Sử dụng siêu mã vạch eDNA để nhận diện các loài thụ phấn, thúc đẩy năng suất cây trồng
Một nghiên cứu của trường đại học Curtin đã cho thấy một phương pháp mới bắt giữ DNA có thể đem lại cho những người nông dân một công cụ có giá trị để thúc đẩy năng suất mùa vụ - trong khi vẫn đem lại lợi ích cho môi trường.
Các nhà nghiên cứu của Trường các khoa học phân tử và sự sống đã sử dụng phương pháp khoa học mới nổi là “siêu mã vạch eDNA” để dò theo dấu côn trùng tương tác với hoa bơ ở hai khu vườn thuộc Tây Australia. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Ecological Indicators.
Do tiến sĩ Joshua Kestel và phó giáo sư Paul Nevill dẫn dắt, nhóm nghiên cứu đã đưa các bông hoa của cây bơ vào làm lạnh và nhóm chúng lại thông quá trình tách DNA.
“Chúng tôi đã sử dụng siêu mã vạch eDNA để khuếch đại hiệu quả DNA từ những tương tác với hoa và cho phép chúng tôi phát hiện ra là ai đã ở đó”, TS. Kestel nói.
“Chúng tôi đã có thể phân biệt được dấu vết của một con ong”.
Siêu mã vạch eDNA được tìm thấy này được các nhà khoa học dùng để dò số lượng các loài côn trùng mà các cây được quay lại bằng máy ảnh kỹ thuật số, một phương pháp tiên tiến thường được sử dụng.
“Video kỹ thuật số tiên tiến nhưng siêu mã vạch eDNA thực sự là cấp độ của Star Trek – chúng tôi đang nói về một vũ trụ khác biệt”, ông nói.
TS. Kestel nói siêu mã vạch eDNA có thể giúp cải thiện mùa màng và khiến cho việc vận hành các hoạt động nông nghiệp thêm hiệu quả.
Nhiều nông dân đã phải thuê ong mật với chi phí đáng để khuyến khích sự thụ phấn và tạo ra nhiều quả hơn, tuy nhiên TS. Kestel cho rằng những loài thụ phấn địa phương hiện không thể là bức tranh lớn hơn và vai trò của chúng đối với nhiều loại cây và mùa vụ vẫn còn chưa được rõ.
“Ong mật không mấy ưa thích phấn và mật hoa bơ: một cây bơ có khoảng một triệu bông hoa nhưng chỉ 200 hoa được thụ phấn và phát triển thành quả”, TS. Kestel nói.
“Sử dung siêu mã vạch eDNA cho phép chúng tôi dò được kẻ thụ phấn, các loại côn trùng sâu hại – và hoàn toàn thông thường thôi – cả những loài săn mồi cũng có thể giúp bảo vệ mùa màng bằng việc ăn các loại côn trùng sâu hại.
TS. Kestel nói có lợi ích to lớn để hiểu biết dạng côn trùng nào xuất hiện trong một mùa vụ hoặc một vườn cây và nơi nào trên cây chúng ưa thích.
Ông nói có thể đem lại cho các nông dân lựa chọn để đưa các loại săn mồi tự nhiên hoặc nếu sử dụng thuốc trừ sâu, để sử dụng chúng hiệu quả và hướng trúng đích hơn.
“Tại thời điểm này, chúng ta ‘trông nom; chúng với các phương pháp phổ biến với chi phí lớn, khi các loại thuốc trừ sâu diệt các loài thụ phấn và các kẻ săn mồi tự nhiên”.
TS. Kestel nói trong khi ứng dụng siêu mã vạch eDNA vẫn còn ở tình trạng sơ khai thì nó vẫn có thể tạo ra tác động lớn. “Dẫu chưa được áp dụng rộng rãi, mối quan tâm đến loại công nghệ này đang lớn dần bởi vì sức mạnh của nó ngày một được ghi nhận”.
Thanh Vân dịch từ Curtin University