Thêm những góc khuất của lịch sử được soi sáng
Năm nay, chúng ta kỉ niệm đúng một thế kỉ, trường Đông kinh Nghĩa thục, một trong những hình mẫu tiêu biểu cho sự dấn thân của giới trí thức yêu nước trong những tình thế khó khăn của lịch sử. Vị trí quan trọng của Đông Kinh nghĩa thục trong lịch sử Việt Nam là không còn cần phải bàn cãi. Dẫu vậy, nhận diện ra cả một phong trào xã hội rộng lớn mà trong đó Đông kinh nghĩa thục là một trong những chủ lưu đồng thời đánh giá lại di sản lịch sử của phong trào này, rút ra những bài học lịch sử từ nó vẫn còn là việc cần phải làm.
Năm 1908 đánh dấu một mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đó là năm diễn ra cao trào biểu tình chống thuế của nông dân Trung bộ Việt Nam đòi giảm tô thuế và vụ án đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. Những sự kiện này khiến cho người Pháp phát động một làn sóng đàn áp với nhiều nạn nhân là những thành phần tinh hoa của giới trí thức khoa bảng và Khổng giáo, những người đã lãnh đạo các phong trào phản kháng hồi đầu thế kỉ và được gọi là những Nhà nho chí sĩ (trong thế phân biệt với những sĩ phu văn thân hồi cuối thế kỉ XIX). Nhà ngục Côn Đảo chật ních những ông Nghè, ông Phó bảng, những nhà Nho đồng môn và đồng chí. Những sự kiện năm 1908 là hệ quả trực tiếp của một phong trào đấu tranh diễn ra trong những năm 1905-1908 do các nhà Nho chí sĩ lãnh đạo mà một trong những khuynh hướng chủ đạo của phong trào này là dùng các biện pháp vũ lực để dành độc lập mà một trong những lãnh tụ của khuynh hướng này là Phan Bội Châu. Tuy vậy, cũng không thể quên được là trong làn sóng yêu nước ấy, cũng còn một khuynh hướng khác đó chính là khuynh hướng hiện đại hóa mà hình ảnh đại diện là trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập cách đây đúng 100 năm ở Hà Nội và bản luận văn của Phan Châu Trinh gửi toàn quyền Đông Dương năm 1906. Như vậy, rõ ràng phong trào đấu tranh yêu nước những năm 1905-1908 là một phong trào với hai bộ mặt: hiện đại hóa và đấu tranh đòi độc lập.
Dẫu hai bộ mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng từ trước đến nay, vấn đề hiện đại hóa vẫn còn chưa được giới sử gia đặt ra đúng mức. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc hội thảo thảo mang tên Việt Nam, một khoảnh khắc hiện đại hóa. Phản ứng của một xã hội trước một tiến trình hiện đại hóa ngoại lai (1905-1908) được tổ chức tại Cộng hòa Pháp do Đại học Provence, Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (thuộc Đại học Provence và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) đồng tổ chức với sự tài trợ của nhiều tổ chức có uy tín về học thuật và ngoại giao như Cơ quan đại học Pháp ngữ, Bộ ngoại giao Pháp, Trường Viễn Đông bác cổ Pháp, Sứ quán Pháp tại Việt Nam và chính quyền vùng Provence. Cuộc hội Cuộc hội thảo đã có sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam học có uy tín ở châu Âu và ở Việt Nam: Charles Fourniau, Daniel Hemery, Pierre Brocheux, Trịnh Văn Thảo, Nguyễn Thế Anh, John Kleinen, Nguyễn Văn Khánh, Chương Thâu, Phan Thị Minh, Nguyễn Văn Hoàn, Bùi Trần Phượng, Emmanuel Poisson, Giles de Gantes, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Phương Ngọc, Emanuelle Affidi1…
1. Duy tân không phải là một chủ đề mới. Trước đây, ở miền Nam đã có những công trình nghiên cứu về phong trào này như Đông kinh Nghĩa thục của Nguyễn Hiến Lê hay Phong trào Duy tân của Nguyễn Văn Xuân. Ở miền Bắc, chủ đề này cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình có tính thông sử, trong tuyển tập Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX của Đặng Thai Mai hay các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Tuy vậy, những công trình này chủ yếu chỉ tập trung vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Việt Nam chống Pháp với gương mặt tiêu biểu là Phan Bội Châu. Sau 1990, tình hình đã có sự thay đổi với hai công trình quan trọng: Văn thơ Đông kinh Nghĩa thục và Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tất nhiên, cũng cần phải kể đến những công trình như Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại của ông của Georges Boudarel, Giới tinh hoa Việt Nam đối diện với Liên bang Đông Dương của Nguyễn Thế Anh hay Việt Nam, từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa Mác của Trịnh Văn Thảo. Qua những công trình này, có thể thấy những cội nguồn của phong trào Duy tân hồi đầu thế kỉ đã được làm rõ, đặc biệt là trong các tác động của Trung Hoa và Nhật Bản. Trong hội thảo lần này, việc phân tích những ảnh hưởng của hai nước Đông Á này với Việt Nam vẫn được tiếp tục và đào sâu, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa phong trào Tân Khổng giáo ở Trung Quốc và những nhà Nho duy tân ở Việt Nam (Van My Huong, học viện INALCO).
2. Hình dung cơ bản từ trước đến nay của chúng ta về phong trào Duy tân vẫn là một phong trào của các nhà Nho chí sĩ li khai với quan trường với những gương mặt tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… Hình ảnh tiêu biểu cho các hoạt động của họ là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và trường Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc kỳ. Sự xuất sắc và vai trò nòng cốt của những nhân vật nói trên là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, qua hội thảo, những “gương mặt” mới làm nên phong trào Duy tân cũng đã từng bước được “đưa ra ánh sáng”. Một trong những chủ đề đáng lưu tâm là sự bổ sung những hiểu biết về phong trào Duy tân ở miền Nam Việt Nam với cái tên là Phong trào Minh Tân. Bản báo cáo của Pierre Brocheux viết về Gilbert Trần Chánh Chiếu, một trong những gương mặt nổi bật của phong trào Minh Tân ở miền Nam và Phan Văn Trường, một nhân vật rất gần gũi với Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc. Qua hai nhân vật này, ông cho thấy sức sống mạnh mẽ của phong trào Duy tân ở vùng đất Nam Kỳ, kể cả sau giai đoạn 1945. Qua các báo cáo của Michel Dolinski và Trần Thị Liên người ta cũng biết rằng Hoa kiều và những người Thiên chúa giáo tiến bộ cũng có một vai trò tích cực trong việc môi giới truyền bá các tư tưởng tiến bộ đến với giới tinh hoa ở Việt Nam lúc bấy giờ. Một điểm đặc sắc nữa của Hội thảo là các học giả đã có một tinh thần khách quan và sòng phẳng để phân tích lại vai trò và sự góp sức của không ít nhân vật cộng tác với Pháp. Duy tân cũng là động lực giúp những người này từng bước tách dần ra khỏi bộ máy hành chính Pháp và trở thành một trí thức độc lập. Tất nhiên, trò chơi nguy hiểm với quyền lực đã khiến những người này phải trả giá đắt nhưng rõ ràng khuynh hướng này là có thật. Điển hình cho khuynh hướng này là trường hợp Nguyễn Văn Vĩnh (phân tích trong báo cáo của Phạm Xuân Thạch). Trong phong trào Duy tân, giói quan lại là đối tượg bị chỉ trích mạnh mẽ, thế nhưng, không phải những người này không có những sáng kiến tích cực đóng góp vào quá trình đổi mới văn hóa và xã hội Việt Nam. Các bài viết của Đinh Xuân Lâm và Emmanuel Poisson đã phân tích vấn đề này. Trong bài viết của mình, Đinh Xuân Lâm đã phân tích trường hợp của Đoàn Triển, người từng giữ chức Tuần phủ Ninh Bình, để thấy được những nỗ lực của giới quan lại trong việc tìm một con đường “thể hiện tinh thần dân tộc bằng văn hóa”.
3. Phong trào Duy tân chỉ lóe lên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thế nhưng, nó đã để lại một di sản hết sức to lớn trong lịch sử Việt Nam. Tinh thần đổi mới, cách mạng văn hóa của Duy tân đã truyền cảm hứng cho những phong trào cải cách tôn giáo hồi đầu thế kỉ mà điển hình là phong trào Chấn hưng Phật giáo (nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng). Duy Tân đã khởi đầu cho phong trào nữ quyền ở Việt Nam với sự thay đổi sâu sắc thân phận xã hội của người phụ nữ (bài của Bùi Trân Phượng). Nó đã góp phần làm nên sự hình thành của giới trí thức với một trong những đặc điểm quan trọng là tính độc lập với hệ thống hành chính. Duy tân là bước trung gian từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam mà điển hình là mối quan hệ giữa các nhà Nho tham gia Duy tân và những nhà cách mạng Mác xít thể hiện qua trường hợp của Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc (bài của Phan Thị Minh). Cảm hứng tự phê phán và hướng tới thế giới hiện đại cũng đựơc thể hiện qua báo chí và văn chương sau năm 1908. Một trong những ví dụ sinh động là tờ Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh (được phân tích trong nghiên cứu của Emmanuelle Affidi).
Như vậy, qua hội thảo, có thể nói, tập hồ sơ về Duy tân vẫn chưa thể đóng lại. Còn nhiều mảng khuất của lịch sử còn tiếp tục được soi sáng và qua Duy tân, một khoảnh khắc trong quá trình hiện đại hóa, nhiều vấn đề của xã hội đương đại vẫn còn có thể được gợi ý2.
————–
1 Vì một số lí do nhất định, một số học giả đã không thể tham gia trực tiếp Hội thảo.
2 Để có thêm thông tin về hội thảo, xin liên hệ với bà Nguyễn Phương Ngọc, một thành viên trong ban tổ chức, theo địa chỉ thư điện tử : [email protected]. Trong năm tới, các bài viết tham gia hội thảo sẽ được in trong một kỉ yếu xuất bản tại Pháp.
Dẫu hai bộ mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng từ trước đến nay, vấn đề hiện đại hóa vẫn còn chưa được giới sử gia đặt ra đúng mức. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc hội thảo thảo mang tên Việt Nam, một khoảnh khắc hiện đại hóa. Phản ứng của một xã hội trước một tiến trình hiện đại hóa ngoại lai (1905-1908) được tổ chức tại Cộng hòa Pháp do Đại học Provence, Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (thuộc Đại học Provence và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) đồng tổ chức với sự tài trợ của nhiều tổ chức có uy tín về học thuật và ngoại giao như Cơ quan đại học Pháp ngữ, Bộ ngoại giao Pháp, Trường Viễn Đông bác cổ Pháp, Sứ quán Pháp tại Việt Nam và chính quyền vùng Provence. Cuộc hội Cuộc hội thảo đã có sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam học có uy tín ở châu Âu và ở Việt Nam: Charles Fourniau, Daniel Hemery, Pierre Brocheux, Trịnh Văn Thảo, Nguyễn Thế Anh, John Kleinen, Nguyễn Văn Khánh, Chương Thâu, Phan Thị Minh, Nguyễn Văn Hoàn, Bùi Trần Phượng, Emmanuel Poisson, Giles de Gantes, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Phương Ngọc, Emanuelle Affidi1…
1. Duy tân không phải là một chủ đề mới. Trước đây, ở miền Nam đã có những công trình nghiên cứu về phong trào này như Đông kinh Nghĩa thục của Nguyễn Hiến Lê hay Phong trào Duy tân của Nguyễn Văn Xuân. Ở miền Bắc, chủ đề này cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình có tính thông sử, trong tuyển tập Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX của Đặng Thai Mai hay các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Tuy vậy, những công trình này chủ yếu chỉ tập trung vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Việt Nam chống Pháp với gương mặt tiêu biểu là Phan Bội Châu. Sau 1990, tình hình đã có sự thay đổi với hai công trình quan trọng: Văn thơ Đông kinh Nghĩa thục và Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tất nhiên, cũng cần phải kể đến những công trình như Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại của ông của Georges Boudarel, Giới tinh hoa Việt Nam đối diện với Liên bang Đông Dương của Nguyễn Thế Anh hay Việt Nam, từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa Mác của Trịnh Văn Thảo. Qua những công trình này, có thể thấy những cội nguồn của phong trào Duy tân hồi đầu thế kỉ đã được làm rõ, đặc biệt là trong các tác động của Trung Hoa và Nhật Bản. Trong hội thảo lần này, việc phân tích những ảnh hưởng của hai nước Đông Á này với Việt Nam vẫn được tiếp tục và đào sâu, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa phong trào Tân Khổng giáo ở Trung Quốc và những nhà Nho duy tân ở Việt Nam (Van My Huong, học viện INALCO).
2. Hình dung cơ bản từ trước đến nay của chúng ta về phong trào Duy tân vẫn là một phong trào của các nhà Nho chí sĩ li khai với quan trường với những gương mặt tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… Hình ảnh tiêu biểu cho các hoạt động của họ là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và trường Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc kỳ. Sự xuất sắc và vai trò nòng cốt của những nhân vật nói trên là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, qua hội thảo, những “gương mặt” mới làm nên phong trào Duy tân cũng đã từng bước được “đưa ra ánh sáng”. Một trong những chủ đề đáng lưu tâm là sự bổ sung những hiểu biết về phong trào Duy tân ở miền Nam Việt Nam với cái tên là Phong trào Minh Tân. Bản báo cáo của Pierre Brocheux viết về Gilbert Trần Chánh Chiếu, một trong những gương mặt nổi bật của phong trào Minh Tân ở miền Nam và Phan Văn Trường, một nhân vật rất gần gũi với Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc. Qua hai nhân vật này, ông cho thấy sức sống mạnh mẽ của phong trào Duy tân ở vùng đất Nam Kỳ, kể cả sau giai đoạn 1945. Qua các báo cáo của Michel Dolinski và Trần Thị Liên người ta cũng biết rằng Hoa kiều và những người Thiên chúa giáo tiến bộ cũng có một vai trò tích cực trong việc môi giới truyền bá các tư tưởng tiến bộ đến với giới tinh hoa ở Việt Nam lúc bấy giờ. Một điểm đặc sắc nữa của Hội thảo là các học giả đã có một tinh thần khách quan và sòng phẳng để phân tích lại vai trò và sự góp sức của không ít nhân vật cộng tác với Pháp. Duy tân cũng là động lực giúp những người này từng bước tách dần ra khỏi bộ máy hành chính Pháp và trở thành một trí thức độc lập. Tất nhiên, trò chơi nguy hiểm với quyền lực đã khiến những người này phải trả giá đắt nhưng rõ ràng khuynh hướng này là có thật. Điển hình cho khuynh hướng này là trường hợp Nguyễn Văn Vĩnh (phân tích trong báo cáo của Phạm Xuân Thạch). Trong phong trào Duy tân, giói quan lại là đối tượg bị chỉ trích mạnh mẽ, thế nhưng, không phải những người này không có những sáng kiến tích cực đóng góp vào quá trình đổi mới văn hóa và xã hội Việt Nam. Các bài viết của Đinh Xuân Lâm và Emmanuel Poisson đã phân tích vấn đề này. Trong bài viết của mình, Đinh Xuân Lâm đã phân tích trường hợp của Đoàn Triển, người từng giữ chức Tuần phủ Ninh Bình, để thấy được những nỗ lực của giới quan lại trong việc tìm một con đường “thể hiện tinh thần dân tộc bằng văn hóa”.
3. Phong trào Duy tân chỉ lóe lên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thế nhưng, nó đã để lại một di sản hết sức to lớn trong lịch sử Việt Nam. Tinh thần đổi mới, cách mạng văn hóa của Duy tân đã truyền cảm hứng cho những phong trào cải cách tôn giáo hồi đầu thế kỉ mà điển hình là phong trào Chấn hưng Phật giáo (nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng). Duy Tân đã khởi đầu cho phong trào nữ quyền ở Việt Nam với sự thay đổi sâu sắc thân phận xã hội của người phụ nữ (bài của Bùi Trân Phượng). Nó đã góp phần làm nên sự hình thành của giới trí thức với một trong những đặc điểm quan trọng là tính độc lập với hệ thống hành chính. Duy tân là bước trung gian từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam mà điển hình là mối quan hệ giữa các nhà Nho tham gia Duy tân và những nhà cách mạng Mác xít thể hiện qua trường hợp của Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc (bài của Phan Thị Minh). Cảm hứng tự phê phán và hướng tới thế giới hiện đại cũng đựơc thể hiện qua báo chí và văn chương sau năm 1908. Một trong những ví dụ sinh động là tờ Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh (được phân tích trong nghiên cứu của Emmanuelle Affidi).
Như vậy, qua hội thảo, có thể nói, tập hồ sơ về Duy tân vẫn chưa thể đóng lại. Còn nhiều mảng khuất của lịch sử còn tiếp tục được soi sáng và qua Duy tân, một khoảnh khắc trong quá trình hiện đại hóa, nhiều vấn đề của xã hội đương đại vẫn còn có thể được gợi ý2.
————–
1 Vì một số lí do nhất định, một số học giả đã không thể tham gia trực tiếp Hội thảo.
2 Để có thêm thông tin về hội thảo, xin liên hệ với bà Nguyễn Phương Ngọc, một thành viên trong ban tổ chức, theo địa chỉ thư điện tử : [email protected]. Trong năm tới, các bài viết tham gia hội thảo sẽ được in trong một kỉ yếu xuất bản tại Pháp.
P.V
(Visited 15 times, 1 visits today)