Tìm thấy những lỗ đen mới trong dải Ngân hà

Các nhà vật lý thiên văn đã khám phá ra các dấu hiệu của những lỗ đen mới bên trong dải Ngân hà và tin rằng nó có thể đạt tới con số 10.000. Phát hiện mang tính đột phá này sẽ cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc hơn về việc lỗ đen hình thành như thế nào.

Theo một công bố mới xuất bản trên NatureA density cusp of quiescent X-ray binaries in the central parsec of the galaxy“, những hố đen khối lượng sao (stellar black hole) tồn tại bên cạnh Sagittarius A – lỗ đen siêu khối lượng mà chúng ta đã biết nằm ở trung tâm dải Ngân hà.

Khám phá này cũng cho biết có một số lượng lớn các lỗ đen trong khắp thiên hà nhiều hơn chúng ta đã biết. Nó có thể giúp mở rộng thêm hiểu biết của chúng ta về sóng hấp dẫn, những vòng xoắn trong không – thời gian do những sự kiện vũ trụ tạo ra, ví dụ như sự sáp nhập của các vật thể có khối lượng lớn.

Nghiên cứu này cũng tìm thấy những lỗ đen mới lớn gấp 10 lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Để dễ tưởng tượng ra những lỗ đen này, chúng ta có thể so sánh nó với lỗ đen siêu khối lượng Sagittarius A đã biết: Sagittarius A gấp mặt trời 4 triệu lần. 

“Nghiên cứu này sẽ mở ra nhiều ý tưởng khác”, Chuck Hailey – nhà nghiên cứu vật lý thiên văn tại trường đại học Columbia và là tác giả chính của nghiên cứu. “Trung tâm của thiên hà là một nơi hết sức kỳ lạ. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao các nhà khoa học lại thích nghiên cứu nó”. Ông nói thêm với hãng thông tấn AFP, “nó như phần nổi của tảng băng trôi”.

Thực tế lấp đầy các “lỗ hổng” lý thuyết

Các nhà khoa học đã phát triển lý thuyết là vòng quay trong trung tâm của các thiên hà có một số lượng lớn các lỗ đen sao, được hình thành từ sự suy sụp của các ngôi sao lớn – nơi lực hấp dẫn mạnh đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể vượt ra ngoài nhưng cho đến bây giờ họ vẫn chưa có bằng chứng nào về chúng trong vùng lõi của Ngân hà.

Bằng chứng của lý thuyết này đã được nhà vật lý Karl Jansky trình bày đầu tiên vào năm 1931, khi ông khám khá ra các sóng vô tuyến từ vùng lõi dải Ngân hà.

Những các lỗ đen mới được khám phá trong vòng 19,2 nghìn tỷ dặm (tương đương 30,9 nghìn tỷ km) của lỗ đen siêu khối lượng tại khu vực trung tâm. Trái đất nằm trong cánh tay xoắn ốc của Ngân hà, cách trung tâm khoàng 3.000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 5,9 nghìn tỷ dặm, hoặc 9,5 nghìn tỷ km).

Các lỗ đen đóng vai trò như những nguồn phát lực hấp dẫn cường độ lớn có khả năng hấp thụ bụi vũ trụ và khí xung quanh nó và thông qua lực hút hấp dẫn cường độ lớn của chúng mà hình thành nên những ngôi sao trong các dải thiên hà quay xung quanh. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn còn chưa tường tận về việc chúng được hình thành như thế nào. 

Thanh Nhàn dịch

Nguồn: http://www.dw.com/en/scientists-find-new-black-holes-in-milky-way/a-43258145

Tác giả

(Visited 18 times, 1 visits today)