Sách minh họa giúp trẻ học tốt hơn
Các bức hình trong sách không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn dạy chúng cách định vị thế giới một cách hiệu quả. Trẻ tiếp thu tốt nhất khi các hình tượng giống hiện thực nhất.
Nhà nghiên cứu Gabrielle Simcock tại Đại học Queensland, Australia, và Judy DeLoache tại Đại học Virginia, Mỹ, đã kiểm tra 132 trẻ em chưa tới 30 tháng tuổi để xem chúng có bắt chước các hành động trong sách tranh. Kết quả cho thấy hầu hết các bé đều hoàn thành các động tác mà chúng nhìn thấy trên trang sách.
“Hình thức tương tác phổ biến này xảy ra từ giai đoạn đầu trong cuộc sống của trẻ có thể cung cấp một nguồn thông tin quan trọng cho chúng về thế giới xung quanh”, Simcock nói.
Hầu hết phụ huynh đọc truyện cho con trẻ hằng ngày, nhưng đến gần đây các nghiên cứu mới tập trung vào việc cha mẹ nên sử dụng sách như thế nào cho con trẻ.
Trong thí nghiệm đầu tiên, lũ trẻ được đọc một quyển sách về cách tạo ra một cái lúc lắc, trong đó có những bức ảnh thể hiện một đứa trẻ nhét một quả bóng cao su vào trong hộp nhựa và gắn vào một cái gậy. Bọn trẻ sau đó được cho những dụng cụ đó và yêu cầu tạo ra một quả lúc lắc.
Hầu hết trẻ em đều hoàn thành được các bước, trong đó đa số nhét quả bóng vào hộp nhựa và một nửa gắn thêm cái gậy. Tất cả đều thực hiện tốt hơn nhóm không được xem sách.
Những bức ảnh sau được chuyển thành hình vẽ. Những em bé 24 tháng tuổi và 30 tháng tuổi thực hiện tốt như khi xem ảnh, nhưng những em 18 tháng tuổi thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Cuối cùng, các em 24 và 30 tháng tuổi được xem các bức hình hướng dẫn chỉ có màu đen trắng. Lần này, chúng cũng làm tệ như nhóm không được xem hình ảnh.
Kết quả cho thấy trẻ em học tốt nhất từ các bức tranh phản ứng hiện thực nhất các đồ vật. Khi được người lớn hướng dẫn, tất cả đều lắp được quả lúc lắc hoàn chỉnh.
“Hình thức tương tác phổ biến này xảy ra từ giai đoạn đầu trong cuộc sống của trẻ có thể cung cấp một nguồn thông tin quan trọng cho chúng về thế giới xung quanh”, Simcock nói.
Hầu hết phụ huynh đọc truyện cho con trẻ hằng ngày, nhưng đến gần đây các nghiên cứu mới tập trung vào việc cha mẹ nên sử dụng sách như thế nào cho con trẻ.
Trong thí nghiệm đầu tiên, lũ trẻ được đọc một quyển sách về cách tạo ra một cái lúc lắc, trong đó có những bức ảnh thể hiện một đứa trẻ nhét một quả bóng cao su vào trong hộp nhựa và gắn vào một cái gậy. Bọn trẻ sau đó được cho những dụng cụ đó và yêu cầu tạo ra một quả lúc lắc.
Hầu hết trẻ em đều hoàn thành được các bước, trong đó đa số nhét quả bóng vào hộp nhựa và một nửa gắn thêm cái gậy. Tất cả đều thực hiện tốt hơn nhóm không được xem sách.
Những bức ảnh sau được chuyển thành hình vẽ. Những em bé 24 tháng tuổi và 30 tháng tuổi thực hiện tốt như khi xem ảnh, nhưng những em 18 tháng tuổi thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Cuối cùng, các em 24 và 30 tháng tuổi được xem các bức hình hướng dẫn chỉ có màu đen trắng. Lần này, chúng cũng làm tệ như nhóm không được xem hình ảnh.
Kết quả cho thấy trẻ em học tốt nhất từ các bức tranh phản ứng hiện thực nhất các đồ vật. Khi được người lớn hướng dẫn, tất cả đều lắp được quả lúc lắc hoàn chỉnh.
M.T. (theo Reuters)
(Visited 2 times, 1 visits today)