Sự đe dọa của đại dịch tiếp theo đòi hỏi phải hành động từ bây giờ
Với bằng chứng ngày càng gia tăng về tiềm năng lan truyền từ động vật có vú sang động vật có vú tiềm năng chỉ trong vài tuần sau khi ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên được phát hiện thấy ở bò, nhiều người trong cộng đồng sẵn sàng chuẩn bị cho đại dịch và an ninh sinh học tin là những nhà lãnh đạo thế giới phải nỗ lực vượt qua nỗi đe dọa sức khỏe công cộng mới trong trường hợp virus cúm H5N1 có khả năng lây lan sang người.
Những tiêu đề đang nêu lên sự lo ngại: “Cúm gia cầm độc lực cao được tìm thấy ở bò sữa Texas, Kansas” 1, “Dò thấy cúm gia cầm ở người chăn nuôi bò sữa” 2, “Cảnh báo trường hợp đầu tiên người nhiễm cúm gia cầm ở Texas” 3… Có thể điều này sẽ là cách đại dịch tiếp theo bắt đầu chăng? Tuy nhiên nhiều quan chức Mỹ tin là nguy cơ rất nhỏ với mọi người, từ trường hợp mắc cúm gia cầm mới nhất 4.
Có nhiều trường hợp đã được ghi lại về sự lan truyền sang người: đầu tháng này, Trung tâm CDC Mỹ đã loan báo người thứ hai ở Mỹ dương tính với cúm gia cầm. Trường hợp mắc H5N1 đầu tiên của Mỹ là vào năm 2022, một người làm trong trang trại gà ở Colorado, và trường hợp khác là công nhân vắt sữa có tiếp xúc trực tiếp với bò ở Texas. Cả hai trường hợp ở người này đều có triệu chứng bệnh nhẹ, đã được điều trị và bình phục hoàn toàn nhưng các trường hợp mắc cúm gia cầm ở những nơi khác trên thế giới thì nặng hơn nhiều 5, dẫn đến cái chết của nhiều người – liệu virus này sẽ tiến hóa theo cách tăng cường khả năng lây lan nhanh chóng hơn giữa những quần thể người?
Vào tháng ba, trường hợp đầu tiên được báo cáo mắc virus H5N1 ở gia súc và trong khi việc lan truyền giữa bò với bò được xác nhận thì sự xuất hiện của những trường hợp ở các trang trại gia súc khắp ít nhất sáu bang cho thấy bò có thể lan truyền cúm gia cầm trực tiếp sang bò khi chúng được chuyên chở đến những trang trại khác nhau, thay vì bị nhiễm bởi chim có virus 5.
Trong khi chúng ta đối diện sự bất định về cái gì sẽ diễn ra tiếp theo, nhiều nhà khoa học cho biết hành động tăng cường quan tâm đến cúm gia cầm của chính phủ là điều cần thiết trước nguy cơ bệnh cúm gia cầm trở thành đại dịch. Nhiều nhà khoa học tin là Covid-19 có thể đã được khởi phát theo cách tương tự – lan truyền từ động vật sang người bằng việc tăng năng lực lan truyền giữa các động vật có vú rồi chuyển sang tiếp xúc với người, sau đó tiến hóa để lan truyền giữa người với người 6.
Mỹ và nhiều chính phủ khác trên thế giới cần quan tâm đến H5N1 và chứng tỏ là chúng ta đã học hỏi được nhiều bài học từ đại dịch Covid-19, vốn khiến cuộc sống của chúng ta đảo lộn nhiều năm. Họ phải có những bước chuẩn bị ngay lập tức để đón đầu rủi ro ngày hơn là cách tiếp cận “chờ và xem”.
Trong ngắn hạn, các chính phủ phải hành động từ bây giờ để triển khai các năng lực xử lý của mình để ứng phó trước sự lan truyền không thể kiểm soát của virus cúm gà H5N1 nếu nó tiến hóa để lan truyền giữa người với người. Điều này bao gồm việc tại trợ cho nghiên cứu về vaccine hiệu quả chống lại virus, tiếp tục giám sát gia súc và người, đồng thời lên kế hoạch phản hồi khẩn cấp.
Bộ Sức khỏe và dịch vụ nhân sinh Mỹ đã tăng cường các hệ thống giám sát và hỗ trợ thử nghiệm các dự tuyển vaccine tiềm năng để có thể tăng phần hiệu quả chống lại chủng cúm này hơn so với các vaccine H5N1 đã phát triển nhiều năm trước và có nhiều giới hạn.
Về phía trước, các cơ quan liên quan đến sức khỏe con người và vật nuôi như CDC và Bộ Nông nghiệp Mỹ hợp tác với nhau về giám sát sinh học và các quần thể vật nuôi, trao đổi dữ liệu để theo dõi cách virus này tiến hóa.
Thêm vào đó, nếu chính phủ Mỹ thành công trong việc xác định được một loại vaccine cúm gia cầm mới, hiệu quả, quan trọng là phải lên kế hoạch để sản xuất loại vaccine này nhanh chóng, nhờ vậy có thể sẵn sàng khi cần thiết. Hơn thế, chính phủ Mỹ và các chính phủ khác phải nghĩ về cách cập nhật và hành động dựa trên các kế hoạch ứng phó cúm đại dịch đã có trong trường hợp H5N1 bắt đầu lan truyền giữa người với người.
Để chuẩn bị cho một bùng phát cúm gà có thể xảy ra, các chính phủ khắp thế giới cần thực hiện các bước tiếp theo ngay từ bây giờ, ngay cả trong tình trạng bất định. Nếu họ chờ một xác nhận bùng phát ở người, sẽ vô cùng khó để ngăn ngừa sự lan truyền virus không thể kiểm soát.
Đây là thời điểm tái đánh giá cuộc chơi dài hạn và đảm bảo các quốc gia trên thế giới có năng lực phát hiện và phản hồi với bệnh dịch và đại dịch tương lai. Theo đánh giá của Xếp hạng an ninh sức khỏe toàn cầu (Global Health Security Index), có những khoảng trống đáng kể trong năng lực chuẩn bị cho đại dịch giữa các quốc gia.
Trong thời kỳ Covid, chúng ta đã chứng kiến tận mắt các vấn đề năng lực khi đối diện với dịch bệnh. Theo một nghiên cứu vào năm ngoái, các chuyên gia từ Trung tâm Đại dịch trường ĐH Brown, Quỹ Gates và NTI, hầu như mọi quốc gia đều có năng lực chuẩn bị cho đại dịch tốt ở mức khởi đầu của Covid cũng như tỉ lệ tử vong thấp so với các quốc gia ít chuẩn bị.
Một phạm vi rộng các năng lực đã chứng tỏ là hiệu quả, bao gồm các hệ thống phát hiện bệnh, các hệ thống phân bổ những biện pháp ứng phó y tế và cơ sở hạ tầng sức khỏe công để triển khai các can thiệp không dùng thuốc.
Vai trò lâu dài nghĩa là đầu tư ngay từ bây giờ để đảm bảo là các quốc ia có năng lực họ cần để phản hồi với trường hợp đại dịch H5N1 xấu nhất có thể xảy ra hoặc chuẩn bị cho đại dịch kế tiếp. Sẽ là thất bại nếu như các quốc gia không đầu tư các nguồn lực cần thiết để xây dựng năng lực chuẩn bị cho đại dịch có thể cứu mạng sống con người.
Tại Mỹ, tài trợ của chính phủ cho cúm đại dịch còn xa mới ở mức cần thiết để xử lý hiệu quả mối đe dọa này. Các chuyên gia đã kêu gọi con số 1,15 tỉ USD cho cúm đại dịch vào năm 2025, nhưng chính quyền ông Biden chỉ đề xuất với quốc hội 335 triệu USD 9. Điều này còn trở nên tồi tệ hơn khi Quốc hội đã cắt giảm lớn phần ngân sách chuẩn bị cho đại dịch.
Đây cũng là vấn đề mang tính quốc tế. Phần lớn quốc gia – ngay cả những quốc gia nhiều nguồn lực – đều không có những khoản đầu tư tài chính vào tăng cường năng lực chuẩn bị cho đại dịch. Xếp hạng An ninh sức khỏe toàn cầu 2021 – vốn đo lường năng lực chuẩn bị cho đại dịch cấp quốc gia, do NTI, Trung tâm An ninh sức khỏe và Tác động kinh tế Johns Hopkins hợp tác phát triển – phát hiện ra 155 trong số 195 quốc gia không phân bổ tài trợ trong vòng ba năm để cải thiện năng lực (bên cạnh các khẩn cấp sức khỏe công cộng) để giải quyết mối đe dọa bệnh dịch.
Nhà Trắng mới loan báo Chiến lược an ninh sức khỏe toàn cầu, bao gồm một cam kết hợp tác với 50 quốc gia để xây dựng năng lực chuẩn bị đại dịch 10. Đây là một bước quan trọng trong một định hướng đúng đắn nhưng chính phủ Mỹ và các chính phủ khác cần đảm bảo nguồn lực tài chính và ý chí chính trị thông qua cam kết.
Quỹ đại dịch của World Bank được thiết kế để đầu tư cho năng lực chuẩn bị đại dịch dài hạn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình 11. Quỹ này nhận được 1,9 tỉ USD từ các nguồn lực cam kết của các chính phủ, các tổ chức từ thiện và nhiều nơi khác để hình thành các khoản tài trợ hỗ trợ cho các nỗ lực xây dựng năng lực đâng giá. Quỹ này rồi sẽ sớm cạn nguồn. Các chuyên gia ước tính là sẽ cần xấp xỉ 10 tỉ USD mỗi năm trong vòng ít nhất năm năm để trao tài trợ, cho phép các quốc gia xây dựng năng lực phát hiện bệnh truyền nhiễm và phản hồi với đại dịch. Chúng ta cần phải làm tốt hơn.
Covid khiến cho các nguy cơ đại dịch trở nên rõ ràng hơn, và bất định ở nhiều nơi trên thế giới, khi chúng ta đều chứng kiến những hệ quả chết chóc. Các chính quyền cần hành động nhanh từ bây giờ để đón đầu môi nguy về sức khỏe công cộng H5N1 đang ngày một lớn dần trong khi việc đầu tư vào xây dựng năng lực dài hạn để đảm bảo thế giới này chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo.
Thanh Nhàn dịch
Nguồn: https://edition.cnn.com/2024/04/17/opinions/bird-flu-pandemic-threat-covid-mammals-yassif
—————————————————-
1. https://www.avma.org/news/highly-pathogenic-avian-influenza-found-texas-kansas-dairy-cattle
2.https://www.washingtonpost.com/health/2024/04/01/bird-flu-human-case-cow-texas/
4.https://edition.cnn.com/2024/04/11/health/bird-flu-virus-wellness/index.html
8.https://gh.bmj.com/content/8/7/e012203
9.https://www.washingtonpost.com/health/2024/04/02/bird-flu-pandemic-outbreak-h5n1/