửi các sinh viên sang theo học tại các trường đại học ở Pháp.
Giáo sư Mai Trọng Nhuận, phó giám đốc ĐHQGHN cho biết: “Chúng tôi liên kết với Đại học Paris 6, Đài thiên văn Paris đã tổ chức thành công nhiều khóa học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, cái nôi của nền đại học Việt Nam”. Giáo sư Trần Nghi, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (ĐHKHTN) cho biết thêm: “Khóa học lần này cung cấp một cách nhìn mới về vũ trụ, sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một hoạt động khoa học bổ ích không chỉ cho các học viên, mà còn gợi mở cho các nhà vật lý, các nhà môi trường các đề tài khoa học và hợp tác quốc tế. Chúng tôi mong muốn xây dựng ĐHKHTN có ngành vật lý thiên văn đứng đầu khu vực”.
Theo Tham tán Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thì “Việt Nam đang ghi danh vào nền khoa học toàn cầu thông qua các hoạt động như thế này”.
Ngay sau khi kết thúc khóa học, trường ĐHKHTN Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Pháp-Việt về Thiên văn vật lý, Vật lý môi trường và Khí hậu học với sự tham gia của các nhà khoa học Pháp. Ngoài việc trình bày các kết quả nghiên cứu mới, hai bên cũng đã trao đổi về hợp tác đào tạo giữa ĐHKHTN Hà Nội và Đại học Paris 6. Vấn đề được hai bên tập trung thảo luận khá sôi nổi là thành lập chuyên ngành thiên văn vật lý tại trường ĐHKHTN Hà Nội, trong đó có việc gửi các cán bộ trẻ sang Pháp đào tạo sau đó trở về làm hạt nhân phát triển sau này.
Theo GS Nguyễn Quang Riệu, chúng ta không nhất thiết phải trang bị những thiết bị đắt tiền, mà công việc cần thiết bây giờ là làm sao xây dựng một cung khoa học, một nhà chiếu hình vũ trụ phục vụ công chúng để phổ biến những tri thức khoa học. Ngoài ra, việc thành lập các câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư cũng là một hoạt động thiết thực có tác dụng quảng bá hiệu quả. Ông cho biết Chính phủ Pháp đã đồng ý tài trợ các thiết bị xây dựng nhà chiếu hình vũ trụ, nhưng ở trong nước vẫn còn gặp “nhiêu khê” từ nhà chức trách nên chưa thể tiến hành. GS Piere Encrenaz, Viện sỹ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Pháp vẫn khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục kiên trì theo đuổi xây dựng một nhà chiếu hình vũ trụ tại Hà Nội”.
Hiện ở nước ta vẫn phổ biến quan niệm thiên văn là ngành khoa học viển vông, không đêm lại lợi ích thiết thực. Đó là suy nghĩ sai lầm.
Có thể nêu lên một số tác dụng của thiên văn học: Thiên văn là ngành khoa học cơ bản. Một người hiện đại phải được trang bị đầy đủ các tri thức tiến bộ của nó. Hầu hết những người trẻ nước ta còn bị thiếu hụt những tri thức thiên văn. Đó là một sự thiệt thòi cho nhu cầu hiểu biết thế giới. Thiên văn cũng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Hiện công nghệ vũ trụ được ứng dụng rộng rãi và trở thành một bộ phận có vai trò chủ đạo đối với chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Các công nghệ như: vệ tinh viễn thám, vệ tinh địa tĩnh… đã giúp thay đổi toàn cảnh thế giới và được ứng dụng vào các lĩnh vực quân sự, thông tin, môi trường. Ngoài ra, kiến thức thiên văn được phổ biển rộng rãi cũng giúp ngăn chặn mê tín dị đoan.
Nhằm quảng bá ngành khoa học thiên văn ở Việt Nam, ĐHQGHN thông qua GS Nguyễn Quang Riệu (Giám đốc nghiên cứu CNRS, Đài thiên văn Paris), đã trao đổi hợp tác với Đại học Paris 6 và Đài thiên văn Paris từ nhiều năm trước. Sự hợp tác này bao gồm tổ chức các khóa học về vật lý thiên văn và vật lý môi trường tại ĐHQGHN, nhưng tham gia giảng dạy là các giáo sư đến từ các trường đại học và trung tâm khoa học lớn của Châu Âu. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác, các trường đại học ở Việt Nam có thể gửi các sinh viên sang theo học tại các trường đại học ở Pháp.
Giáo sư Mai Trọng Nhuận, phó giám đốc ĐHQGHN cho biết: “Chúng tôi liên kết với Đại học Paris 6, Đài thiên văn Paris đã tổ chức thành công nhiều khóa học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, cái nôi của nền đại học Việt Nam”. Giáo sư Trần Nghi, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (ĐHKHTN) cho biết thêm: “Khóa học lần này cung cấp một cách nhìn mới về vũ trụ, sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một hoạt động khoa học bổ ích không chỉ cho các học viên, mà còn gợi mở cho các nhà vật lý, các nhà môi trường các đề tài khoa học và hợp tác quốc tế. Chúng tôi mong muốn xây dựng ĐHKHTN có ngành vật lý thiên văn đứng đầu khu vực”.
Theo Tham tán Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thì “Việt Nam đang ghi danh vào nền khoa học toàn cầu thông qua các hoạt động như thế này”.
Ngay sau khi kết thúc khóa học, trường ĐHKHTN Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Pháp-Việt về Thiên văn vật lý, Vật lý môi trường và Khí hậu học với sự tham gia của các nhà khoa học Pháp. Ngoài việc trình bày các kết quả nghiên cứu mới, hai bên cũng đã trao đổi về hợp tác đào tạo giữa ĐHKHTN Hà Nội và Đại học Paris 6. Vấn đề được hai bên tập trung thảo luận khá sôi nổi là thành lập chuyên ngành thiên văn vật lý tại trường ĐHKHTN Hà Nội, trong đó có việc gửi các cán bộ trẻ sang Pháp đào tạo sau đó trở về làm hạt nhân phát triển sau này.
Theo GS Nguyễn Quang Riệu, chúng ta không nhất thiết phải trang bị những thiết bị đắt tiền, mà công việc cần thiết bây giờ là làm sao xây dựng một cung khoa học, một nhà chiếu hình vũ trụ phục vụ công chúng để phổ biến những tri thức khoa học. Ngoài ra, việc thành lập các câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư cũng là một hoạt động thiết thực có tác dụng quảng bá hiệu quả. Ông cho biết Chính phủ Pháp đã đồng ý tài trợ các thiết bị xây dựng nhà chiếu hình vũ trụ, nhưng ở trong nước vẫn còn gặp “nhiêu khê” từ nhà chức trách nên chưa thể tiến hành. GS Piere Encrenaz, Viện sỹ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Pháp vẫn khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục kiên trì theo đuổi xây dựng một nhà chiếu hình vũ trụ tại Hà Nội”.
Ảnh trên: Sinh viên chuyên đề thiên văn thực tập quan sát
Đức Phường
(Visited 6 times, 1 visits today)