Ôn lại chuyện năm 1900

Năm ấy ở Trung Quốc ngoài việc có một Đảng cách mạng do ông Tôn Trung Sơn lãnh đạo ra, khắp nước này đầy rẫy đàn ông để tóc đuôi sam và đàn bà bó chân. Tháng 4 năm đó, Hội chợ Quốc tế khai mạc trong ánh điện rực sáng ngay cạnh tháp Effel ở Paris. Nhiều nước đua nhau trưng bày các loại máy móc công nghiệp tiên tiến, còn Trung Quốc thì chẳng có quái gì để mang đến triển lãm. Đã lạc hậu thì tất phải ăn đòn. Ngày 14.8.1918, liên quân 8 nước Anh, Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Ý, Pháp, Úc chiếm thành Bắc Kinh...

Năm ấy ở Trung Quốc ngoài việc có một Đảng cách mạng do ông Tôn Trung Sơn lãnh đạo ra, khắp nước này đầy rẫy đàn ông để tóc đuôi sam và đàn bà bó chân. Tháng 4 năm đó, Hội chợ Quốc tế khai mạc trong ánh điện rực sáng ngay cạnh tháp Effel ở Paris. Nhiều nước đua nhau trưng bày các loại máy móc công nghiệp tiên tiến, còn Trung Quốc thì chẳng có quái gì để mang đến triển lãm. Đã lạc hậu thì tất phải ăn đòn. Ngày 14.8.1918, liên quân 8 nước Anh, Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Ý, Pháp, Úc chiếm thành Bắc Kinh…
99 năm sau, ngày 8.5.1999, lại là Liên quân Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắn 5 quả tên lửa vào tòa nhà Đại sứ quán Trung Quốc ở một nước ngoài, nước ta lại một lần nữa bị các liệt cường sỉ nhục. Đương nhiên bấy giờ Trung Quốc trải qua cuộc cách mạng dân chủ mới đã không còn là Trung Quốc hồi đầu thế kỷ nữa rồi, nhưng mãi cho tới năm 1979 chúng ta mới thực sự tìm thấy đạo lý “Phát triển mới là cái quan trọng nhất”- xem ra có muộn một chút. Nếu sau khi dựng nước năm 1949, chúng ta biết dồn sức vào phát triển kinh tế thì Trung Quốc cuối thế kỷ XX sẽ ra sao? Nhưng ta đã làm gì? Người nọ đấu người kia, nội bộ suy thoái kiệt quệ lâu tới 10-20 năm. Đúng vào lúc cuộc “Cách mạng Văn hóa” của Trung Quốc nổi lửa to nhất- năm 1969, toàn dân lại đấu tranh với nhau bằng vũ lực- thì tầu vũ trụ Apolo của Mỹ đổ bộ lên Mặt Trăng.
Cho tới nay, chúng ta vẫn còn thiếu nghiêm túc tự xem xét lịch sử. Mới đây tôi còn thấy một bài báo cao giọng bàn về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời cổ, tác giả đúng là vẫn “ngáy khò khò” trên nền văn minh cổ xưa của Trung Quốc. Tại sao chẳng ai bàn luận gì về nước Mỹ mới dựng nước hơn 200 năm thôi mà đã vượt qua 5000 năm của ta? Sau khi mổ xẻ sâu sắc cái tính xấu căn bản của người Trung Quốc, Lỗ Tấn đẻ ra được nhân vật AQ điển hình cho tâm lý của chúng ta; nhưng cho tới bây giờ lũ AQ vẫn còn nhan nhản khắp nơi. Trong quan chức có, trong giới văn nghệ sĩ cũng có. Hình như nền văn minh cổ của Trung Quốc là một thứ “giường lò xo”, cứ say sưa nằm lên hoặc ngâm nga vài điệu nhạc văn minh cổ đấy thì Trung Quốc có thể lớn mạnh được. Đây là nỗi đau suy thoái lớn nhất của Trung Quốc ngày nay!
Ôn lại cuộc bể dâu trăm năm qua, Trung Quốc ngày nay hy vọng vào các dũng sĩ hăng hái lo toan việc nước, dốc sức vào việc đối ngoại giành quyền lợi cho đất nước, đối nội dám trừng trị bọn quan chức tham nhũng, đồng thời không ngừng tự xét nước mình còn thiếu nhiều cái. Không chỉ nghiêm chỉnh đối ngoại mà đối nội cũng phải tự thấy các vết nhơ của mình. Nếu không trừng trị lũ sâu mọt lớn bé trong các rường cột của nhà nước thì cũng khó mà giữ được giang sơn khỏi bị chúng đục ruỗng. Triều nhà Thanh năm 1900 sở dĩ sụp đổ trước liệt cường, cái đuôi sam cổ hủ chỉ là một nguyên nhân, mà tham nhũng mới là nguyên nhân lớn làm tăng tốc quá trình suy sụp ấy.
Vết xe đổ năm 1900 và vụ tên lửa năm 1999 đáng để mọi người suy ngẫm lắm.
Tùng Duy Hy (nhà văn)

Nguyễn Hải Hoành

Tác giả

(Visited 20 times, 1 visits today)