Những con đường La Mã đặt nền tảng cho sự thịnh vượng thời hiện đại
Ngay cả khi đã tồn tại hơn 2.000 năm kể từ khi những mạng lưới đường La Mã cổ đại được xây dựng, vẫn có những kết nối rõ ràng giữa các tuyến đường này và sự thịnh vượng ngày nay. Trong một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tầm quan trọng của mạng lưới đường xá La Mã trong việc duy trì hoặc làm giảm sự thịnh vượng qua nhiều thế kỷ.
Các mạng lưới đường xá La Mã là những công trình gây ấn tượng, trong thời kỳ đỉnh cao, hệ thống này dài tới 80.000 ki lô mét. Chúng được xây dựng không phải vì những lý do kinh tế mà là để những cánh quân di chuyển tới rất nhiều khu vực khác nhau của đế chế 1. Người ta không mấy quan tâm đến hệ thống đường cũ hơn hoặc nối đến các làng xã ở dọc bên đường. Dẫu vậy thì những con đường La Mã cuối cùng cũng được sử dụng cho thương mại, vận tải và dần trở thành mối kết nối giữa các thị trường buôn bán mới nổi và đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tìm hiểu tầm quan trọng của các con đường La Mã cổ đại như những kênh chuyển giao sự thịnh vượng, để hiểu sâu hơn tại sao những nơi từng phát đạt 2000 năm trước lại có xu hướng đem lại thịnh vượng kinh tế lớn hơn cho đến tận ngày nay.
Đóng góp vào sự tập trung của các đô thị
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thêm các bản đồ mạng lưới đường xá của đế chế La Mã vào các bức ảnh vệ tinh chứng tỏ cường độ ánh sáng vào đêm – một cách chứng tỏ hoạt động kinh tế ở các vùng địa lý. Sau đó họ phân chia bản đồ vào một lưới, mỗi ô đo đạc các con đường La Mã và so sánh nó với cơ sở hạ tầng, mật độ dân số và hoạt động kinh tế ngày nay.
“Kể từ đó đã có nhiều thứ xảy ra, rất nhiều thứ đã phải thích ứng với các hoàn cảnh hiện đại. Nhưng ngạc nhiên là kết quả chính của chúng tôi là các con đường La Mã đã có đóng góp với sự tập trung của các thành phố và hoạt động kinh tế dọc theo chúng, ngay cả khi chúng đã không còn hữu dụng và được các con đường mới bao phủ”, Ola Olsson, giáo sư kinh tế trường Kinh doanh, kinh tế và luật tại trường đại học Gothenburg, và là một trong số các tác giả nghiên cứu, cho biết.
Một câu hỏi quan trọng về nguyên nhân và kết quả trong nghiên cứu này là liệu việc người La Mã xây dựng những con đường ở các khu vực có các hoạt động kinh tế nhộn nhịp hay liệu những con đường đó đem lại sự tăng trưởng kinh tế cho nó.
“Đó là thách thức lớn trong toàn bộ phạm vi nghiên cứu. Điều khiến nghiên cứu này trở nên thú vị là bản thân những con đường đó đã biến mất và sự hỗn độn ở Tây Âu sau sự sụp đô của đế chế La Mã có thể là một cơ hội để tái định hướng các cấu trúc kinh tế. Bất chấp điều đó, mẫu hình đô thị vẫn được giữ lại”, Ola Olsson nói.
Sự phát triển tệ hơn ở phía Đông
Một sự thật khác đã ủng hộ cho những phát hiện của nghiên cứu là những gì diễn ra trong những phần phía Đông của đế chế La Mã, Bắc Phi và Trung Đông, nơi những bánh xe vận chuyển về cơ bản bị cấm trong thế kỷ thứ 4 đến thứ 6 để thay thế bằng các đoàn lữ hành lạc đà. Các con đường La Mã trong vùng này ngày một ít được sự dụng và trở nên hư hỏng. Do đó, tương phản với các phấn phía Tây của vương quốc, những con đường mới không được xây dựng trên những con đường cũ nữa.
“Các con đường trở nên không còn thích hợp và do đó chúng tôi không thấy sự nối tiếp thịnh vượng tương tự ở các nơi. Có thể nói, khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “sự đảo ngược vận may” – nhiều thế kỷ trước khi nền văn minh phát triển, như Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, đã phát triển kinh tế tệ hơn đáng kể so với nhiều quốc gia ở phạm vi ngoài”, Ola Olsson giải thích.
Những đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể đem đến những hệ quả kinh tế lớn trong nhiều thập kỷ và nhiều thế kỷ sau khi chúng được xây dựng như thế nào đóng vai trò quan trọng để hiểu sâu về việc tại sao một số vùng lại phát triển hơn so với vùng khác, Ola Olsson nói. Tuy nhiên những kết quả này cũng có vai trò quan trọng như một nền tảng cho những quyết sách về cơ sở hạ tầng ngày nay.
“Ví dụ ở Thụy Điển, chúng tôi thảo luận về việc xây dựng những tuyến đường sắt mới. Tuyến đường cũ từ thế kỷ 19 đã góp phần quan trọng vào hoạt động kinh tế ở Thụy Điển. Việc xây dựng các tuyến đường sắt mới đang được trao đổi và nếu được thực thi thì người ta có thể chờ đợi đến khả năng đem lại một cú thúc đẩy kinh tế cho một số cộng đồng dân cư”.
Nghiên cứu được xuất bản tại tạp chí Journal of Comparative Economics, “Roman roads to prosperity: Persistence and non-persistence of public infrastructure” 2.
Thanh Hương tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2022-11-roman-roads-laid-foundation-modern-day.html
https://www.gu.se/en/news/roman-roads-laid-the-foundation-for-modern-day-prosperity
———————————–
1. http://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-con-duong-quan-su-la-ma-co-dai-643/
2. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0147596722000269?via%3Dihub