Nửa kia của người bệnh
Thưa đồng nghiệp, Tôi quả thật không ngạc nhiên khi nhận được phản hồi của đồng nghiệp. Lý do rất đơn giản. Gần ba mươi năm trước, thuở mới ra trường, tôi cũng đã nhiều lần phản ứng quyết liệt với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ, như đồng nghiệp hiện nay. Ngựa non nào lại không háu đá!
Gần ba mươi năm đã trôi qua. Nói nghe như rất lâu. Nhưng trên thực tế lại quá ngắn ngủi. Ba mươi năm dường như không đủ để thầy thuốc kịp hối hận về biết bao sai lầm của chính mình trên con đường giúp người chữa bệnh. Lực nào có thể tòng tâm!
Tôi ngày ấy, cũng như đồng nghiệp hôm nay, cứ tưởng như có thể bật sáng mọi góc tối với ngọn đuốc khoa học. Tôi bây giờ, như tên gọi của chuyên đề hàng tháng trên tạp chí này, chỉ mong gom được chút tia sáng le lói ở cuối đường hầm thăm thẳm của tri thức y học. Thức khuya mới biết đêm dài là thế!
Chắc đồng nghiệp cũng đồng ý, chúng ta, những người học nghề thuốc trên cơ sở khoa học hiện đại, bao giờ cũng có khuynh hướng đặt nặng giá trị vào tiêu chuẩn thực nghiệm. Với chúng ta, y học là khoa học của chính xác, từ chẩn đoán cho đến tiên lượng. Bằng chứng là chúng mình cho thuốc thường dựa trên mg. Nay lại có thêm sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật, từ chụp hình cắt lát cho đến nội soi, thầy thuốc làm sao tránh khỏi phân tâm trước màn hình của máy vi tính? Đúng là chúng ta không sai, từ quy cách lý luận cho đến phương pháp thực hiện. Nhưng nghe qua sao vẫn còn điểm nào đó không thông. Cứ như câu chuyện thần tiên với đoạn kết không có hậu. Bằng chứng là phòng đợi vẫn còn đông nghẹt bệnh nhân! Chúng ta chắc khó có thể tự hào với thành tích “bệnh viện quá tải”! Nhưng tại sao lại thế khi ngành y của chúng mình đang tự hào với những bước tiến nhảy vọt?!
Phải rồi, vì chúng ta thường bỏ sót một điểm quan trọng trong tiến trình suy luận: Người bệnh! Đó không chỉ là một tập thể tế bào chồng xếp lên nhau và vận hành dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa…, như chúng ta đã học nhiều năm trên ghế nhà trường. Phía sau, bên cạnh, chung quanh mỗi người bệnh rõ ràng có đó chiếc bóng tư duy tuy lúc mờ lúc tỏ, nhưng bao trùm người bệnh. Hình với bóng tuy một mà hai. Biết là không hình sao có bóng. Nhưng trong nhiều trường hợp, bóng lại lớn, lại rõ hơn hình. Đó chính là nguyên nhân, tại sao nhiều bệnh chứng phức tạp vô cùng nếu trong cơ chế bệnh lý có thêm bàn tay phá hoại ngấm ngầm của yếu tố tâm lý. Đó cũng chính là lý do, tại sao ngành tâm lý học cần được phát triển song song với tất cả chuyên khoa của nghề làm thuốc. Nếu tưởng thầy thuốc quen động dao động kéo trong phòng mổ nên không cần hiểu đến tâm tình, cảm xúc của người bệnh thì lầm.
Đã nhiều năm lắm rồi, chỉ nói riêng ở nước ta, bệnh tâm thể không được chú trọng đúng mức. Đó là điều đương nhiên vì bối cảnh của nền y tế trong một nước đang phát triển, khi thầy thuốc phải tất bật lo toan trăm bề vì mối đe dọa của bệnh cấp tính. Hoàn cảnh đó nay đã thay đổi để thầy thuốc trong nước phải bất ngờ đối đầu với cục diện mới, với những căn bệnh thời đại, với nhiều bệnh chứng nghiêm trọng gắn liền với yếu tố tâm lý của người bệnh. Sẽ không còn quá lâu để bệnh tim vì trầm uất, để tiểu đường do căng thẳng thần kinh, để dị ứng vì phân liệt cá tính… và còn nhiều nữa trở thành đề tài nóng bỏng, nóng đến bỏng tay nhiều thầy thuốc chưa kịp thích ứng với nhu cầu cấp bách của người bệnh trong những tháng ngày trước mặt. Đã đến lúc nhà điều trị không được phép cúi xuống toa thuốc quá sớm, mà phải nhìn người bệnh lâu hơn, phải nghe người bệnh kỹ hơn, để nhận ra nửa kia của người bệnh, một nửa rất mông lung, rất phức tạp nhưng là một nửa không thể tách rời trong mỗi người bệnh, trong mỗi tổng thể cá biệt.
Thầy thuốc, cho dù chịu ảnh hưởng của trường phái nào cũng thế, hiện nay không còn có thể quay đầu nhắm mắt trước một sự thật không thể chối cãi. Liệu pháp, dù dưới bất cứ hình thức nào, dù vì mục tiêu nào bất kỳ, chắc chắn xa rời tính toàn diện, nếu nhà điều trị bỏ quên nửa kia của người bệnh. Trừ khi thầy thuốc tự đánh lừa bằng cách chối bỏ chính nửa kia của thầy thuốc.
Tôi ngày ấy, cũng như đồng nghiệp hôm nay, cứ tưởng như có thể bật sáng mọi góc tối với ngọn đuốc khoa học. Tôi bây giờ, như tên gọi của chuyên đề hàng tháng trên tạp chí này, chỉ mong gom được chút tia sáng le lói ở cuối đường hầm thăm thẳm của tri thức y học. Thức khuya mới biết đêm dài là thế!
Chắc đồng nghiệp cũng đồng ý, chúng ta, những người học nghề thuốc trên cơ sở khoa học hiện đại, bao giờ cũng có khuynh hướng đặt nặng giá trị vào tiêu chuẩn thực nghiệm. Với chúng ta, y học là khoa học của chính xác, từ chẩn đoán cho đến tiên lượng. Bằng chứng là chúng mình cho thuốc thường dựa trên mg. Nay lại có thêm sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật, từ chụp hình cắt lát cho đến nội soi, thầy thuốc làm sao tránh khỏi phân tâm trước màn hình của máy vi tính? Đúng là chúng ta không sai, từ quy cách lý luận cho đến phương pháp thực hiện. Nhưng nghe qua sao vẫn còn điểm nào đó không thông. Cứ như câu chuyện thần tiên với đoạn kết không có hậu. Bằng chứng là phòng đợi vẫn còn đông nghẹt bệnh nhân! Chúng ta chắc khó có thể tự hào với thành tích “bệnh viện quá tải”! Nhưng tại sao lại thế khi ngành y của chúng mình đang tự hào với những bước tiến nhảy vọt?!
Phải rồi, vì chúng ta thường bỏ sót một điểm quan trọng trong tiến trình suy luận: Người bệnh! Đó không chỉ là một tập thể tế bào chồng xếp lên nhau và vận hành dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa…, như chúng ta đã học nhiều năm trên ghế nhà trường. Phía sau, bên cạnh, chung quanh mỗi người bệnh rõ ràng có đó chiếc bóng tư duy tuy lúc mờ lúc tỏ, nhưng bao trùm người bệnh. Hình với bóng tuy một mà hai. Biết là không hình sao có bóng. Nhưng trong nhiều trường hợp, bóng lại lớn, lại rõ hơn hình. Đó chính là nguyên nhân, tại sao nhiều bệnh chứng phức tạp vô cùng nếu trong cơ chế bệnh lý có thêm bàn tay phá hoại ngấm ngầm của yếu tố tâm lý. Đó cũng chính là lý do, tại sao ngành tâm lý học cần được phát triển song song với tất cả chuyên khoa của nghề làm thuốc. Nếu tưởng thầy thuốc quen động dao động kéo trong phòng mổ nên không cần hiểu đến tâm tình, cảm xúc của người bệnh thì lầm.
Đã nhiều năm lắm rồi, chỉ nói riêng ở nước ta, bệnh tâm thể không được chú trọng đúng mức. Đó là điều đương nhiên vì bối cảnh của nền y tế trong một nước đang phát triển, khi thầy thuốc phải tất bật lo toan trăm bề vì mối đe dọa của bệnh cấp tính. Hoàn cảnh đó nay đã thay đổi để thầy thuốc trong nước phải bất ngờ đối đầu với cục diện mới, với những căn bệnh thời đại, với nhiều bệnh chứng nghiêm trọng gắn liền với yếu tố tâm lý của người bệnh. Sẽ không còn quá lâu để bệnh tim vì trầm uất, để tiểu đường do căng thẳng thần kinh, để dị ứng vì phân liệt cá tính… và còn nhiều nữa trở thành đề tài nóng bỏng, nóng đến bỏng tay nhiều thầy thuốc chưa kịp thích ứng với nhu cầu cấp bách của người bệnh trong những tháng ngày trước mặt. Đã đến lúc nhà điều trị không được phép cúi xuống toa thuốc quá sớm, mà phải nhìn người bệnh lâu hơn, phải nghe người bệnh kỹ hơn, để nhận ra nửa kia của người bệnh, một nửa rất mông lung, rất phức tạp nhưng là một nửa không thể tách rời trong mỗi người bệnh, trong mỗi tổng thể cá biệt.
Thầy thuốc, cho dù chịu ảnh hưởng của trường phái nào cũng thế, hiện nay không còn có thể quay đầu nhắm mắt trước một sự thật không thể chối cãi. Liệu pháp, dù dưới bất cứ hình thức nào, dù vì mục tiêu nào bất kỳ, chắc chắn xa rời tính toàn diện, nếu nhà điều trị bỏ quên nửa kia của người bệnh. Trừ khi thầy thuốc tự đánh lừa bằng cách chối bỏ chính nửa kia của thầy thuốc.
Hẹn gặp lại đồng nghiệp trong số báo tháng tới.
BS Lương Lễ Hoàng
(Visited 1 times, 1 visits today)