Phát triển Công nghệ cao theo hướng Hệ thống Quốc Gia về Đổi mới
Khác với các nước công nghiệp hóa, nơi công nghệ cao (CNC) gần như một sự phát triển tự nhiên, ở nước chưa công nghiệp hóa, phát triển CNC là một sự lựa chọn (option) đòi hỏi tính duy lý cao và sự hoạch định kỹ lưỡng vì họ còn thiếu nhiều điều kiện vật chất (hard) và phi vật chất (soft) cho CNC. Cách tiếp cận của Hệ thống Quốc gia về đổi mới (National Innovation System – NIS) mang lại nhiều gợi suy cho việc phát triển CNC ở Việt Nam.
Về quan điểm và một số vấn đề cụ thể trong phát triển CNC
Thay vì bắt tay ngay vào xây dựng một khu CNC, cần bắt đầu từ một báo cáo nghiên cứu khả thi (Feasibility study) được thực hiện trên cơ sở những số liệu điều tra chính xác. Nếu có tính khả thi, cần làm tiếp một kế hoạch tổng thể (Masterplan) cho việc triển khai. Trong điều kiện cho phép, nên thuê công ty tư vấn chuyên môn của nước ngoài thực hiện hai việc trên. Điều này không những giúp “quét” hết được các tình huống (cơ hội) tiềm năng mà còn giúp tránh được việc đưa ra các quyết sách thiếu căn cứ dẫn đến lãng phí.
Cần có các căn cứ xác đáng khi đặt mục tiêu. Ví dụ: “Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất chính của đất nước” (Trung Quốc đã đặt mục tiêu này) hoặc “… trở thành nước có nền KH-CN ngang tầm với các nước…” (như Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành 1 trong 10 cường quốc về KH-CN trên thế giới vào đầu thế kỷ 21).
Cân nhắc giữa hai kịch bản. Một, nhà nước đưa ra kế hoạch tổng thể dưới dạng chung chung, đặt ra môi trường pháp lý (luật chơi) và một “sân chơi” với các đòn bẩy về ưu đãi, sắc thuế… để các bên tham gia hoạt động theo sự điều tiết của thị trường. Hai, nhà nước đưa ra kế hoạch tổng thể với các chỉ tiêu định lượng hay dưới dạng một dự án đầu tư với các sản phẩm, phương án kinh doanh và những thị trường… cụ thể.
Trong trường hợp thứ hai, kế hoạch tổng thể cần như một dự án đầu tư, tức là đưa ra các tính toán về tổng vốn đầu tư, phương án sản phẩm, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh tế với các chỉ số đánh giá như: tỷ lệ hoàn vốn nội tại, thời gian hoàn vốn… Kế hoạch tổng thể cần đề xuất với nhà nước 1-2 ngành kinh tế CNC (hoặc “công nghiệp CNC”. Thuật ngữ này khác với “công nghiệp CNC” trong khu CNC thường để chỉ các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm hữu hình trong CNC). Để đầu tư có hiệu quả, các “định hướng CNC” hay “chiến lược CNC” quốc gia không thể chung chung mà phải cụ thể.
Tùy theo sự hoạch định, sản phẩm CNC không nhất thiết là những sản phẩm hữu hình (như máy tính, chip…) mà có thể là những sản phẩm phi vật thể như: bản quyền, bí quyết công nghệ… (ví dụ: Ireland, Ấn Độ với phần mềm là sản phẩm).
Kế hoạch tổng thể CNC nên có hai phần. Phần một: phần do Nhà nước đầu tư đề cập các hoạt động thực hiện bởi vốn ngân sách TW. Phần hai: phần thực hiện bằng các nguồn vốn khác. Ví dụ: vốn tư nhân, vốn địa phương, vốn nước ngoài… Phần dùng vốn khác nên thiết lập như các môđun lẻ có thể được lắp ghép thêm vào các hoạt động của nhà nước, nhưng thiếu các môđun này cũng không làm ảnh hưởng đến các dự án của nhà nước.
Phần vốn ngân sách cần bảo đảm thực hiện hoàn tất 1-2 chương trình quốc gia về CNC tại các khu CNC quốc gia hoặc các khu do nhà nước chỉ định. Ví dụ: tiến hành R&D và sản xuất thử thành công ở 1-2 lĩnh vực. Nhà nước nên sử dụng ngân sách để thực hiện các chương trình nghiên cứu-phát triển CNC (High-Tech R&D) tương tự như Chương trình 863 về nghiên cứu-phát triển CNC của Trung Quốc và việc đưa các kết quả R&D này vào sản xuất thử. Sự phối hợp giữa chương trình R&D quốc gia với các triển khai áp dụng tại các khu CNC giống như chương trình 863 và các chương trình Bó đuốc (Torch Program), Đốm lửa (Spark Program) của Trung Quốc. Các khu CNC thuộc các địa phương, ngành, tư nhân sẽ tập trung nghiên cứu áp dụng các kết quả R&D, sản xuất và thương mại hóa (xã hội hóa đầu tư vào CNC).
Kế hoạch tổng thể CNC cần xác định trọng tâm là phát triển dựa vào các khu CNC hay trên diện rộng (không nhất thiết vào các khu).
Việc quy hoạch các khu CNC (nếu có) không nên dựa vào tiêu chí địa lý mà dựa vào các tiêu chí như: lĩnh vực (ví dụ: khu sinh học, khu phần mềm…), “công đoạn” trong CNC. Ví dụ: khu R&D, khu ứng dụng công nghệ, khu công nghiệp CNC… Điều đặc biệt quan trọng là quy hoạch các khu để tạo ra các cụm công nghiệp và các mạng lưới công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển CNC theo hướng Hệ thống quốc gia về đổi mới
Càng phát triển, tính liên ngành càng cao. Khoa học và công nghệ từ chỗ là hai lĩnh vực độc lập nay đã trở thành một thực thể khó có thể tách rời. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ mang tính quan liêu giữa các bộ dẫn đến các kế hoạch tổng thể của các bộ không mang các yếu tố liên ngành – điều mà thực ra lại không thể thiếu được để một dự án quốc gia mang tính khả thi. Sự sáp nhập giữa công nghiệp (khâu sản xuất) với nội-ngoại thương (khâu tiêu thụ) thành một bộ (bộ công nghiệp và ngoại thương – MITI) ở hầu hết các nước Châu Á là một tất yếu cho phát triển.
Càng phát triển, càng cần mở rộng mối liên kết dọc và ngang khi hoạch định các chương trình quốc gia. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh của các nước và khu vực đã đem lại sự đột phá của Hệ thống Quốc gia về đổi mới – một cách tiếp cận tổng thể nhất mà các nước cần chủ động áp dụng. Một trong những nội dung chính của Hệ thống Quốc gia về đổi mới là phát triển các mối liên kết. Sự tích hợp và mô phỏng các quá trình phát triển cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của các yếu tố phi vật thể (các mối liên kết) như những “phần mềm” của hệ thống. Như vậy, các liên kết được chủ động tác động để thiết lập, phát triển (tương tự như người ta chủ động tìm ra nguyên tố mới dựa trên tính quy luật của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học). Chính vì vậy, chỉ xây dựng các khu CNC, phòng thí nghiệm trọng điểm (phần cứng) chưa đủ để phát triển CNC. Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn khi hoạch định các chương trình quốc gia mang tính liên ngành vì các chương trình này chủ yếu do các bộ ngành soạn thảo căn cứ vào nguồn lực và chú trọng vào quyền lợi của mình.
Hệ thống Quốc gia về đổi mới đòi hỏi hoạch định sự phát triển của một ngành cũng như của nền kinh tế trong một mối liên kết hữu cơ. Muốn thực sự có hiệu quả, phát triển CNC cần được hoạch định như một dự án đầu tư và trong mối liên kết chặt chẽ với các ngành như công nghiệp, thương mại, nông-lâm nghiệp, y tế…
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ mang tính “kỹ thuật” như vậy. Một trong những khó khăn cho các nước đang phát triển khi áp dụng Hệ thống Quốc gia về đổi mới là hệ thống này đòi hỏi các “phần mềm” của nó. Đó là: vai trò chủ động của “nhạc trưởng” nhà nước, một nền quản lý vĩ mô mang tính chuyên môn với các nhà kỹ trị ít hành chính-quan liêu-hình thức.
Thay vì bắt tay ngay vào xây dựng một khu CNC, cần bắt đầu từ một báo cáo nghiên cứu khả thi (Feasibility study) được thực hiện trên cơ sở những số liệu điều tra chính xác. Nếu có tính khả thi, cần làm tiếp một kế hoạch tổng thể (Masterplan) cho việc triển khai. Trong điều kiện cho phép, nên thuê công ty tư vấn chuyên môn của nước ngoài thực hiện hai việc trên. Điều này không những giúp “quét” hết được các tình huống (cơ hội) tiềm năng mà còn giúp tránh được việc đưa ra các quyết sách thiếu căn cứ dẫn đến lãng phí.
Cần có các căn cứ xác đáng khi đặt mục tiêu. Ví dụ: “Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất chính của đất nước” (Trung Quốc đã đặt mục tiêu này) hoặc “… trở thành nước có nền KH-CN ngang tầm với các nước…” (như Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành 1 trong 10 cường quốc về KH-CN trên thế giới vào đầu thế kỷ 21).
Cân nhắc giữa hai kịch bản. Một, nhà nước đưa ra kế hoạch tổng thể dưới dạng chung chung, đặt ra môi trường pháp lý (luật chơi) và một “sân chơi” với các đòn bẩy về ưu đãi, sắc thuế… để các bên tham gia hoạt động theo sự điều tiết của thị trường. Hai, nhà nước đưa ra kế hoạch tổng thể với các chỉ tiêu định lượng hay dưới dạng một dự án đầu tư với các sản phẩm, phương án kinh doanh và những thị trường… cụ thể.
Trong trường hợp thứ hai, kế hoạch tổng thể cần như một dự án đầu tư, tức là đưa ra các tính toán về tổng vốn đầu tư, phương án sản phẩm, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh tế với các chỉ số đánh giá như: tỷ lệ hoàn vốn nội tại, thời gian hoàn vốn… Kế hoạch tổng thể cần đề xuất với nhà nước 1-2 ngành kinh tế CNC (hoặc “công nghiệp CNC”. Thuật ngữ này khác với “công nghiệp CNC” trong khu CNC thường để chỉ các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm hữu hình trong CNC). Để đầu tư có hiệu quả, các “định hướng CNC” hay “chiến lược CNC” quốc gia không thể chung chung mà phải cụ thể.
Tùy theo sự hoạch định, sản phẩm CNC không nhất thiết là những sản phẩm hữu hình (như máy tính, chip…) mà có thể là những sản phẩm phi vật thể như: bản quyền, bí quyết công nghệ… (ví dụ: Ireland, Ấn Độ với phần mềm là sản phẩm).
Kế hoạch tổng thể CNC nên có hai phần. Phần một: phần do Nhà nước đầu tư đề cập các hoạt động thực hiện bởi vốn ngân sách TW. Phần hai: phần thực hiện bằng các nguồn vốn khác. Ví dụ: vốn tư nhân, vốn địa phương, vốn nước ngoài… Phần dùng vốn khác nên thiết lập như các môđun lẻ có thể được lắp ghép thêm vào các hoạt động của nhà nước, nhưng thiếu các môđun này cũng không làm ảnh hưởng đến các dự án của nhà nước.
Phần vốn ngân sách cần bảo đảm thực hiện hoàn tất 1-2 chương trình quốc gia về CNC tại các khu CNC quốc gia hoặc các khu do nhà nước chỉ định. Ví dụ: tiến hành R&D và sản xuất thử thành công ở 1-2 lĩnh vực. Nhà nước nên sử dụng ngân sách để thực hiện các chương trình nghiên cứu-phát triển CNC (High-Tech R&D) tương tự như Chương trình 863 về nghiên cứu-phát triển CNC của Trung Quốc và việc đưa các kết quả R&D này vào sản xuất thử. Sự phối hợp giữa chương trình R&D quốc gia với các triển khai áp dụng tại các khu CNC giống như chương trình 863 và các chương trình Bó đuốc (Torch Program), Đốm lửa (Spark Program) của Trung Quốc. Các khu CNC thuộc các địa phương, ngành, tư nhân sẽ tập trung nghiên cứu áp dụng các kết quả R&D, sản xuất và thương mại hóa (xã hội hóa đầu tư vào CNC).
Kế hoạch tổng thể CNC cần xác định trọng tâm là phát triển dựa vào các khu CNC hay trên diện rộng (không nhất thiết vào các khu).
Việc quy hoạch các khu CNC (nếu có) không nên dựa vào tiêu chí địa lý mà dựa vào các tiêu chí như: lĩnh vực (ví dụ: khu sinh học, khu phần mềm…), “công đoạn” trong CNC. Ví dụ: khu R&D, khu ứng dụng công nghệ, khu công nghiệp CNC… Điều đặc biệt quan trọng là quy hoạch các khu để tạo ra các cụm công nghiệp và các mạng lưới công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển CNC theo hướng Hệ thống quốc gia về đổi mới
Càng phát triển, tính liên ngành càng cao. Khoa học và công nghệ từ chỗ là hai lĩnh vực độc lập nay đã trở thành một thực thể khó có thể tách rời. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ mang tính quan liêu giữa các bộ dẫn đến các kế hoạch tổng thể của các bộ không mang các yếu tố liên ngành – điều mà thực ra lại không thể thiếu được để một dự án quốc gia mang tính khả thi. Sự sáp nhập giữa công nghiệp (khâu sản xuất) với nội-ngoại thương (khâu tiêu thụ) thành một bộ (bộ công nghiệp và ngoại thương – MITI) ở hầu hết các nước Châu Á là một tất yếu cho phát triển.
Càng phát triển, càng cần mở rộng mối liên kết dọc và ngang khi hoạch định các chương trình quốc gia. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh của các nước và khu vực đã đem lại sự đột phá của Hệ thống Quốc gia về đổi mới – một cách tiếp cận tổng thể nhất mà các nước cần chủ động áp dụng. Một trong những nội dung chính của Hệ thống Quốc gia về đổi mới là phát triển các mối liên kết. Sự tích hợp và mô phỏng các quá trình phát triển cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của các yếu tố phi vật thể (các mối liên kết) như những “phần mềm” của hệ thống. Như vậy, các liên kết được chủ động tác động để thiết lập, phát triển (tương tự như người ta chủ động tìm ra nguyên tố mới dựa trên tính quy luật của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học). Chính vì vậy, chỉ xây dựng các khu CNC, phòng thí nghiệm trọng điểm (phần cứng) chưa đủ để phát triển CNC. Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn khi hoạch định các chương trình quốc gia mang tính liên ngành vì các chương trình này chủ yếu do các bộ ngành soạn thảo căn cứ vào nguồn lực và chú trọng vào quyền lợi của mình.
Hệ thống Quốc gia về đổi mới đòi hỏi hoạch định sự phát triển của một ngành cũng như của nền kinh tế trong một mối liên kết hữu cơ. Muốn thực sự có hiệu quả, phát triển CNC cần được hoạch định như một dự án đầu tư và trong mối liên kết chặt chẽ với các ngành như công nghiệp, thương mại, nông-lâm nghiệp, y tế…
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ mang tính “kỹ thuật” như vậy. Một trong những khó khăn cho các nước đang phát triển khi áp dụng Hệ thống Quốc gia về đổi mới là hệ thống này đòi hỏi các “phần mềm” của nó. Đó là: vai trò chủ động của “nhạc trưởng” nhà nước, một nền quản lý vĩ mô mang tính chuyên môn với các nhà kỹ trị ít hành chính-quan liêu-hình thức.
* Tiếp theo phần 1: “Phát triển ngành Công nghệ cao ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Hùng (cùng tác giả), Tia Sáng, Số 11, 5-9-2005
Đinh Thế Phong
(Visited 2 times, 1 visits today)