Tại sao ăn ít lại làm lão hóa chậm?
Một hợp chất xuất hiện tự nhiên tham gia vào quá trình tiêu hóa đã kéo dài vòng đời của ruồi giấm và làm chuột trưởng thành trẻ lại.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã cố gắng lý giải tại sao việc tiết giảm thật nhiều và trong thời gian dài lượng calori ăn vào lại làm gia tăng tuổi thọ ở nhiều loài động vật. Giờ đây, một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một phân tử có thể phần nào trả lời câu hỏi đó – ít nhất với chuột và giun.
Phân tử lithocholic acid, được tạo bởi các vi khuẩn trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Trong hai bài báo xuất bản trên Nature, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ lithocholic acid có thể kéo dài tuổi thọ ở nematodes (Caenorhabditis elegans) và ruồi giấm (Drosophila melanogaster), đồng thời khiến chuột già trẻ lại.
Không có bằng chứng về việc lithocholic acid có thể tạo cùng hiệu ứng tương tự trên người. Thậm chí ở mức liều cao, nó có thể gây ngộ độc.
Nghiên cứu về lão hóa và tuổi thọ này vẫn còn ít bằng chứng để tuyên bố về những hợp chất nhất định có thể kéo dài tuổi thọ – kết luận như vậy đã bị loại bỏ khi được xem xét kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên các bài báo đều được xem xét rất kỹ lưỡng, theo Nicholas Schork, nhà nghiên cứu chính của Hiệp hội Tuổi thọ lão hóa của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ và là nhà hệ gene học ở Viện nghiên cứu Hệ gene dịch mã ở Phoenix, Arizona. “Tôi thấy các bài báo đều rất thuyết phục”, Schork nói với cái nhìn khách quan của người không tham gia nghiên cứu. “Họ đã đi vượt xa cái cách mà nhiều nhóm nghiên cứu đã làm trong việc đem lại kết luận về lợi ích sức khỏe tiềm năng.”
Soi kính lúp kiểm tra
Công trình trước chứng tỏ là việc giới hạn calori có thể kéo dài vòng đời của nhiều loại động vật, bao gồm nematodes, ruồi, chuột và một số loài họ linh trưởng. Một protein tên là AMPK được biết có thể được bật tắt bằng giới hạn calori và đóng vai trò trung tâm trong những hiệu ứng có lợi.
Nhưng cái đói thường trực không chỉ là cái giá của giới hạn calori, có thể dẫn đến việc nhồi nhét thêm lượng caloric tới hơn một nửa; nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ với việc mất đi khối lượng nạc trong cơ thể, gây khó trong việc điều tiết nhiệt độ cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ rủi ro lây nhiễm bệnh tật, theo nhận xét của Andrea Di Francesco, nhà nghiên cứu về sinh học của lão hóa tại công ty công nghệ sinh học Calico Life Sciences ở Nam San Francisco, California.
Tìm kim trong đống rơm
Nhà hóa sinh Sheng-Cai Lin ở ĐH Hạ Môn ở Trung Quốc và cộng sự quyết định chuyển sang những thay đổi chuyển hóa do giới hạn calori ở chuột và tìm các hợp chất có thể kích thích AMPK. Đó là một nhiệm vụ khó: phần lớn các hợp chất này được tạo ra trong những phản ứngh chuyển hóa đều thay đổi trong suốt quá trình chịu đói hoặc cắt giảm calori, Lin nói. “Chúng tôi đã chọn một cách tiếp cận khó khủng khiếp”.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 200 hợp chất có tỉ lệ gia tăng sau khi giới hạn calori, thử nghiệm từng chất để xác định xem là nó có thể kích hoạt AMPK không. Có sáu chất có thể, một thì ở mức tương đương với những chất tìm thấy ở chuột sau chế độ ăn giảm calori – lithocholic acid, một hóa chất được tìm thấy ở dịch tiêu hóa mà người ta gọi là mật.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã đưa lithocholic acid vào nematodes, ruồi giấm và chuột. Nematodes và ruồi giấm sống lâu hơn đáng kể hơn những con không được ăn lithocholic acid.
Hiệu ứng trên chuột là kéo dài tuổi họ không đáng kể nhưng nó lại khiến chuột trở nên trẻ lại theo nghĩa tăng cường sức mạnh của cơ và cấu tạo cơ cũng như vô số tham số khác. Như vậy phát hiện này đã đủ gây phấn khích rồi, Schork nói. “Lithocholic acid, giống như chế độ ăn tiết giảm, đã đem lại lợi ích sức khỏe,” ông nói.
Lin và nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về cách lithocholic acid kích hoạt AMPK, và nhận diện thêm một protein khác, TULP3, đóng vai trò như một thụ thể cho acid này.
Cần trọng khi chưa có thử nghiệm thêm
Bước tiếp theo, Schork nói, có thể thử nghiệm xem phản hồi trên chuột với vô số tình trạng di truyền khác nhau. Một nghiên cứu xuất bản vào tháng 10/2024 đã cho biết tình trạng di truyền có thể có tác động lớn hơn lên tuổi thọ hơn là sự hạn chế calori.
Có nhiều gợi ý từ những nghiên cứu trước là lithocholic acid và những hợp chất khác ở mật có thể đóng vai trò quan trọng trong cắt giảm calori, Di Francisco nói. Cụ thể, ông lưu ý một nghiên cứu phát hiện ra các tỉ lệ cao lithocholic acid ở những người Nhật sống lâu trăm tuổi.
Ngay cả như vậy thì Lin cho rằng vẫn còn chưa rõ điều gì là ảnh hưởng của lithocholic acid trong việc kéo dài tuổi thọ và những năm sống khỏe mạnh của con người. Do đó nhóm nghiên cứu đang thực hiện các nghiên cứu trên động vật linh trưởng để tìm hiểu về thời điểm tốt nhất và liều lượng tốt nhất đối với lithocholic acid.
“Quan điểm của chúng tôi là con người không nên dùng nó khi không có thêm nhiều thử nghiệm nữa”, Lin nói. “Mỗi khi chúng ta nói về tuổi thọ thì một số người lại không cảm nhận được điều đó”.
Anh Vũ dịch từ Nature
Nguồn: doi: https://doi.org/10.1038/d41586-024-04220-5