Tiết lộ các chi phí ẩn của thứ chúng ta ăn

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự thay đổi các chế độ ăn sẽ dễ dàng làm giảm tích tụ những áp lực môi trường cho nhiều người nhưng lại làm tăng với những người khác.

Nghiên cứu kiểm tra bốn kịch bản được xây dựng từ việc dịch chuyển bốn chế độ ăn phổ biến trên toàn cầu. Nguồn: Shutterstock

Việc thay đổi các chế độ ăn của chúng ta thêm bền vững hơn là một cách hữu hiệu cho mỗi người trong chúng ta giải quyết cả vấn đề tác động của biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, việc tạo ra những điều chỉnh ở các quy mô lớn để tạo ra một khác biệt toàn cầu có thể lại là một vấn đề rất cẩn trọng.

“Những thay đổi trong nhu cầu lương thực trong một phần của thế giới này có thể có những gợi ý về sự phân tầng môi trường và sự thịnh vượng của con người sống trên toàn thế giới”, Joe DeCesaro, nhà phân tích dữ liệu tại Trung tâm Phân tích và tổng hợp sinh thái quốc gia ở UC Santa Barbara nói

Bất chấp sự phức tạp dường như ảnh hưởng đến hệ thống thực phẩm toàn cầu, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và hành tinh, cần phải có những thay đổi trong chế độ ăn toàn cầu. Để loại bỏ một số bất định có thể ảnh hưởng đến tham vọng này, DeCesaro và một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện nghiên cứu để hiểu những áp lực môi trường có thể xuất hiện ở những nơi nào và diễn ra như thế nào, khi đặt giả thuyết về những thay đổi toàn cầu với cả bốn chế độ ăn: kiểu Ấn Độ, Địa Trung Hải, kiểu ăn chay linh hoạt EAT-Lancet (chủ yếu bao gồm thực vật) và các hướng dẫn thực phẩm dựa trên khuyến nghị ước lượng trung bình của chính phủ (FBDGs).

Vậy chế độ ăn nào đem lại lợi ích nhiều nhất? Chế độ ăn chay kiểu Ấn Độ, ước tính giảm đi 20,9% áp lực môi trường toàn cầu do sản xuất thực phẩm. Lợi ích thu được ít nhất  từ các chế độ ăn có chọn lọc? FBDGs có tiềm năng làm tăng 35,2% áp lực môi trường toàn cầu.

Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Environmental Research Letters.

Theo dòng chảy thực phẩm

Chế độ ăn ở miền Bắc Ấn Độ. Nguồn: Shutterstock

Hệ thống thực phẩm toàn cầu là một trong số những động lực lớn nhất tác động đến sự thay đổi môi trường, theo nghiên cứu này, khi đóng góp vào khoảng một phần ba lượng khí thải nhà kính và sử dụng hơn 70% nguồn nước sạch, là nguyên nhân hàng đầu của sự suy thoái và xáo trộn đất đai trong nông nghiệp cũng như góp phần lớn vào việc ô nhiễm dinh dưỡng trên các dòng sông và nước ven biển. Vì những nguyên nhân này, việc chuyển hướng tới một chế độ ăn lành mạnh hơn – ví dụ như một chế độ loại từ các nguồn thực phẩm tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên như thịt đỏ – có thể làm giảm bớt áp lực lên môi trường, với việc tăng thêm lợi ích là khỏe mạnh hơn, dặc biệt khi chế độ ăn này cũng bao gồm việc cắt giảm các loại đường tinh luyện và tinh bột tinh chế cũng như gia tăng các loại thực phẩm giàu dưỡng chết như rau củ và các loại đậu.

Nhưng đó chỉ là một phần của giải pháp này, theo các nhà nghiên cứu.

“Chúng tôi muốn biết những người trên thực tế cảm nhận sự thay đổi từ việc sản xuất lương thực, nếu thay đổi chế độ ăn,” Ben Halpern, giám đốc NCEAS và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói. Điều chưa được hiểu biết đầy đủ là các áp lực môi trường đó có thể dịch chuyển như thế nào, hoặc một thay đổi quy mô lớn trong chế độ ăn có tạo ra những áo lực mới không, đặc biệt khi thực phẩm thường được sản xuất ở một phần của thế giới và ăn ở một nơi khác trên thế giới.

“Động lực ban đầu của nghiên cứu này bắt nguồn từ câu hỏi: Sự tiêu thụ thực phẩm của ai đang tạo ra các áp lực sản xuất thực phẩm mà người dân và những vùng trên khắp thế giới phải gánh chịu?”, DeCesaro nói. “Các quốc gia nghèo có phải trả giá môi trường do sản xuất thực phẩm gây áp lực cao hơn mà các quốc gia giàu có đang tiêu thụ hay ngược lại? Phương pháp của chúng tôi cho phép chúng tôi dò theo những thay đổi trong các áp lực môi trường từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ, và ngược lại, trong một hình thức được tiêu chuẩn hóa khắp bốn loại áp lực. Công trình của chúng tôi hoàn toàn mới trong không gian này”.

Sử dụng dữ liệu sẵn có dựa trên một bộ các yếu tố, bao gồm các chế độ ăn trung bình của các quốc gia, dòng chảy thương mại và các áp lực môi trường toàn cầu của sản xuất thực phẩm, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ có độ chính xác cao những thay đổi trong áp lực môi trường có thể xuất hiện với một dịch chuyển toàn cầu của từng loại trong số bốn chế độ ăn, chế độ ăn chay Ấn Độ, chế độ ăn Địa Trung Hải hướng thực vật và chế độ ăn chay linh hoạt EAT-Lancet, và chế độ dựa trên các khuyến nghị của chính phủ.

Chế độ ăn Địa Trung Hải. Nguồn: Shutterstock

“Chúng tôi cảm nhận được bốn kịch bản của các chế độ ăn trao cho chúng tôi một sự phong phú của các dạng khác nhau, từ ăn ít thịt đến các loại thịt, sữa chất lượng cao hơn trong khi vẫn lưu giữ sự liên quan về văn hóa”, DeCesaro lưu ý. “Chế độ ăn Ấn Độ và chế độ FBDGs, Địa Trung Hải đã được thảo luận về những lợi ích sức khỏe của nó, và chế độ ăn chay linh hoạt EAT-Lancet được các chuyên gia phát triển”.

Họ đã phát hiện ra những dịch chuyển của ba trong số bốn chế độ ăn – tất cả ngoại trừ FBDGs – đã làm giảm đi áp lực tích tụ trên toàn cầu. Chế độ ăn kiểu Ấn có hiệu quả tốt nhất trong số cá chế độ ăn bền vững chủ yếu là do sự khác biệt của việc không tiêu thụ thịt đỏ trong khi chế độ FBDGs được khuyến nghị ăn nhiều thịt đỏ hơn lượng đang được tiêu thụ ở các quốc gia.

Tuy nhiên, việc giảm đi áp lực toàn cầu, theo nghiên cứu này, có thể phần lớn đến từ sự dịch chuyển chế độ ăn ở các quốc gia có thu nhập cao hơn.

“Các chế độ ăn bình quân hiện tại của quốc gia có thu nhập cao hơn có lượng tiêu thụ phần lớn các hạng mục thực phẩm cao hơn so với lượng được đề xuất trong các kịch bản chế độ ăn của chúng tôi”, DeCesaro nói. “Về cốt lõi, các quốc gia này đang tiêu thụ quá nhiều so với khuyến nghị của các kịch bản về chế độ ăn trong khi ở các quốc gia thu nhập thấp thì về trung bình, tiêu thụ dưới mức các hạng mục đó”.

Thêm vào đó, nếu thế giới chuyển hướng tới các chế độ ăn tiêu thụ nhiều rau củ bền vững hơn, các quốc gia thu nhập thấp hơn có thể sẽ chứng kiến việc sản xuất thực phẩm của mình liên quan đến các áp lực môi trường ngày một gia tăng, DeCesaro nói, “nhưng đó chủ yếu là do các kịch bản về chế độ ăn đáp ứng được các nhu cầu thực phẩm hàng ngày của họ.” Để đảm bảo các mục tiêu của an ninh lương thực và tiếp cận công bằng với dinh dưỡng tương xứng cho các quốc gia này, các tác giả kêu gọi các quốc gia giàu ủng hộ thông qua việc nhập khẩu thực phẩm được tạo ra một cách hiệu quả, phát triển kinh tế tại nơi có thể cải thiện sức khỏe dựa trên chế độ ăn lành mạnh hơn và giảm các áp lực môi trường của sản xuất thực phẩm, và thông qua đổi mới sáng tọa và chia sẻ kiến thức về các thực hành sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường.

“Sự chia sẻ thực hành nông nghiệp bền vững có thể giúp giảm đi bất cứ sự gia tăng áp lực từ sự chuyển đổi chế độ thực phẩm”, DeCesaro nói. Tiếp tục con đường này, các nhà nghiên cứu đang làm việc để phân tích trực tiếp các mô hình thương mại thực phẩm hiện tại và các áp lực môi trường theo sau quá trình thương mại nó với sự thay đổi và không thay đổi chế độ ăn.

“Một thông điệp lớn từ công trình của chúng tôi”, Halpern kết luận, “là các quyết định chúng ta tạo ra về những gì chúng ta ăn lại quan trọng để giảm thiểu vết môi trường nhưng người khác có thể phải trả giá cho những quyết định đó”.

Thanh Lan dịch từ University of California – Santa Barbara

Nguồn: https://news.ucsb.edu/2024/021691/revealing-hidden-costs-what-we-eat

Tác giả

(Visited 42 times, 39 visits today)