Thay đổi toàn cầu và các vấn đề của toàn cầu hóa

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Trường Đại học Tri thức (Université de tous les savoirs) phối hợp với tạp chí Tia Sáng tổ chức một loạt sáu buổi thuyết trình đặc sắc dành cho “ các thay đổi toàn cầu và các vấn đề của toàn cầu hoá" để hưởng ứng Năm quốc tế hành tinh trái đất 2008 do Liên Hiệp quốc lựa chọn

Những khái niệm về phát triển bền vững, sự thay đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đã trở thành quen thuộc đối với công chúng rộng rãi. Chúng đã nằm ở tâm điểm của các cuộc tranh luận trong công chúng và ở Pháp cũng như ở Việt Nam, nhiều đạo luật đang được soạn thảo về đề tài này.
Những đe doạ mà sự phát triển của các hoạt động của con người tạo ra đối với môi trường và sự bảo tồn các mối cân bằng tự nhiên của hành tinh chúng ta lâu nay đã bị coi nhẹ, thậm chí không được biết đến. Ngày nay mỗi người đều cảm nhận những mối đe doạ đó một cách mơ hồ. Những hiện tượng thiên nhiên với quy mô chưa từng thấy như các thảm hoạ lụt lội gần đây ở châu Á và châu Âu, hay sự xuất hiện những dịch bệnh mới như cúm gia cầm, hoặc nguy cơ của sự tăng giá dầu, xăng được xem là chứng cứ xác thực của những sự thay đổi đang diễn ra. Tuy nhiên những nguyên nhân và động lực của những sự phá vỡ cân bằng ấy còn chưa được hiểu biết một cách đúng đắn và mối đe doạ toàn cầu hình như còn được cảm nhận một cách mơ hồ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÍ THỨC

Trường Đại học Tri thức – Université de tous les savoirs  được thành lập ngày 01 tháng 1 năm 2000 dựa trên ý tưởng ban đầu của Jean -Jacques Aillagon đã trở thành nơi gặp gỡ thường xuyên của nhiều nhà khoa học, văn hóa nổi tiếng trong đó có những người được giải thưởng Nobel và đông đảo công chúng yêu văn hóa, khoa học hiện đại.
Mở đầu năm 2000 bằng bài thuyết trình của Francois Jacob nhan đề “Sự sống là gì”, Trường Đại học Tri thức cho đến nay đã tổ chức được 650 buổi thuyết trình khoa học với sự tham dự của hơn 400.000 thính giả. Trường cũng đã trở thành sự kiện văn hóa và khoa học được truyền bá đa phương tiện đầu tiên: trên internet, trên đài phát thanh (France Culture), trên đài truyền hình (France 5), trên báo chí (Le Monde, Libération).
Từ năm 2000 cho đến năm 2005, nhà xuất bản Odile Jacob đã xuất bản toàn bộ các bài thuyết trình của trường Đại học Tri thức, và được xem như là bộ Bách Khoa toàn thư đầu tiên của thế kỷ 21.

Tại các buổi thuyết trình, những nhà bác học Pháp nổi tiếng đã giải thích về những sự thay đổi đó và làm chúng ta hiểu rõ những hậu quả có thể xảy ra đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong một tương lai gần đây. “Bốn yếu tố” được xem là sợi chỉ xuyên suốt các buổi thuyết trình này: cái lý thuyết của thời Cổ đại kinh điển ấy là một cách để mô tả và phân tích thế giới; ở châu á nó tương đương với bốn yếu tố trong đạo Phật hay “Ngũ hành” trong thuật chiêm tinh của Trung Quốc”. Điều lạ lùng là ngày nay thuyết này tìm lại được tính thời sự.
Ông Hervé le Treut đề cập đến vấn đề thay đổi khí hậu tạo ra bởi sự thải khí hiệu ứng nhà kính và xem xét nhiều giả thiết về các “ngưỡng nguy hiểm” không được vượt qua (Không khí). Ông Jean Franỗois Donzier trình bày làm thế nào mà từ nay đến năm 2030 nước có nguy cơ lớn trở thành thách thức chủ yếu cho sự phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại (Nước). Ông Franỗois Bricaire phát triển chủ đề về nguy cơ dịch bệnh, mối đe doạ đáng sợ đối với nhân loại (Lửa). Ông Marcel Mazoyer xem xét dưới những điều kiện nào mà các nền nông nghiệp trên thế giới có thể nuôi sống đầy đủ những cư dân tương lai của hành tinh (Trái đất).
Trong lý thuyết cổ điển, còn có một yếu tố thứ năm, một nguyên lý thống nhất và cân bằng của cả bốn yếu tố: tinh thần. Hai bài thuyết trình của nhà Triết học Yves Michaud và ông Philippe Meyer được coi yếu tố thứ năm đó! Nhà Triết học Yves Michaud trình bày về “người toàn cầu” mà biểu tượng là Nhà du lịch của thế kỷ 21 và về những hậu quả của ngành du lịch của số đông đối với những nền văn hoá bản địa và đối với môi trường. Ông Philippe Meyer sẽ đưa ra một trường hợp thực tế và tự hỏi về những mối đe doạ của sự phát triển của một nền văn hoá đơn độc đối với tiếng hát Pháp, một “di sản quốc gia ca hát”.
Những bài thuyết trình có đông đảo công chúng cũng là cơ hội để trao đổi ý tưởng và suy nghĩ được chia sẻ xung quanh những thách thức lớn của nghiên cứu khoa học. Những đề tài ấy bao quát nhiều ưu tiên trọng hợp tác của Pháp đối với Việt Nam.
————-
* Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa

Michel Flesch*

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)