Trung Quốc khởi động “mặt trời nhân tạo”
Lần đầu tiên, Trung Quốc thành công trong việc khởi động lò phản ứng nhiệt hạch hạt nhân “mặt trời nhân tạo”, hãng thông tấn nhà nước của quốc gia này chính thức thông báo. Qua đó, họ đã tạo ra một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy năng lực nghiên cứu hạt nhân của mình.
Lò phản ứng Tokamak HL-2M là thiết bị nghiên cứu thực nghiệm về nhiệt hạch hạt nhân tiên tiến lớn nhất và các nhà khoa học có thể có tiềm năng đem lại một nguồn năng lượng sạch vô cùng lớn.
Theo lời Nhân dân nhật báo, lò phản ứng này sử dụng một điện trường lớn để tạo môi trường cho plasma nóng và có thể đạt tới các mức nhiệt độ trên 150 triệu 0C – nóng hơn lõi mặt trời tới xấp xỉ 10 lần.
Đặt tại tây nam Tứ Xuyên và hoàn thành vào năm ngoái, lò phản ứng này thường được gọi là “mặt trời nhân tạo”, ngụ ý về lượng nhiệt và điện khổng lồ mà nó tạo ra.
“Sự phát triển của năng lượng nhiệt hạch hạt nhân không chỉ là cách để giải quyết nhu cầu năng lượng chiến lược của Trung Quốc mà còn có ý nghĩa vô cùng lớn với sự phát triển bền vững trong tương lai của năng lượng và nền kinh tế quốc gia Trung Quốc”, bài báo giới thiệu về lò phản ứng nhiệt hạch của Trung Quốc đăng tải trên Nhân dân nhật báo bình luận.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển những phiên bản nhỏ hơn của lò phản ứng nhiệt hạch hạt nhân kể từ năm 2006.
Họ lập kế hoạch sử dụng thiết bị này trong việc hợp tác với các nhà khoa học đang làm việc với Lò phản ứng thực nghiệm nhiệt hạch hạt nhân quốc tế ITER – dự án nghiên cứu nhiệt hạch hạt nhân lớn nhất thế giới đặt tại Pháp, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Nhiệt hạch được coi là Chén Thánh của năng lượng. Nó hợp nhất hạt nhân nguyên tử để tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ – trái ngược với quá trình xử lý phân hạch trong các lò phản ứng hạt nhân và vũ khí nguyên tử, vốn phân rã chúng thành các mảnh nhỏ hơn.
Không như phân hạch, nhiệt hạch không tạo ta nhiều chất thải phóng xạ và ít mang đến những tai nạn rủi ro hoặc bị đánh cắp vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên đạt được phản ứng nhiệt hạch là điều vô cùng khó khăn và đắt đỏ, ví dụ tổng chi phí cho ITER ước tính là 22,5 tỉ USD.