Sự rối lượng tử ở kích thước vĩ mĩ
Dựa trên những nghiên cứu gần đây về sự rối cơ quang học, một nhóm các nhà khoa học đã phát triển một mô hình lý thuyết làm rối hai dao động tử cơ học có kích thước micro. Khả năng này có thể dẫn đến những tiến bộ trong việc xử lý thông tin cũng như các ứng dụng khác sử dụng các bộ cộng hưởng cơ học micro, chẳng hạn như các điện kế, máy đo độ dịch chuyển và các bộ xử lý tín hiệu vô tuyến. Các tác giả của nghiên cứu, Stefano Pirandola và các cộng sự đã viết như vậy trên Physical Review Letters số ra gần đây.
“Cho đến giờ, sự rối mới chỉ được quan sát ở những đối tượng quan học, ở đây là các photon (không có khối lượng nghỉ). Ý nghĩa của sự rối cơ học là ở chỗ, nó liên quan đến những vật thể có khối lượng – các dao động tử cơ học (những dao động nhỏ trên một tấm gương,” Pirandola nói. Mặc dù khối lượng của các dao động tử chỉ nhỏ cỡ microgram và chiều dài chỉ cỡ micromet nhưng kích thước của chúng vẫn là “vĩ mô” so với các đối tượng của cơ học lượng tử”
Ngoài việc mở ra cánh cửa cho những ứng dụng tương lai, sự rối vĩ mô cơ học cũng cho thấy rằng, các hệ cơ học được tạo bởi các nguyên tử cũng có thể biểu hiện những đặc trưng lượng tử. Những tính toán của nhóm Pirandola về sự rối lượng tử ở kích thước vĩ mô đã cho thấy rằng, về mặt toán học thuần tuý, những hiện tượng lượng tử có thể không bị giới hạn chỉ trong thế giới lượng tử như các khoa học vẫn nghĩ.
“Kết quả này liệu có loại bỏ sự khác nhau giữa các thế giới lượng tử và vĩ mô hay không? Đây là một vấn đề cơ bản của cơ học lượng tử,” Pirandola nói. “Chúng tôi hiện vẫn chưa biết được liệu có một kích thước giới hạn cho sự rối của các dao động tử hay không…Những người lạc quan thì tin rằng, đây là một tiến bộ trong công nghệ lượng tử.”
Theo Pirandola, Stefano, Vitali, David, Tombesi, Paolo, and Lloyd, Seth. “Macroscopic Entanglement by Entanglement Swapping.” Physical Review Letters. 97, 150403 (2006).
Ngoài việc mở ra cánh cửa cho những ứng dụng tương lai, sự rối vĩ mô cơ học cũng cho thấy rằng, các hệ cơ học được tạo bởi các nguyên tử cũng có thể biểu hiện những đặc trưng lượng tử. Những tính toán của nhóm Pirandola về sự rối lượng tử ở kích thước vĩ mô đã cho thấy rằng, về mặt toán học thuần tuý, những hiện tượng lượng tử có thể không bị giới hạn chỉ trong thế giới lượng tử như các khoa học vẫn nghĩ.
“Kết quả này liệu có loại bỏ sự khác nhau giữa các thế giới lượng tử và vĩ mô hay không? Đây là một vấn đề cơ bản của cơ học lượng tử,” Pirandola nói. “Chúng tôi hiện vẫn chưa biết được liệu có một kích thước giới hạn cho sự rối của các dao động tử hay không…Những người lạc quan thì tin rằng, đây là một tiến bộ trong công nghệ lượng tử.”
Theo Pirandola, Stefano, Vitali, David, Tombesi, Paolo, and Lloyd, Seth. “Macroscopic Entanglement by Entanglement Swapping.” Physical Review Letters. 97, 150403 (2006).
(Visited 1 times, 1 visits today)