Tìm ra dấu vết của sự sống trên một hành tinh mới

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy cấu trúc phân tử hữu cơ tại một hành tinh ngoài hệ mặt trời cách trái đất 63 năm ánh sáng. Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện ra dấu hiệu của nước tại hành tinh này xong không có dấu hiệu của sự sống vì nhiệt độ tại đây quá cao, bầu khí quyển cũng gấp 30 lần so với bầu khí quyển của trái đất. Qua quang phổ, các nhà khoa học tìm ra một thành phần quan trọng trong khí quyển-khí metan.

Các phần tử hữu cơ được tìm thấy trong vũ trụ vào giữa thế kỷ 20 bởi kính viễn vọng. Ngày nay, trong các đám mây khí giữa các ngôi sao đã phát hiện nhiều phân tử có cấu trúc phức tạp, được cấu tạo từ hàng chục nguyên tử và các phân tử axit amin đơn giản, một trong những thành phần cơ bản của protein, một thành phần quan trọng của sự sống.

Trong tiềm thức nhân loại sự sống chỉ tồn tại trên trái đất, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện trên một hành tinh khác của hệ mặt trời sự sống cũng hiện hữu, bởi lẽ họ tìm thấy các khoáng thể Hydro-cacbon khổng lồ, khí metan ở cả thể rắn lẫn thể lỏng. Ví dụ trên vệ tinh Titan của sao Thổ, các nhà khoa học đã tìm thấy trong bầu khí quyển hành tinh lạ một chu kỳ tuần hoàn của khí metan, giống như chu kỳ tuần hoàn của nước trên mặt đất. Metan – là một loại khí nhà kính, giữ cho bề mặt của Titan có nhiệt độ tương đối cao.

Ngoài tìm thấy các phần tử hữu cơ trên một hành tinh ngoài hệ mặt trời. Các nhà thiên văn Mark Suein, Gotam Vashit trường ĐH Kỹ thuật California và Djovan Tinetti ĐH London đã thành công khi tìm ra khí metan trong hành tinh HD189733b qua quang phổ. Nghiên cứu của hai nhà khoa học đã được ghi nhận và công bố trên Nature.

Nhờ phân bố mặt phẳng quỹ đạo thích hợp, HD189733b thường xuyên được nhìn thấy dưới hình ngôi sao tròn, đôi khi xuất hiện thiên thực trong khoảng một giờ. Chính điều đó mà các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh này.

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện bước sóng của tia hồng ngoại (NICMOS) qua kính thiên văn quang phổ Habblo. Những nhà khoa học sử dụng kính thiên văn chụp quang phổ ở bước sóng trong khoảng 1.4 đến 2.5 micromet: bức xạ với bước sóng dài như vậy dễ dàng bị hấp thụ khi xuyên qua các phân tử nước, metan và các khí khác, tạo nên các vạch quang phổ.

Sau khi nhận được các kết quả phân tích quang phổ, các nhà khoa học bắt đầu lựa chọn các mầu quang phổ rõ nét nhất để nghiên cứu. Các phân tử Hydro chiếm một phần trong khí quyển của HD189733b, ngoài ra các thành phần chiếm số lượng lớn là các phân tử có cấu trúc đơn giản tạo thành từ Hydro và Cacbon như: nước, khí metan và khí oxitcacbon (H2O, CH4 và CO).

Những kết quả chính xác đã được công bố và chỉ ra rằng nếu trong bầu khí quyển chỉ có hơi nước thì không thể hấp thụ các tia bức xạ có bước sóng ánh sáng trong khoảng 2.1-2.4 micromet. Các nhà khoa học đoán rằng các tia bức xạ bị hấp thụ bởi khí metan vì quá trình mô phỏng cho thấy trong bầu khí quyển HD189733b có khoảng 0.05% nước và 0.005% metan, kết quả cuối cùng cho thấy tỷ lệ này cao hơn 30 lần so với bầu khí quyển của trái đất.

Qua kết quả quan sát, có khoảng 0.001% khí amoniac, nhưng các nhà khoa học không thể khẳng định được chính xác là trong bầu khí quyển HD189733b có khí amoniac hay không. Song với những phát hiện ra dấu vết của khí metan, các nhà khoa học tin rằng đây là lần đầu tiên thành phần cơ bản của protein được tìm thấy ở hành tinh xa xôi này.

Bùi Hà (Theo gazeta.ru)

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)