Nhiều loại chuột là của quý
Nói đến chuột ta đều thấy sợ hãi. Chuột gây hại lớn cho mùa màng, phá hủy quần áo, sách vở, làm ô nhiễm thức ăn và nhất là làm truyền lan những mầm bệnh nguy hiểm như bọ chét mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Nhưng lại có những loài chuột giúp ích rất lớn cho y học. Đó là các động vật thực nghiệm lý tưởng để tiến hành các thực nghiệm có liên quan đến mạng sống của con người.
Phổ biến la loài chuột trắng dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm y học và sinh học được tạo ra từ loài chuột nâu có tên khoa học là Rattus norvegicus (Berkenhout, 1769) thuộc phân họ Murinae, họ Muridae.. Loài chuột này được tạo ra tại Viện Wistar vào năm 1906 bởi nhóm các nhà khoa học Henry Donaldson, Milton J. Greenman và Helen Dean King. Vì thế trong tiếng Anh loài này còn được gọi bằng cái tên Wistar rat. Cơ thể trưởng thành của loài này nặng 250-300g (con cái) và 450-520g (con đực). Trong điều kiện nuôi dưỡngloài này có thể sống 2,5-3,5 năm. Loài chuột thí nghiệm phổ biến thứ hai là Chuột lang (Guinea pig), tên khoa học là Cavia porcellus (Erxleben, 1777) thuộc phân họ Caviinae, họ Caviidae. Loài chuột thí nghiệm thứ ba chính là C nhà – Mus musculus Linnaeus, 1758.
Thành phần máu chuột gần giống như máu người, trung bình chuột cống trắng có trên 1 triệu hồng cầu và 9.700 bạch cầu, do đặc tính này, một số loài chuột được dùng làm đối tượng thực nghiệm trong y học. Đó là các loài chuột lang, chuột cống trắng và chuột nhắt trắng, chuột nâu. Năm 1895, tại Đại học Clark (Hoa Kỳ) người ta sử dụng chuột làm mô hình nghiên cứu sinh lý học. Qua nhiều năm sau chuột thực nghiệm đã được chọn lọc và nuôi dưỡng theo những quy trình nghiêm ngặt . Mục tiêu chính là qua chuột thực nghiệm để hiểu rõ hơn về bản chất của di truyền, của bệnh tật cũng như về hiệu quả hoặc các tác động xấu của dược phẩm đối với cơ thể sinh vật.Chuột thực nghiệm giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu tâm lý học và các quá trình tư duy Trí nhớ của chuột thật đáng ngạc nhiên. Chúng biết rút kinh nghiệm và hết sức khôn khéo. Tôi đã có dịp đến thăm phòng thí nghiệm sinh lý học của GS. Nguyễn Văn Chuyển ở Tokyo (Nhật Bản). Ông đã cho tôi xem các thí nghiệm thử dùng các thức ăn đặc biệt hoặc dược phẩm để làm tăng trí nhớ của chuột.
Loài Chuột nâu (brown rat, common rat, Norway rat, Norwaegian, wharf) có tên khoa học là Rattus norvegicus là loài phổ biến rất rộng rãi trên thế giới. Năm 1769 John Berkenhout đăt ra cái tên khoa học này vì tưởng rằng chúng được xâm nhập vào Anh từ Na Uy (thật ra khi đó loài chuột này không có ở Na Uy mà nhập vào Anh từ Đan Mạch). Người ta cho rằng nguồn gốc của chúng từ miền Bắc Trung Quốc . Từ loài này người ta chọn ra các chủng Chuột trắng thích hợp để nuôi làm động vật thực nghiệm mô hình phục vụ nghiên cứu y học và sinh học. Khi nghiên cứu về di truyền thì chuột Rattus (rats) tốt hơn là Mus (mouse, số nhiều là mice).
Chuột nhắt (Mice) cũng rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm y học và sinh lý học, tâm lý học vì chúng là loài thú có tính đồng đẳng cao với người. Genome của mice cũng đã được giải trình tự đầy đủ và trên nhiều mức độ rất giống với người. Chúng cũng là động vật thực nghiệm mô hình phổ biến như Rats. Chuột nhắt nhỏ bé, nuôi ít tốn kém lại sinh sản nhanh. Nhièu thế hệ chuột nhắt có thể theo dõi trong một thời gian ngắn. Đáng tiếc là nhiều loài chuột nhắt hay bị biến đổi
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Pháp đã nhân bản (cloning) thành công phiên bản của một số chuột cống trắng (rat), cả đực và cái. Đây là loài động vật máu nóng được sinh sản vô tính sau cừu, chuột nhắt (mouse), gia súc, dê, lợn, mèo, la và ngựa.Thành công này sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu bệnh tật ở người, bằng cách tạo ra các con vật mang bệnh giống người. Chuột được sử dụng để nghiên cứu bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và một số loại rối loạn thần kinh. Thành công này mở đường choi việc thay thế các gen cần thiết để tạo ra các mô hình tương ứng về bệnh tật ở người và sau đó tìm cách điều trị các bệnh này.
Chuột nhắt thuần chủng Swiss cũng thường được dùng để gây viêm rồi thử tác dụng chống viêm của một số loại enzim. Việc thử nghiệm các dược phẩm khác trên chuột thực nghiệm cùng dựa trên các phương pháp tương tự. Ví dụ việc thử nghiệm thuốc chống sốt rét sản xuất trong nước là Dihydroartemisinin-piperaquin trên chuột được nhiễm ký sinh trùng sốt rét đã cho hiệu quả rất tốt.Thực nghiệm trên chuột cống trắng và chuột nhắt đã chứng minh được Đan Sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim, chứng minh được thuốc có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.Việc thiết lập mẫu nghiên cứu sinh lý tim dưới tác dụng của Estrogen cũng đã được thực hiện thành công trên chuột nhắt (mice). Việc thử nghiệm hiệu lực và tính an toàn các loại vắc xin không thể thiếu được quá trình tiến hành trên chuột thực nghiệm và các động vật thực nghiệm khác…
Tiên phong trong trị bệnh
Một nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: một lô chuột nhắt trắng bị chiếu xạ với liều 900R. Thông thường, lô chuột này sẽ chết sau 6 ngày; nhưng nếu được tiêm tế bào gốc, chuột có thể sống tới một tháng. Đó là kết quả thí nghiệm mới nhất của nhóm nghiên cứu do GS.TS Nguyễn Mộng Hùng đứng đầu. “Trước đó chúng tôi đã phân lập, nhân nuôi và duy trì tế bào gốc phôi chuột được 4 tuần. Từ một vài chục tế bào gốc ban đầu, chúng tôi đã nhân lên được hàng vạn tế bào”- GS Hùng cho biết. Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã phân lập và nhân nuôi đạt đến mật độ 106 tế bào /ml, sau đó họ tiêm dung dịch có tế bào gốc này vào ven đuôi chuột. Tia R phá hủy các chức năng sinh học, đặc biệt các tế bào máu và mô tạo máu. Nhưng tế bào gốc được tiêm vào chuột đã có tác dụng phục hồi mô máu”- GS Hùng giải thích. “Khi tủy xương bị tổn thương thì lách tham gia vào quá trình tạo máu, thay thế một phần chức năng của tủy xương. Với lô chuột được tiêm tế bào gốc, chúng tôi đã thấy sự thay đổi cấu trúc hiển vi của mô lách – các tế bào gốc phôi đã thực sự biệt hóa thành các tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc là những tế bào cơ sở cho tất cả các cơ quan, mô và tế bào trong cơ thể. Chúng giống như những con chíp vi tính còn trắng, có thể được đặt chương trình để thực hiện một số nhiệm vụ chuyên hóa nào đó. Trong điều kiện thích hợp, tế bào gốc bắt đầu phát triển thành các mô và cơ quan chuyên hóa. Đặc tính này khiến tế bào gốc trở thành lĩnh vực đầy hứa hẹn trong việc cung cấp các tế bào cho điều trị bệnh suy giảm chức năng, như alzheimer, ung thư, parkinson, tiểu đường typ I, các bệnh về tim mạch…”
Chuột nhắt thuần chủng Swiss cũng thường được dùng để gây viêm rồi thử tác dụng chống viêm của một số loại enzim. Việc thử nghiệm các dược phẩm khác trên chuột thực nghiệm cùng dựa trên các phương pháp tương tự. Ví dụ việc thử nghiệm thuốc chống sốt rét sản xuất trong nước là Dihydroartemisinin-piperaquin trên chuột được nhiễm ký sinh trùng sốt rét đã cho hiệu quả rất tốt. Thực nghiệm trên chuột cống trắng và chuột nhắt đã chứng minh được Đan Sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim, chứng minh được thuốc có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy. Chuột được biến đổi gen nhờ kỹ thuật di truyền được gọi là Knockout mouse. Vì chuột thực nghiệm có nhiều đặc điểm sinh lý học gần gũi với cơ thể người cho nên đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu phục vụ y học.
Con chuột knockout đầu tiên đã đươc tạo ra bởi Mario R. Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies trong khoảng thời gian 1987-1989. Công trình này vừa được nhận giải thưởng Nobel năm 2007. Thành tựu về công nghệ này được đăng ký trong Lexicon Pharmacenticalds và cũng được nhận bằng phát minh tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.Rất nhiều chuột knockout đã được sử dụng có hiệu quả để làm mô hình nghiên cứu các bệnh ung thư, tiểu đường, liệt rung (Parkinson), béo phì, viêm khớp, u uất,…. Các con chuột mang gen tái tổ hợp này còn là hết sức cần thiết để đánh giá các dược phẩm và các liệu pháp điều trị . Nhiều chủng chuột knockout rất nổi tiếng, chẳng hạn như chuột p53 dùng để nghiên cứu ức chế ung thư, chuột Methuselah dùng để nghiên cứu việc kéo dài tuổi thọ, chuột Frantic dùng để nghiên cứu một số bệnh tâm thần…