Sự vươn lên của Châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản
Châu Á/Thái Bình Dương (CA/TBD) và Nhật Bản đang chuyển mình với những chính sách đổi mới. Ngày càng có nhiều tập đoàn quốc tế thiết lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở khu vực này. Lợi thế ở đây là chi phí nhân công khá thấp và một nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng.
Không như Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh hay Châu Âu, CA/TBD có hàng tá những quốc gia với những đặc điểm khá là khác nhau. Ngoài sự gần gũi về địa lý thì các quốc gia này không có nhiều điểm chung lắm. Khu vực này cũng chứa đựng nhiều thái cực trong nhiều lĩnh vực, như lịch sử (có nền văn hoá vào loại lâu đời nhất thế giới [Trung Quốc] và có cả nền văn hoá vào loại trẻ nhất thế giới [Australia]), ngôn ngữ, tôn giáo, các hệ thống chính trị và chủng tộc. Ở đây có những nơi giàu bậc nhất thế giới và cũng có nhiều nơi nghèo nhất thế giới. Nếu ngày nay, người ta chú trọng nhiều đến nguồn nhân lực thì cũng cần chú ý rằng: CA/TBD và Nhật Bản là ngôi nhà cho hai phần ba dân số thế giới.
Nhật Bản mạnh hơn bất cứ thị trường công nghệ thông tin (IT) nào ở CA/TBD. Nó là nhà sản xuất chính của mọi loại hình công nghệ phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, để được như vậy, Nhật Bản đã phải vật lộn rất nhiều để xây dựng danh tiếng trong lĩnh vực IT. Chính phủ Nhật Bản nhận ra rằng, họ luôn cần vượt lên trên trình độ IT hiện nay để tìm kiếm những làn sóng mới của sự đột phá công nghệ. Và thế là, họ bỏ ra những đầu tư khổng lồ vào các lĩnh vực công nghệ nano, công nghệ sinh học và tự động hoá.
Trung Quốc là thị trường IT lớn nhất CA/TBD và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới với một danh mục dài các sản phẩm điện tử và hàng tiêu dùng. Nước này cũng đang là nhà xuất khẩu các sản phẩm IT lớn nhất thế giới. Bất kể bạn mua hàng gì hay xem xét bất cứ một đồ điện nào trong nhà, bạn đều có nhiều khả năng tìm thấy những thứ được làm từ Trung Quốc. Không ai có thể xem nhẹ Trung Quốc, một đất nước với nguồn nhân lực bằng cả Bắc Mỹ và Châu Âu cộng lại.
Thị trường IT lớn thứ hai ở CA/TBD là Australia. Mặc dù có dân số nhỏ (21 triệu, chỉ bằng một nửa Hàn Quốc) nhưng đất nước này có nền kinh tế phát triển toàn diện và một môi trường thương mại tiên tiến, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng trao đổi, buôn bán công nghệ. Trên thực tế, những thị trường IT của Australia và New Zealand (tổng dân số hai nước này là 24,5 triệu) cộng lại đã gần như lớn bằng 10 quốc gia ASEAN (có tổng dân số 520 triệu).
Thị trường IT nội địa phát triển nhanh nhất trong hai năm vừa qua chính là Ấn Độ. Xuất phát điểm kém hơn Nhật Bản và Trung Quốc nhưng Ấn Độ đã có một sự bùng nổ công nghệ khó tin. Mặc dù còn nhỏ bé hơn so với Australia và Hàn Quốc, IT của Ấn Độ đã tương tác rất tích cực với thế giới với sự thành công trong xuất khẩu phần mềm và gần đây là những chương trình liên doanh hợp tác. Các công ty công nghệ trên thế giới thường nhắm vào Trung Quốc để tận dụng những nguồn lao động có chất lượng và giá rẻ, nhưng người ta cũng đang nhận thấy ở Ấn Độ những lợi thế về nguồn lao động nói tiếng Anh và được đào tạo IT bài bản.
CA/TBD đang cho thấy hình ảnh tương lai của các nhà cung cấp IT trên thế giới. Đây là khu vực có đầu tư lớn nhất và là phần phát triển nhanh nhất của thị trường toàn cầu. Nguồn nhân lực với chất xám cao đang quay trở về một số nước CA/TBD. Các thành phố như Sydney (Australia), Mumbai (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc) và Đại Liên (Trung Quốc) đang đạt đến mức độ cao của sự tập trung chất xám. Những nhà chiến lược công nghệ sẽ phải mở rộng tầm nhìn cũng như để mắt tới CA/TBD và Nhật Bản như một tâm hấp dẫn của nền công nghiệp IT toàn cầu.
Nhật Bản mạnh hơn bất cứ thị trường công nghệ thông tin (IT) nào ở CA/TBD. Nó là nhà sản xuất chính của mọi loại hình công nghệ phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, để được như vậy, Nhật Bản đã phải vật lộn rất nhiều để xây dựng danh tiếng trong lĩnh vực IT. Chính phủ Nhật Bản nhận ra rằng, họ luôn cần vượt lên trên trình độ IT hiện nay để tìm kiếm những làn sóng mới của sự đột phá công nghệ. Và thế là, họ bỏ ra những đầu tư khổng lồ vào các lĩnh vực công nghệ nano, công nghệ sinh học và tự động hoá.
Trung Quốc là thị trường IT lớn nhất CA/TBD và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới với một danh mục dài các sản phẩm điện tử và hàng tiêu dùng. Nước này cũng đang là nhà xuất khẩu các sản phẩm IT lớn nhất thế giới. Bất kể bạn mua hàng gì hay xem xét bất cứ một đồ điện nào trong nhà, bạn đều có nhiều khả năng tìm thấy những thứ được làm từ Trung Quốc. Không ai có thể xem nhẹ Trung Quốc, một đất nước với nguồn nhân lực bằng cả Bắc Mỹ và Châu Âu cộng lại.
Thị trường IT lớn thứ hai ở CA/TBD là Australia. Mặc dù có dân số nhỏ (21 triệu, chỉ bằng một nửa Hàn Quốc) nhưng đất nước này có nền kinh tế phát triển toàn diện và một môi trường thương mại tiên tiến, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng trao đổi, buôn bán công nghệ. Trên thực tế, những thị trường IT của Australia và New Zealand (tổng dân số hai nước này là 24,5 triệu) cộng lại đã gần như lớn bằng 10 quốc gia ASEAN (có tổng dân số 520 triệu).
Thị trường IT nội địa phát triển nhanh nhất trong hai năm vừa qua chính là Ấn Độ. Xuất phát điểm kém hơn Nhật Bản và Trung Quốc nhưng Ấn Độ đã có một sự bùng nổ công nghệ khó tin. Mặc dù còn nhỏ bé hơn so với Australia và Hàn Quốc, IT của Ấn Độ đã tương tác rất tích cực với thế giới với sự thành công trong xuất khẩu phần mềm và gần đây là những chương trình liên doanh hợp tác. Các công ty công nghệ trên thế giới thường nhắm vào Trung Quốc để tận dụng những nguồn lao động có chất lượng và giá rẻ, nhưng người ta cũng đang nhận thấy ở Ấn Độ những lợi thế về nguồn lao động nói tiếng Anh và được đào tạo IT bài bản.
CA/TBD đang cho thấy hình ảnh tương lai của các nhà cung cấp IT trên thế giới. Đây là khu vực có đầu tư lớn nhất và là phần phát triển nhanh nhất của thị trường toàn cầu. Nguồn nhân lực với chất xám cao đang quay trở về một số nước CA/TBD. Các thành phố như Sydney (Australia), Mumbai (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc) và Đại Liên (Trung Quốc) đang đạt đến mức độ cao của sự tập trung chất xám. Những nhà chiến lược công nghệ sẽ phải mở rộng tầm nhìn cũng như để mắt tới CA/TBD và Nhật Bản như một tâm hấp dẫn của nền công nghiệp IT toàn cầu.
T. T. D (theo Bob M. Hayward, www.gartner.com)
(Visited 1 times, 1 visits today)