Phát hiện một ngôi sao bị lỗ đen nuốt chửng
Một lỗ đen khổng lồ đã xé vụn rồi nuốt gọn một ngôi sao nằm ở dải thiên hà cách hành tinh của chúng ta khoảng 4 tỷ năm ánh sáng, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), thông báo.
Các chuyên gia của NASA đã sử dụng Galaxy Evolution Explorer, kính viễn vọng bay vòng quanh Trái Đất, để theo dõi dải thiên hà nói trên. Do có khả năng thu được hai bước sóng của tia tử ngoại, kính viễn vọng này đã phát hiện ra một luồng tử ngoại phát ra từ trung tâm của thiên hà.
“Luồng sáng tử ngoại tới từ một ngôi sao đã bị xé toạc và nuốt chửng bởi lỗ đen”, Suvi Gezari, thuộc Học viện Công nghệ California, miêu tả. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát được bức xạ ánh sáng có nguồn gốc từ một sự kiện như thế. Phải mất tới 10.000 năm mới có một ngôi sao di chuyển gần tới lỗ đen trung tâm của một thiên hà để rồi bị xé toạc và nuốt chửng”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những lỗ đen, loại vật chất có khối lượng riêng lớn đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng.
Người ta tin rằng những lỗ đen khổng lồ thường nằm ở trung tâm các dải thiên hà. Chẳng hạn, theo Gezari, dải Ngân hà, nơi trú ngụ của hệ Mặt trời và cả Trái Đất, có một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm. Tuy nhiên, lỗ đen này đang ở trạng thái “ngủ”.
Các nhà khoa học nhận định rằng, trong trường hợp mà họ quan sát được, ngôi sao xấu số đã “lạc” tới một vị trí quá gần lỗ đen. Lực hút trọng trường khủng khiếp của lỗ đen đã kéo giãn ngôi sao trước khi xé toạc nó. Họ tin rằng nhiều phần của ngôi sao đã xoay tròn trước khi lao vào lỗ đen, phát ra luồng tử ngoại sáng chói mà kính thiên văn thu được.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng kính thiên văn để theo dõi sự mờ đi của tia tử ngoại trong khi lỗ đen nuốt những phần cuối cùng của ngôi sao xấu số.
“Chúng tôi đã theo dõi thiên hà đó từ năm 2003 và không phát hiện được tia tử ngoại nào từ đó”, Gezari tiết lộ. “Nhưng vào năm 2004, chúng tôi bất ngờ nhìn thấy luồng sáng tử ngoại này. Cách giải thích duy nhất là: luồng sáng tử ngoại ấy phát sinh khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao”, Gezari phát biểu.
“Luồng sáng tử ngoại tới từ một ngôi sao đã bị xé toạc và nuốt chửng bởi lỗ đen”, Suvi Gezari, thuộc Học viện Công nghệ California, miêu tả. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát được bức xạ ánh sáng có nguồn gốc từ một sự kiện như thế. Phải mất tới 10.000 năm mới có một ngôi sao di chuyển gần tới lỗ đen trung tâm của một thiên hà để rồi bị xé toạc và nuốt chửng”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những lỗ đen, loại vật chất có khối lượng riêng lớn đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng.
Người ta tin rằng những lỗ đen khổng lồ thường nằm ở trung tâm các dải thiên hà. Chẳng hạn, theo Gezari, dải Ngân hà, nơi trú ngụ của hệ Mặt trời và cả Trái Đất, có một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm. Tuy nhiên, lỗ đen này đang ở trạng thái “ngủ”.
Các nhà khoa học nhận định rằng, trong trường hợp mà họ quan sát được, ngôi sao xấu số đã “lạc” tới một vị trí quá gần lỗ đen. Lực hút trọng trường khủng khiếp của lỗ đen đã kéo giãn ngôi sao trước khi xé toạc nó. Họ tin rằng nhiều phần của ngôi sao đã xoay tròn trước khi lao vào lỗ đen, phát ra luồng tử ngoại sáng chói mà kính thiên văn thu được.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng kính thiên văn để theo dõi sự mờ đi của tia tử ngoại trong khi lỗ đen nuốt những phần cuối cùng của ngôi sao xấu số.
“Chúng tôi đã theo dõi thiên hà đó từ năm 2003 và không phát hiện được tia tử ngoại nào từ đó”, Gezari tiết lộ. “Nhưng vào năm 2004, chúng tôi bất ngờ nhìn thấy luồng sáng tử ngoại này. Cách giải thích duy nhất là: luồng sáng tử ngoại ấy phát sinh khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao”, Gezari phát biểu.
Việt Linh (theo Reuters)
(Visited 9 times, 1 visits today)