Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh nhân tạo lên Mặt Trăng
Vệ tinh SILENE của Nhật chuẩn bị phóng vào tháng 8 tới để thực hiện chiến dịch thám hiểm mặt trăng và nghiên cứu nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của thiên thể này.
Nhưng thám hiểm mặt trăng chỉ là một phần chiến dịch. Mục tiêu tiếp theo của Nhật Bản là đuổi kịp Trung Quốc, một cường quốc mới trong cuộc đua chinh phục không gian ở châu Á.
Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tuyên bố dự án SILENE là chiến dịch thám hiểm mặt trăng lớn nhất kể từ sau chương trình Apollo của Mỹ, với nhiệm vụ đặt một vệ tinh nhân tạo mẹ trên quỹ đạo mặt trăng ở độ cao 90 km và triển khai hai vệ tinh con đối nhau trên quỹ đạo. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu thu được từ các vệ tinh để nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của mặt trăng.
“Chiến dịch này bao gồm việc quan sát toàn bộ mặt trăng, chứ không phải một phần của nó. Đó là một kế hoạch đầy hoài bão”, Satoki Kurokawa, người phát ngôn của JAXA, phát biểu.
Đây là một bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục không gian của Nhật, bao gồm việc đổ bộ robot lên mặt trăng, và tiến xa hơn nữa là mang theo phi hành gia. Để thu hút sự chú ý của công chúng, JAXA còn thực hiện chương trình “ước mơ trên mặt trăng” cho phép mọi người gửi những thông điệp ngắn lên mặt trăng thông qua vệ tinh này.
Nhật Bản đã trở thành nước đứng đầu ở châu Á sau khi phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1972. Hiện nay, Nhật đang phải cạnh tranh để duy trì vị trí của mình với những đối thủ chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong khi Trung Quốc đạt nhiều thành công vang dội trong lĩnh vực này gần đây, thì Nhật Bản lại gặp nhiều thất bại. Tháng trước, một trong bốn vệ tinh gián điệp của Nhật bị trục trặc do lỗi kỹ thuật, gây tổn thất nhiều triệu đôla. Một chiến dịch tới sao Hỏa của Nhật Bản cũng đã bị đổ vỡ hai năm trước sau khi vệ tinh của họ bị lệch khỏi quỹ đạo.
Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tuyên bố dự án SILENE là chiến dịch thám hiểm mặt trăng lớn nhất kể từ sau chương trình Apollo của Mỹ, với nhiệm vụ đặt một vệ tinh nhân tạo mẹ trên quỹ đạo mặt trăng ở độ cao 90 km và triển khai hai vệ tinh con đối nhau trên quỹ đạo. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu thu được từ các vệ tinh để nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của mặt trăng.
“Chiến dịch này bao gồm việc quan sát toàn bộ mặt trăng, chứ không phải một phần của nó. Đó là một kế hoạch đầy hoài bão”, Satoki Kurokawa, người phát ngôn của JAXA, phát biểu.
Đây là một bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục không gian của Nhật, bao gồm việc đổ bộ robot lên mặt trăng, và tiến xa hơn nữa là mang theo phi hành gia. Để thu hút sự chú ý của công chúng, JAXA còn thực hiện chương trình “ước mơ trên mặt trăng” cho phép mọi người gửi những thông điệp ngắn lên mặt trăng thông qua vệ tinh này.
Nhật Bản đã trở thành nước đứng đầu ở châu Á sau khi phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1972. Hiện nay, Nhật đang phải cạnh tranh để duy trì vị trí của mình với những đối thủ chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong khi Trung Quốc đạt nhiều thành công vang dội trong lĩnh vực này gần đây, thì Nhật Bản lại gặp nhiều thất bại. Tháng trước, một trong bốn vệ tinh gián điệp của Nhật bị trục trặc do lỗi kỹ thuật, gây tổn thất nhiều triệu đôla. Một chiến dịch tới sao Hỏa của Nhật Bản cũng đã bị đổ vỡ hai năm trước sau khi vệ tinh của họ bị lệch khỏi quỹ đạo.
Bùi Thắng (theo CNN)
(Visited 3 times, 1 visits today)