Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học Cần Thơ
Hồi giữa tháng 4- 2005, trong chuyến làm việc tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, đã đồng thuận với chủ trương của UBND thành phố Cần Thơ cùng trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL đã thống nhất dự án xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và trung tâm kỹ thuật vùng...
Viện hay phòng thí nghiệm?
Mục tiêu lâu dài của Cần Thơ là phải có một viện Công nghệ sinh học. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ, căn cứ vào “thực lực” hiện nay, chỉ nên dừng lại ở góc độ phòng thí nghiệm.
Ông dẫn chứng: “Chúng ta chỉ mới có 1-2 thạc sĩ chuyên ngành, trang thiết bị phòng thí nghiệm lại quá sơ sài”. Do vậy, ông đề xuất, nên chuyển hướng bằng cách đầu tư nâng cấp vào các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học sẵn có của trường đại học Cần Thơ và Viện lúa ĐBSCL với lực lượng cán bộ khoa học dồi dào. Sau 5- 10 năm, khi chuẩn bị đủ lực lượng cán bộ, lúc đó mới tính đến việc đầu tư nâng cấp chuyển phòng thí nghiệm thành viện Công nghệ sinh học cho thành phố.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, điều này hoàn toàn phù hợp với thực lực và mong muốn hiện nay của Viện. Lâu nay, dù trang thiết bị chưa đồng bộ… nhưng với lực lượng 17 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 21 cán bộ có trình độ đại học về lĩnh vực công nghệ gen, phòng thí nghiệm của Viện đã thành công khá nhiều nghiên cứu về công nghệ tế bào. Viện đã có nhiều nghiên cứu đưa ra ứng dụng thành công như tạo giống Khao 39, giống OM4495, OM01, AS996… Ngoài ra, Viện cũng bước đầu thành công trong lĩnh vực tạo cây chuyển gien sạch market, công nghiệp tạo enzymes, công nghiệp dược phẩm và sản xuất hạt lai. Nhiều Viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đã đặt vấn đề ký chuyển giao công nghệ để được cung cấp và sử dụng các vector do Viện thiết kế…
Còn tại trường Đại học Cần Thơ, theo tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng, có hẳn một Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, hoạt động từ năm 1995. Phòng thí nghiệm nơi đây đang được ứng dụng nghiên cứu các công nghệ chiết xuất tinh sạch, enzim thiên nhiên phục vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng chế biến công nghệ thực phẩm, dược phẩm…
Theo dự kiến, 115 tỉ đồng sẽ đầu tư vào phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL. Trước mắt, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học sẽ tập trung nghiên cứu theo “đơn đặt hàng” của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, song song với việc đào tạo đội ngũ khoa học. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã có công văn trình đến Bộ Khoa học và Công nghệ về dự án này.
Sẽ là thế mạnh!
Ông Bùi Chí Bửu cho rằng, công nghệ sinh học đã quá quen thuộc với nhiều nước trên thế giới. Ở các nước công nghiệp, lĩnh vực này được phát triển mạnh từ những năm đầu của thập niên 80. Chỉ tính đến năm 1999, giá trị của một số sản phẩm công nghệ sinh học trên thị trường thế giới trong nông nghiệp là 378 tỉ đô la Mỹ. Dự báo, tổng giá trị sản lượng công nghệ sinh học của thế giới sẽ đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010.
Cụ thể hơn, ông dẫn chứng, Cu Ba là một nước có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ tập trung khai thác, nên hiện nay đã trở thành “cường quốc” trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
“Phải tập trung vào một mũi nhọn nào đó và công nghệ sinh học là lĩnh vực mà ĐBSCL có rất nhiều điều kiện thuận lợi phát triển”- ông Bửu, nói. Cũng theo ông, công nghệ sinh học sẽ giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dễ dàng đi lên một nền nông nghiệp công nghệ cao. Và điều quan trọng, công nghệ sinh học càng phát triển, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả chế biến thì nhà đầu tư càng quan tâm hơn đến vùng ĐBSCL.
Tại cuộc họp thẩm định báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Cần Thơ đến năm 2020 vừa qua, nhiều nhà khoa học cũng góp ý, Cần Thơ nên tập trung đi theo hướng riêng bằng cách phát triển mạnh công nghệ sinh học và đây cũng là cách để Cần Thơ thể hiện vai trò trung tâm vùng.
“Vừa rồi, chúng tôi đã thành công trong việc nuôi một virut tổng hợp protein, có thể ứng dụng sản xuất thuốc điều trị ung thư gan, ngăn chặn các tác động của bệnh siêu vi gan… Ngay lập tức, một doanh nghiệp bào chế dược phẩm đã ngỏ ý mua ngay công nghệ này. Ngay với trang thiết bị hiện nay, phòng thí nghiệm của Viện có thể có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực dược phẩm để “chuyển nhượng” theo đơn đặt hàng”, ông Bửu kể.
“Phòng thí nghiệm sẽ kết hợp cùng các doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL để đưa từ nghiên cứu sang ứng dụng. Song song đó, sẽ kết hợp đào tạo để chuẩn bị cho việc ra đời Viện Công nghệ sinh học trong những năm tới”- ông nói./.
Mục tiêu lâu dài của Cần Thơ là phải có một viện Công nghệ sinh học. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ, căn cứ vào “thực lực” hiện nay, chỉ nên dừng lại ở góc độ phòng thí nghiệm.
Ông dẫn chứng: “Chúng ta chỉ mới có 1-2 thạc sĩ chuyên ngành, trang thiết bị phòng thí nghiệm lại quá sơ sài”. Do vậy, ông đề xuất, nên chuyển hướng bằng cách đầu tư nâng cấp vào các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học sẵn có của trường đại học Cần Thơ và Viện lúa ĐBSCL với lực lượng cán bộ khoa học dồi dào. Sau 5- 10 năm, khi chuẩn bị đủ lực lượng cán bộ, lúc đó mới tính đến việc đầu tư nâng cấp chuyển phòng thí nghiệm thành viện Công nghệ sinh học cho thành phố.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, điều này hoàn toàn phù hợp với thực lực và mong muốn hiện nay của Viện. Lâu nay, dù trang thiết bị chưa đồng bộ… nhưng với lực lượng 17 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 21 cán bộ có trình độ đại học về lĩnh vực công nghệ gen, phòng thí nghiệm của Viện đã thành công khá nhiều nghiên cứu về công nghệ tế bào. Viện đã có nhiều nghiên cứu đưa ra ứng dụng thành công như tạo giống Khao 39, giống OM4495, OM01, AS996… Ngoài ra, Viện cũng bước đầu thành công trong lĩnh vực tạo cây chuyển gien sạch market, công nghiệp tạo enzymes, công nghiệp dược phẩm và sản xuất hạt lai. Nhiều Viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đã đặt vấn đề ký chuyển giao công nghệ để được cung cấp và sử dụng các vector do Viện thiết kế…
Còn tại trường Đại học Cần Thơ, theo tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng, có hẳn một Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, hoạt động từ năm 1995. Phòng thí nghiệm nơi đây đang được ứng dụng nghiên cứu các công nghệ chiết xuất tinh sạch, enzim thiên nhiên phục vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng chế biến công nghệ thực phẩm, dược phẩm…
Theo dự kiến, 115 tỉ đồng sẽ đầu tư vào phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL. Trước mắt, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học sẽ tập trung nghiên cứu theo “đơn đặt hàng” của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, song song với việc đào tạo đội ngũ khoa học. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã có công văn trình đến Bộ Khoa học và Công nghệ về dự án này.
Sẽ là thế mạnh!
Ông Bùi Chí Bửu cho rằng, công nghệ sinh học đã quá quen thuộc với nhiều nước trên thế giới. Ở các nước công nghiệp, lĩnh vực này được phát triển mạnh từ những năm đầu của thập niên 80. Chỉ tính đến năm 1999, giá trị của một số sản phẩm công nghệ sinh học trên thị trường thế giới trong nông nghiệp là 378 tỉ đô la Mỹ. Dự báo, tổng giá trị sản lượng công nghệ sinh học của thế giới sẽ đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010.
Cụ thể hơn, ông dẫn chứng, Cu Ba là một nước có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ tập trung khai thác, nên hiện nay đã trở thành “cường quốc” trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
“Phải tập trung vào một mũi nhọn nào đó và công nghệ sinh học là lĩnh vực mà ĐBSCL có rất nhiều điều kiện thuận lợi phát triển”- ông Bửu, nói. Cũng theo ông, công nghệ sinh học sẽ giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dễ dàng đi lên một nền nông nghiệp công nghệ cao. Và điều quan trọng, công nghệ sinh học càng phát triển, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả chế biến thì nhà đầu tư càng quan tâm hơn đến vùng ĐBSCL.
Tại cuộc họp thẩm định báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Cần Thơ đến năm 2020 vừa qua, nhiều nhà khoa học cũng góp ý, Cần Thơ nên tập trung đi theo hướng riêng bằng cách phát triển mạnh công nghệ sinh học và đây cũng là cách để Cần Thơ thể hiện vai trò trung tâm vùng.
“Vừa rồi, chúng tôi đã thành công trong việc nuôi một virut tổng hợp protein, có thể ứng dụng sản xuất thuốc điều trị ung thư gan, ngăn chặn các tác động của bệnh siêu vi gan… Ngay lập tức, một doanh nghiệp bào chế dược phẩm đã ngỏ ý mua ngay công nghệ này. Ngay với trang thiết bị hiện nay, phòng thí nghiệm của Viện có thể có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực dược phẩm để “chuyển nhượng” theo đơn đặt hàng”, ông Bửu kể.
“Phòng thí nghiệm sẽ kết hợp cùng các doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL để đưa từ nghiên cứu sang ứng dụng. Song song đó, sẽ kết hợp đào tạo để chuẩn bị cho việc ra đời Viện Công nghệ sinh học trong những năm tới”- ông nói./.
Hồ Hùng
(Visited 1 times, 1 visits today)