Quên là để nhớ
Vạn Lý Lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng bộ não có khả năng xóa đi những ký ức không cần thiết để lưu giữ tốt hơn những sự kiện thực sự quan trọng.
Phó giáo sư Anthony Wagner, khoa Tâm lý học Đại học Stanford, cho biết: “Bất cứ hành động hồi tưởng nào đều làm bộ nhớ thay đổi, khiến nó trở nên thích nghi hơn trong lần nhớ lại tiếp theo”. Nói rõ hơn tức là “bộ não có tính co giãn – tự điều chỉnh, và một đặc tính của nó là không chỉ củng cố một số hồi ức, mà còn xóa hoặc làm mờ đi những hồi ức khác”.
Một ví dụ: ngân hàng yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu 6 tháng một lần vì lý do an toàn. Thoạt tiên chỉ có 1 mật khẩu phải nhớ. Nhưng từ mật khẩu thứ hai trở đi, việc nhớ lại mật khẩu mới phải cạnh tranh với mật khẩu cũ. Sử dụng máy cộng hưởng từ chức năng, các nhà khoa học nhận thấy vùng vỏ não trước trán chính là khu vực của não bộ chịu trách nhiệm về cơ chế này. Quan trọng hơn, họ cũng ghi nhận được mối liên quan giữa những thay đổi trong hoạt động của não bộ và việc quên dần.
Điều này chứng minh cái lợi của sự quên lãng: khi những ký ức không cần thiết bị quên đi, hệ thần kinh làm việc bớt căng thẳng hơn, và do vậy giúp chúng ta nhớ tốt hơn.
Một ví dụ: ngân hàng yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu 6 tháng một lần vì lý do an toàn. Thoạt tiên chỉ có 1 mật khẩu phải nhớ. Nhưng từ mật khẩu thứ hai trở đi, việc nhớ lại mật khẩu mới phải cạnh tranh với mật khẩu cũ. Sử dụng máy cộng hưởng từ chức năng, các nhà khoa học nhận thấy vùng vỏ não trước trán chính là khu vực của não bộ chịu trách nhiệm về cơ chế này. Quan trọng hơn, họ cũng ghi nhận được mối liên quan giữa những thay đổi trong hoạt động của não bộ và việc quên dần.
Điều này chứng minh cái lợi của sự quên lãng: khi những ký ức không cần thiết bị quên đi, hệ thần kinh làm việc bớt căng thẳng hơn, và do vậy giúp chúng ta nhớ tốt hơn.
Vạn Lý (theo Daily Health)
(Visited 3 times, 1 visits today)