Nhận diện những cường quốc vật lý

Mới đây, Hội Vật lý Anh quốc (Institute of Physics, IOP) 1kết hợp với Thomson Reuters đã làm một báo cáo chi tiết phân tích sản phẩm đầu ra của các nhà nghiên cứu vật lý ở nhiều quốc gia trên thế giới , qua đó cho thấy xếp hạng các cường quốc vật lý trên thế giới đã thay đổi.


“Thị phần” các cường quốc truyền thống đang giảm về số lượng

IOP và Thomson Reuters đã tiến hành thu thập dữ liệu từ các công trình vật lý của các quốc gia từ năm 2001 đến 2010. Các công trình được đưa vào phân tích là các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có bình duyệt (peer-reviewed journals) được xếp hạng (SCI, ISI…), hoặc các hội nghị có phản biện uy tín với các trọng số khác nhau. Trong các tạp chí có bình duyệt, các ấn phẩm trong danh mục ISI được tính trọng số cao nhất. Chỉ số NCI cuối cùng được tính dựa trên tổng số trích dẫn của các bài và chuẩn hóa trên đầu bài báo. Từ đây, một báo cáo khá chi tiết đã được phân tích cho thấy diện mạo thực sự của nền vật lý Anh quốc và các quốc gia khác.

Sự suy giảm “thị phần” ở các “ông lớn” khoa học là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác, mà đứng đầu là Trung Quốc (với việc tỉ lệ bài báo từ 8,2% năm 2001 đã tăng lên tới 18,6% năm 2010), cùng với Hàn Quốc, Canada, và Ấn Độ.

Nếu như năm 2001, toàn Vương quốc Anh công bố 5484 công trình trong lĩnh vực vật lý, thì con số này năm 2010 chỉ lên tới 6240, tức là chỉ tăng 13,8%, và chỉ chiếm có 6,4% tổng số công trình của toàn thế giới (năm 2001 số bài báo của Anh chiếm 7,1% thế giới). Trong khi đó, Hoa Kỳ luôn ở vị trí dẫn đầu về tổng số công trình khoa học, nhưng cũng giảm “thị phần” bài báo từ 25,0% toàn thế giới (năm 2001) xuống 22,0% năm 2010. Các cường quốc khoa học khác là Đức, Nhật, Pháp cũng theo xu thế này, với việc suy giảm “thị phần” ấn phẩm khoa học từ năm 2001 cho đến 2010. Sự suy giảm “thị phần” ở các “ông lớn” khoa học là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác, mà đứng đầu là Trung Quốc (với việc tỉ lệ bài báo từ 8,2% năm 2001 đã tăng lên tới 18,6% năm 2010), cùng với Hàn Quốc, Canada, và Ấn Độ. Một cường quốc vật lý trong quá khứ là Nga cũng trong tình trạng tương tự như các ông lớn Anh, Mỹ với việc tỉ lệ bài báo suy giảm liên tục từ năm 2001 (9,5%) đến 2010 (7,3%).

Theo xu thế này, Trung Quốc được dự đoán là có khả năng vượt Hoa Kỳ về tổng số bài báo công bố trong tương lai gần. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất số lượng, không nói lên chất lượng bài báo và thực lực của nền vật lý. Bởi một lẽ số lượng bài báo xuất bản của một quốc gia cũng phụ thuộc vào số lượng các nhà nghiên cứu (con số này của Trung Quốc chắc chắn hơn đứt nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, Hàn Quốc…). Ngoài ra, trong các nghiên cứu thống kê gần đây [2], có một tỉ lệ bài báo rất lớn từ Trung Quốc không hề được trích dẫn, và được xuất bản trên các tạp chí phát hành bởi chính Trung Quốc (xuất bản tại các nhà xuất bản lớn, nhưng do TQ phát hành, và được đánh giá chỉ số ảnh hưởng) nhưng chất lượng và uy tín của các tạp chí này không được đánh giá cao. Có nghĩa là chất lượng các công bố khoa học đến từ Trung Quốc được xem là thấp.

Diện mạo thật của các nền vật lý

Để có một đánh giá chính xác hơn, chỉ số ảnh hưởng trung bình của các bài báo được đưa ra dựa trên tổng số trích dẫn và chuẩn hóa trên đầu bài báo. Chỉ số này dược gọi là normallised citation impact (NCI)[3]. Đến đây, diện mạo thật sự của các nền vật lý đã được lộ diện và quốc gia nào thực sự là “ông hoàng vật lý” đã được điểm mặt.


Hệ số ảnh hưởng trích dẫn chuẩn hóa (normallised citation impact) của một số quốc gia 2001-2010 (Nguồn: IOP & Evidence, Thomson Reuters).

Hoa Kỳ là nước đang giữ số lượng công bố khoa học nhiều nhất với 22% các công trình khoa học toàn thế giới, tiếp theo là Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ với 18,6%, xếp tiếp theo là Đức (10,5%), Nhật Bản (9,6%), Pháp (7,6%), Nga (7,3%), Vương quốc Anh (6,4%), Hàn Quốc (4,8%)… Nhưng đó chỉ là những con số mang tính chất “số lượng”, còn về chất lượng và sự ảnh hưởng của các công trình thì Canada và Anh quốc đã soán ngôi của Hoa Kỳ và Trung Quốc để trở thành những quốc gia đứng đầu theo chỉ số NCI.

Với chỉ số này, quốc gia rộng lớn thứ hai thế giới nhưng chỉ có gần 35 triệu dân là Canada cùng với Anh quốc ở vị trí đứng đầu bảng về chỉ số NCI (Canada là 1,75 còn Anh quốc là 1,72). Thống kê trong mười năm cũng cho thấy chỉ số này của Canada và Anh quốc liên tục vươn lên một cách mạnh mẽ, từ chỗ đứng dưới Hoa Kỳ, đã vượt lên trên Hoa Kỳ từ năm 2008. Thậm chí đến năm 2010, Đức cũng vượt trên Hoa Kỳ về chỉ số này để đứng thứ 3 sau Canada và Anh quốc.  Xếp tiếp theo là các quốc gia Italia, Pháp, Brazil và Nhật Bản. Một bất ngờ lớn là Brazil đã cải thiện mạnh mẽ chất lượng các công trình nghiên cứu để đạt hệ số NCI vượt trên Nhật, lọt vào hàng ngũ các quốc gia có chỉ số NCI tốt nhất. Trong các quốc gia có chất lượng công trình vật lý tốt nhất, còn có Hàn Quốc, và một cường quốc trong quá khứ là Nga đứng cuối cùng sau họ. Tuy nhiên, chỉ số này của Nga hầu như không được cải thiện đáng kể trong suốt 10 năm, thậm chí đang có xu hướng bị suy giảm mạnh do sự chảy máu chất xám và bỏ rơi khoa học. Thời đại của các nhà vật lý vĩ đại như Landau, Kapisa… đã lùi xa và nền vật lý Nga giờ đây đang đối mặt với sự tụt hậu.

Chỉ số NCI của Trung Quốc thấp nhất trong số 12 quốc gia được thống kê (trong 10 năm chỉ dao động quanh 0,66), thấp hơn cả quốc gia láng giềng Ấn Độ (0,75) và một cường quốc nhỏ bên cạnh là Hàn Quốc (0,79). Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đã bị tụt xa khỏi nhóm các nước có nền vật lý tốt nhất trên thế giới.

Và chỉ số này cũng cho thấy một bộ mặt thật của nền vật lý Trung Quốc. Chỉ số NCI của Trung Quốc thấp nhất trong số 12 quốc gia được thống kê (trong 10 năm chỉ dao động quanh 0,66), thấp hơn cả quốc gia láng giềng Ấn Độ (0,75) và một cường quốc nhỏ bên cạnh là Hàn Quốc (0,79), và cũng tương tự. Trong báo cáo này không thống kê chi tiết của nhiều quốc gia có nền khoa học phát triển khác ở Châu Âu (ví dụ như Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan…) hoặc một cường quốc kinh tế khác là Australia nhưng các thống kê gần đây của nhiều tổ chức khoa học độc lập đều cho thấy các quốc gia này có chất lượng nghiên cứu đều tốt hơn nhiều so với Trung Quốc và Nga. Có nghĩa là cả Nga và Trung Quốc đều đã bị tụt xa khỏi nhóm các nước có nền vật lý tốt nhất trên thế giới.

Anh huy động được nguồn đầu tư dồi dào ngoài chính phủ cho nghiên cứu

Sự vươn lên mạnh mẽ của Anh cho thấy các chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ của quốc gia này đang đi đúng hướng. Trong nhiều năm gần đây, Anh bị cho là “bỏ rơi” công nghiệp để phát triển các ngành tài chính và dịch vụ. Nhưng trên thực tế, Anh quốc chưa bao giờ rơi khỏi tốp những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến nhất. Ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ trực tiếp từ chính phủ Anh thuộc hàng thấp so với nhóm các nước phát triển (1,82% GDP năm 2010), nhưng nước Anh đã huy động được một lượng đầu tư khổng lồ từ khối ngoài chính phủ dành cho nghiên cứu. Theo báo cáo gần đây[4] từ Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh (Science and Technology Committee, House of Commons), kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển ở Anh bao gồm 29,5% từ nguồn đầu tư trực tiếp của chính phủ (so với Mỹ là 2,77% ngân sách cho khoa học và 27% từ chính phủ), và phần còn lại (70,5%) đến từ các công ty và tập đoàn lớn Trên thực tế thì con số 29,5% ngân sách chính phủ thường không được sử dụng hết cho thấy các nhà khoa học Anh có vẻ “chuộng” nguồn tài trợ từ ngoài chính phủ hơn. Với số lượng kinh phí không phải là quá lớn, nhưng khoa học nước Anh lại đạt được hiệu suất cao nhất thế giới, với số lượng đầu ra tính trên bình quân một nhà nghiên cứu vượt trên các nước phát triển khác là Mỹ, Đức, Nhật (và tất nhiên là vượt xa Trung Quốc).

Cũng trong báo cáo này của Hội Vật lý, một ngành công nghệ mũi nhọn khác của Anh quốc là kỹ thuật không gian (space engineering) cũng đang vươn lên một cách mạnh mẽ với việc chia 18,9% tổng số công bố khoa học toàn thế giới, và đang đà tăng mạnh mẽ trong 10 năm qua. Nhìn sang quốc gia láng giềng Trung Quốc, dù bị thế giới đánh giá thấp về chất lượng khoa học, nhưng có thể thấy họ cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trong “lượng” để chạy đua với các quốc gia phát triển. Với vị thế một nền khoa học còn rất thấp so với thế giới, nhưng lại có một lực lượng các nhà nghiên cứu đông đảo không kém gì các nước phát triển, có lẽ các nhà vật lý Việt Nam cũng nên có đôi chút “chạnh lòng” vì trước sự “giẫm chân tại chỗ” của nền vật lý nước nhà và chưa thể để lại chút dấu ấn nào với thế giới.
—————–

[1] Bibliometric evaluation and international benchmarking of the UK’s physics research, có thể tìm thấy tại địa chỉ: http://www.iop.org/publications/iop/2012/page_53959.html

[4] International Comparative Performance of the UK Research Base – 2011, A report prepared for the Department of Business, Innovation and Skills. http://www.bis.gov.uk/assets/biscore/science/docs/i/11-p123-international-comparative-performance-uk-research-base-2011

Tác giả

(Visited 8 times, 1 visits today)