Phát hiện chủng vi khuẩn có thể tiêu hủy nhựa

Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Hóa học Polymer, trường Đại học Kyoto, Nhật Bản vừa phát hiện ra một chủng vi khuẩn mới, có thể tiêu thụ chất nhựa, qua đó làm dấy lên hi vọng về việc có thể dùng loại vi khuẩn này để tiêu hủy khoảng 311 triệu tấn nhựa sản xuất hằng năm trên toàn thế giới.


Polyethylene terephalate (PET) được sử dụng phổ biến trên thế giới để sản xuất đồ nhựa hoặc các sản phẩm thông dụng khác như vải polyester, vỏ chai đựng nước, hay bóng tennis. Sự gia tăng của các loại sản phẩm nhựa này gây hại cho môi trường bởi giới khoa học cho rằng chỉ một số ít loài nấm mới có khả năng tiêu hủy PET bằng enzyme, do đó chưa thể nghĩ tới giải pháp tiêu hủy hay tái chế chúng bằng con đường sinh học.

Qua thăm dò và chọn lọc các chủng vi khuẩn tự nhiên phơi nhiễm trong môi trường có PET, nhóm nghiên cứu trên đã tách ra được một chủng vi khuẩn mới, được đặt tên là Ideonella sakaiensis 201-F6; chủng vi khuẩn này có thể dùng PET là nguồn năng lượng và carbon chính của mình. Khi phát triển trên PET, Ideonella sakaiensis 201-F6 tạo ra hai enzyme có khả năng thủy phân PET và tạo ra phản ứng hóa học tức thì mono (2-hydroxyethyl) terephthalic acid. Cả hai loại enzyme này đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển PET thành hai đơn thể thân thiện với môi trường là terephthalic acid và ethylene glycol.

Thu Trang dịch
http://time.com/4256185/scientists-find-bacteria-that-can-eat-plastic-bottles/

Tác giả