Nhện và ớt cũng có điểm chung
Nhìn bề ngoài, loài nhện đen nhiệt đới và quả ớt chả có gì giống nhau. Nhưng việc tiếp xúc cả với 2 loài sinh vật này đều gây ra một cảm giác đau đớn tương tự.
Các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra rằng cả 2 loài đều sử dụng chung một chiến thuật để xua đuổi kẻ thù bằng cách gây đau.
Nọc độc của nhện đen Psalmopoeus cambridgei, sống ở Trinidad và Tobago, chứa chất độc kích hoạt cảm thụ quan gây đau trên tế bào thần kinh khắp ở cơ thể, cũng giống như ớt. Ở cây ớt, tác nhân chính gây cay là capsaicin.
“Chúng tôi đã xác định được một cơ chế mới mà nọc độc của nhện tạo ra cơn đau, và nó cũng tương tự như cơ chế mà cây ớt sử dụng để tạo ra cảm giác tương tự”, nhà sinh vật học phân tử David Julius nói.
Điều này cho thấy cả hai loài nhện và ớt đã phát triển một cơ chế tương tự để chống đỡ kẻ thù.
Khi Julius và cộng sự đã thử nghiệm nọc độc nhện trên tế bào chứa cảm thụ quan gây đau. Nó tạo ra phản ứng, còn trên tế bào không có cảm thụ quan thì không phản ứng gì.
Các nhà nghiên cứu cũng phân lập 3 hợp chất từ nọc độc của nhện. Khi các chất này được đắp lên móng chuột, những con chuột có cảm thụ quan bị đau và sưng. Nhưng chuột không có cảm thụ quan đó thì không phản ứng gì.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các loài nhện khác cũng có cơ chế tự vệ tương tự.
Nọc độc của nhện đen Psalmopoeus cambridgei, sống ở Trinidad và Tobago, chứa chất độc kích hoạt cảm thụ quan gây đau trên tế bào thần kinh khắp ở cơ thể, cũng giống như ớt. Ở cây ớt, tác nhân chính gây cay là capsaicin.
“Chúng tôi đã xác định được một cơ chế mới mà nọc độc của nhện tạo ra cơn đau, và nó cũng tương tự như cơ chế mà cây ớt sử dụng để tạo ra cảm giác tương tự”, nhà sinh vật học phân tử David Julius nói.
Điều này cho thấy cả hai loài nhện và ớt đã phát triển một cơ chế tương tự để chống đỡ kẻ thù.
Khi Julius và cộng sự đã thử nghiệm nọc độc nhện trên tế bào chứa cảm thụ quan gây đau. Nó tạo ra phản ứng, còn trên tế bào không có cảm thụ quan thì không phản ứng gì.
Các nhà nghiên cứu cũng phân lập 3 hợp chất từ nọc độc của nhện. Khi các chất này được đắp lên móng chuột, những con chuột có cảm thụ quan bị đau và sưng. Nhưng chuột không có cảm thụ quan đó thì không phản ứng gì.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các loài nhện khác cũng có cơ chế tự vệ tương tự.
M.T. (theo Reuters)
(Visited 1 times, 1 visits today)