ROV – xác định chủ quyền thềm lục địa

Một thiết bị điều khiển từ xa – ROV đã được một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Cộng hòa Ireland chế tạo nhằm xác định ranh giới dưới đáy biển của các quốc gia. Được lấy tên vị thần bia và nước của xứ Celtic, ROV Latis vừa kết thúc thời gian vận hành thử nghiệm ở vùng biển phía Tây Ireland.

Xác định biên giới
Theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (LHQ), một quốc gia có quyền khai thác đến chân thềm lục địa của mình. Các khu vực này thường có nhiều dầu khí và các nguồn khoáng sản khác cho nên liên tục bị các nước tranh chấp, bất đồng về chuyện các đường biên đó bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào. Chẳng hạn như Nga và Canada đều đang tranh chấp khu vực Bắc Cực, mỗi nước đều đầu tư hàng triệu USD vào nghiên cứu vùng nước sâu trong một khu vực mở rộng chừng 1,75 triệu cây số vuông. New Zealand cũng chi hàng triệu USD để khảo sát tương tự với các vùng biển đảo của họ.
Được chế tạo bởi nhóm Nghiên cứu Robot thuộc Đại học Limerick của Ireland, ROV Latis có thể nghiên cứu chi tiết đáy biển thuộc độ sâu 1.000m. Theo Daniel Toal, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ của trường, thiết bị này sẽ có nhiều ứng dụng như: vẽ bản đồ dưới đáy biển; khảo sát hải dương học; thực hiện các nghiên cứu về tác động môi trường, và thậm chí còn có thể tham gia quốc phòng.
Các nhà thiết kế cũng chế tạo đường truyền quang học đặc biệt có chức năng kiểm soát tốc độ và hướng đi của thiết bị với độ chính xác cao nhất.

Hệ thống điều khiển
ROV Latis có tám máy đẩy và hệ thống phao nhanh chóng cắt rời, cho phép lặn nhanh chóng và ghi nhận tư liệu video chất lượng cao mà không cần phải quay trở về tàu mẹ. Bên trong đã có sẵn hệ thống hướng dẫn định vị và điều khiển, cho phép điều chỉnh khi biển động.

Sự dịch chuyển của thiết bị được thực hiện qua ăngten nhận thông tin dẫn từ đường GPS từ vệ tinh, thông qua tám đường dây cáp quang, và có thể tự di chuyển thông qua xử lý máy tính hoặc hệ thống lái tự động. Các hình ảnh chất lượng cao trên máy tính sẽ giúp xác định vị trí, địa điểm, chiều di chuyển và cự ly của thiết bị đối với đáy biển và tàu mẹ cùng lúc.
Trên xe tự hành cũng có một hệ thống kiểm soát lỗi rất đặc biệt, sẽ được khởi động trong trường hợp có một máy đẩy bị mất điều khiển. Khi đó, máy tính sẽ điều chỉnh các động cơ còn lại cho tương xứng và giữ ROV ở đúng vị trí cần thiết.
Hiện cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh với ROV Latis, nhưng hệ thống này có khả năng ghi nhận và phân tích thông tin đáy biển nhanh hơn nhiều. Đây cũng là lần đầu tiên có hệ thống máy cho phép chụp ảnh chất lượng cao trong tầm 2m dưới đáy biển.
Stephen M Jones, giảng viên Địa chất ở trường Trinity College Dublin, giải thích rằng, thông thường thì các vùng mỏ dầu khí là quá sâu để dùng ROV chụp ảnh trực tiếp, nhưng Latis có thể phát hiện thấy “các chất thẩm thấu Hydrocarbon dưới đáy biển”. Tiến sĩ Jones nói: “Các phát hiện đó có thể khiến các công ty khai thác quan tâm và đầu tư khảo sát các tầng đất đá sâu hơn bên dưới, với hy vọng tìm được khu mỏ có giá trị kinh tế”. Cũng được lắp đặt trên Latis còn có các đầu dò sonar, cho phép thiết bị nằm cách đáy biển vài cemtimet có người điều khiển từ xa có thể dễ dàng thông qua cần điều khiển (joystick).
Có khả năng di chuyển với tốc độ 2 hải lý dưới đáy biển, hệ thống cũng được thiết kế để kiểm tra gần đối với các hệ thống máy móc dưới đáy biển của ngành công nghệ dầu khí. Latis cũng có thể kiểm tra các thiết bị dưới biển xem có dấu hiệu hư hại nào hay không, ví dụ như bị đá rơi hay rò rỉ.
Các máy quay phim chất lượng cao cho phép chuyển hình ảnh về tàu mẹ để nghiên cứu các hư hại đó. Người điều khiển máy cũng có thể giúp kéo máy ra khỏi vùng rắc rối. Từ tàu mẹ, các nhà khoa học có thể tìm ra các báo cáo về khả năng đá rơi do các biến động dưới đáy biển gây ra.

Phân tích môi trường
Latis cũng có thể ứng dụng vào các khu vực ít thương mại hơn. Các nhà khoa học biển quan tâm đến việc khảo sát hệ thống động thực vật dưới đáy biển, hay giới khảo cổ dưới đáy biển có thể tận dụng các chức năng của hệ thống này.
Trước đây, các Robot đại dương được kéo theo đuôi tàu (tow-fish) hay được dùng để chụp ảnh đáy biển bằng sóng âm, nhưng phương pháp đó cho ra ảnh chất lượng không cao, độ phân giải kém và hình ảnh đen trắng hoặc có thay đổi độ sáng tối. Các thiết bị kiểu đó di chuyển với tốc độ 20 hải lý trên bề mặt biển và khảo sát theo phương pháp được gọi là “lawn-mower”, hay giống như máy cắt cỏ.
Trong khi đó, Latis dùng được cả hệ thống sonar lẫn máy quét, cho phép khảo sát các đối tượng như xác tàu đắm, cả phần nổi trên mặt lẫn chìm sâu dưới đáy. Hiện tại, các nhà điều tra tai nạn tàu biển thường thuê các thiết bị tự vận hành dưới đáy biển AUV với giá lên tới 20.000 Euro mỗi ngày.
Nhóm thiết kế nói Latis sẽ hiệu quả hơn và rẻ hơn rất nhiều. Và người sử dụng cũng không cần phải lo chuyện lạc mất máy móc, vì nó được trang bị hệ thống giúp định vị và tìm kiểm dễ dàng, trong trường hợp bị đứt dây neo.
Ngay bây giờ, thiết bị này đã có thể giữ vai trò đặc biệt đối với nước chủ nhà Ireland. Vào năm 2007, một nghị quyết của LHQ đã mở rộng lãnh thổ của nước này. Họ được mở rộng thềm lục địa ra khỏi tầm giới hạn 200 dặm biển.
Có thêm một phần diện tích to bằng một nửa phần lãnh thổ trên đất được gắn thêm vào vùng chủ quyền của Ireland sẽ mở rộng viễn cảnh về khai thác khoáng sản của họ. Đây có thể là lý do để vị thần Celtic uống mừng vài cốc bia. 
   

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)