Trung tâm tri thức: Nỗ lực thất bại của Singapore
Kinh nghiệm thất bại của Singapore trong việc "đổ tiền" để mời các trường ĐH danh tiếng mở chi nhánh ở nước mình có thể là bài học đáng giá cho giáo dục Việt Nam.
Trong một tòa cao ốc mới xây ở vùng dân cư yên tĩnh của Singapore có một lớp dạy làm phim mới mở. Đó là khóa học đầu tiên của phân hiệu danh tiếng Tisch về Nghệ thuật châu Á của ĐH New York. Khóa học 3 năm về làm phim này có 33 nghiên cứu sinh, một nửa là người Mỹ và chỉ có hai là người Singapore. Tisch có kế hoạch trong năm tới sẽ mở thêm chương trình đào tạo cao học về nghệ thuật. Chương trình khóa học giống hệt ở Mỹ, học phí cũng tương đương.
Từ việc thuyết phục được Tisch mở chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài, các nhà lập kế hoạch kinh tế của Singapore bước đầu nhắm tới mục tiêu: Đầu tiên là biến Singapore thành “nhà trường toàn cầu” – nơi các trường ĐH đẳng cấp quốc tế mở chi nhánh để đào tạo tài năng – chủ yếu là sinh viên châu Á. Tiếp theo là rũ bỏ được tiếng xấu về một Singapore tẻ nhạt, các điều luật cứng nhắc khiến người dân kém sáng tạo.
Singapore đặt kế hoạch đến 2015 sẽ thu hút 150 nghìn sinh viên nước ngoài, tăng hơn so với con số hiện nay là khoảng 80 nghìn. Phần lớn sinh viên nước ngoài đến từ Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Tham vọng này phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng của giáo dục toàn cầu. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, năm 2005, toàn thế giới có 2,7 triệu người du học, tăng 1,3 triệu so với thập kỷ trước. Phần lớn du học sinh đến Mỹ, sau đó là Anh, Úc.
Singapore muốn tham gia vào thị trường du học đó. Các trường ĐH của Singapore có chút sức hút với học sinh châu Á song vẫn thua xa so với phân hiệu của các trường ĐH phương Tây danh tiếng. Từ 1998, khoảng 16 trường đại học nước ngoài đã liên kết với các trường đại học của Singapore để xây dựng chương trình liên kết đào tạo, giống như những chương trình đào tạo do ĐH Công nghệ Nam Dương và trường dạy về kinh doanh nhà hàng khách sạn nổi tiếng của ĐH Cornell cùng tiến hành. Một trong hai phân hiệu của INSEAD (Học viện châu Âu về quản trị kinh doanh – European Institute for Business Administration) cũng nằm ở Singapore – phân hiệu kia nằm ở Pháp.
Thuyết phục ĐH Harvard mở phân hiệu ở Singapore – và làm nhạt đi thương hiệu danh tiếng của mình – có vẻ là sự không tưởng. Singapore chưa bao giờ giấu giếm các nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình cũng như khát vọng sử dụng nguồn lực đó để thúc đẩy các lĩnh vực mà những người đứng đầu nước này tin rằng họ có lợi thế so với các đối thủ của mình, chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Sự vươn lên của Trung Quốc càng làm họ hành động gấp gáp hơn nhằm phát triển những ngành kinh tế đầu tàu dựa trên tri thức, thay thế cho các ngành sản xuất đã bước vào buổi xế chiều.
Bên cạnh Trường Nghệ thuật châu Á Tisch là một tòa nhà 12 tầng màu trắng. Giống như tòa nhà của trường Tisch vừa được sửa sang lại, tòa nhà này thuộc về bộ Giáo dục và từng là trường Đại học Bách khoa. Đầu năm nay, Trường ĐH New South Wales (UNSW) của Úc đã làm lễ ra mắt rầm rộ một phân hiệu tạm thời ở đây, với 148 sinh viên năm thứ nhất. Trong khi đó, ở phía bên kia thành phố, gần Sân bay quốc tế Changi, công trình xây dựng khu phức hợp của UNSW trị giá 91 triệu USD, đủ chỗ cho 15 nghìn sinh viên, cũng đã động thổ. Đáng lẽ nó đã trở thành ngôi trường đại học nước ngoài hoàn chỉnh đầu tiên ở Singapore.
Tuy nhiên, đến tháng 5 vừa rồi thì dự án chấm dứt. UNSW bất ngờ hoãn kế hoạch xây dựng và đồng thời thông báo đóng cửa luôn phân hiệu tạm thời sau khi đã tiêu tốn tổng cộng 14,4 triệu USD. Hiệu phó của trường – ông Fred Hilmer – gọi dự án này là một “gánh nặng tài chính không thể kham nổi” và đề nghị chuyển sinh viên của phân hiệu này đến Sydney. Ông nói với báo chí rằng, con số sinh viên đăng ký nhập học không khả quan và đưa ra lời giải thích: “Khi một sinh viên nói, ‘tôi muốn có bằng của trường đại học Úc’ thì câu đó có nghĩa là ‘tôi muốn trải nghiệm cuộc sống ở Sydney… được đi mua ván lướt sóng” .
Hãy gạt qua một bên chuyện đất nước đảo quốc này thiếu ván lướt sóng, thật khó mà đánh giá tại sao việc mở một phân hiệu UNSW ở Singapore lại “khó kham nổi” như vậy.
Những người quản lý của trường bây giờ đang tranh cãi với Singapore về khoản nợ 10,8 triệu USD trong khoản hỗ trợ của chính phủ, bằng chứng dễ thấy nhất về sự hào phóng của chính phủ trong dự án này. Báo chí Úc cho biết, chính phủ Singapore đã thanh toán hầu hết chi phí xây dựng trường mới. Tuy nhiên khi tờ Sydney Morning Herald đề nghị UNSW công bố thêm chi tiết thì trường này chỉ trả lời rằng những giao dịch với Ủy ban Phát triển kinh tế (EDB) là bí mật và phải tuân thủ các quy định khắt khe về bảo vệ bí mật của Singapore. Ngay cả tờ Straits Times dễ dãi mà cũng phải lên tiếng về việc bưng bít thông tin, gọi đó là tình thế “khó biện hộ”.
Không phải khoản hỗ trợ hào phóng hay những màn bí mật bao phủ quanh dự án này làm cho những nhà quan sát dày dạn ở Singapore ngạc nhiên. Nhưng nó động chạm đến cốt lõi của cuộc chiến chống lại tham vọng, mà như một bộ trưởng trong chính phủ phát biểu, trở thành một “Boston ở phương Đông” (ý nói, sẽ trở thành một nơi có nhiều trường đại học thu hút sinh viên nước ngoài như TP Boston của Mỹ). Khi UNSW cam kết mở phân hiệu ở Singapore vào năm 2005, ĐH Warwick của Anh cũng chạy đua mở một phân hiệu lớn ở đây. Cuối cùng, dự án này đã thất bại sau khi giảng viên và sinh viên ở đất nước mà phương Tây xem là “độc đoán nửa vời” này phản đối những nền tảng của môi trường học thuật khai phóng. Những sinh viên này cho thấy hoạt động chính trị được xem là đương nhiên trong các trường đại học ở Anh thì có thể bị loại bỏ không thương tiếc ở Singapore.
Chính điều này làm cho Singapore không có khả năng trở thành trung tâm tri thức như New York hay Oxford, nơi tự do học thuật được đề cao, ngay cả khi ý kiến đưa ra có thể gây tranh cãi dữ dội. Tháng 8 vừa qua, cảnh sát Singapore đã cấm ông Douglas Sanders, một viện sĩ Canada, người luôn vận động cho quyền của giới đồng tính, giảng bài ở nước này với lý do ông đã chỉ trích mạnh mẽ nội dung tội phạm hóa hoạt động tình dục đồng giới trong các bộ luật có từ thời thực dân. Singapore cũng nổi tiếng là dị ứng với những can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề chính trị trong nước. Các học giả nước ngoài cho rằng, điều này đã làm cho các điều tra nghiên cứu đào bới quá sâu vào vấn đề của những người đứng đầu chính phủ, đều bị loại bỏ.
Một câu hỏi đặt ra là mô hình đưa giảng viên nước ngoài vào để dạy sinh viên nước ngoài như Singapore liệu có gây ra cảm giác kinh doanh hóa giáo dục. Nhập khẩu giảng viên nước ngoài có năng lực vượt trội so với giảng viên trong nước, không hề rẻ chút nào. Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cũng là một thách thức đối với ngân sách của các trường. Sự đắt đỏ này tăng gấp đôi trong trường hợp giảng viên nước ngoài là những nhân vật danh tiếng mà Singapore cho rằng mình phải mời về bằng được để chứng tỏ vị thế của mình trong nền giáo dục toàn cầu. “Một đầu vào quan trọng của giáo dục đó là giảng viên. Ở bậc đại học, có thể nhập khẩu giảng viên, nhưng phải trả cái giá đặc biệt cho những giảng viên tầm cỡ quốc tế thì mới có thể khiến họ rời Stanford hoặc Harvard để đến Singapore,” Linda Lim, giáo sư về chiến lược người Singapore tại trường đào tạo kinh doanh của ĐH Michigan, nói.
Người dân Singapore phải đóng thuế cũng nêu câu hỏi, liệu có cần thiết phải vung tay trong việc bảo trợ các trường đại học nước ngoài hay không và liệu việc cấp học bổng cho sinh viên du học nước ngoài có đem lại mối lợi ích tương xứng cho đất nước đảo quốc này không. Các quan chức từ EDB thì nói rằng, những lợi ích về kinh tế sẽ thể hiện ở danh tiếng toàn cầu mà nền giáo dục đem lại, cũng như qua việc các trí thức nước ngoài quyết định ở lại đây làm việc hoặc nghiên cứu. Những trí thức nước ngoài có tài được mời định cư ở Singapore. Bà Lim cho rằng, các học bổng đại học có thể không đem lại cho Singapore một đội ngũ lao động trình độ cao như nước này mơ ước, cũng đúng như nhiều người được nhận học bổng chỉ xem đó là bước đệm để đến Mỹ. Việc ưu tiên sinh viên nước ngoài có tài cũng có nghĩa là sẽ có ít chỗ ở trường đại học hơn dành cho học sinh trong nước – những năm gần đây, chưa đến 30% học sinh Singapore vào đại học.
Trong các thông báo công khai, Tisch nói sẽ “làm cho đời sống nghệ thuật ở Singapore đâm chồi nảy lộc” và phải làm cho người ta liên tưởng đến cuộc sống sôi động ở Làng Greenwich những năm 60. Đó chỉ là một giả thiết. Mặc dù Singapore đã đổ tiền cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhưng đến nay, thú vui chính của người Singapore vẫn là mua sắm. Có lẽ nước này cần xem xét nghiêm túc hơn chiến dịch làm cho đất nước trở nên sinh động. Hàng thập kỷ dưới sự điều hành kiểu gia trưởng, đã khiến người dân nước này trở nên thờ ơ với chính trị. Singapore muốn thu hút trí thức nước ngoài nhưng lại không để cho người dân nước mình được cởi mở. Sự việc cấm giảng viên ủng hộ người đồng tính và có quan điểm chống lại những người Singapore bảo thủ – đã báo trước một tương lai không mấy khả quan của nền học thuật nước này.
Từ việc thuyết phục được Tisch mở chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài, các nhà lập kế hoạch kinh tế của Singapore bước đầu nhắm tới mục tiêu: Đầu tiên là biến Singapore thành “nhà trường toàn cầu” – nơi các trường ĐH đẳng cấp quốc tế mở chi nhánh để đào tạo tài năng – chủ yếu là sinh viên châu Á. Tiếp theo là rũ bỏ được tiếng xấu về một Singapore tẻ nhạt, các điều luật cứng nhắc khiến người dân kém sáng tạo.
Singapore đặt kế hoạch đến 2015 sẽ thu hút 150 nghìn sinh viên nước ngoài, tăng hơn so với con số hiện nay là khoảng 80 nghìn. Phần lớn sinh viên nước ngoài đến từ Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Tham vọng này phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng của giáo dục toàn cầu. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, năm 2005, toàn thế giới có 2,7 triệu người du học, tăng 1,3 triệu so với thập kỷ trước. Phần lớn du học sinh đến Mỹ, sau đó là Anh, Úc.
Singapore muốn tham gia vào thị trường du học đó. Các trường ĐH của Singapore có chút sức hút với học sinh châu Á song vẫn thua xa so với phân hiệu của các trường ĐH phương Tây danh tiếng. Từ 1998, khoảng 16 trường đại học nước ngoài đã liên kết với các trường đại học của Singapore để xây dựng chương trình liên kết đào tạo, giống như những chương trình đào tạo do ĐH Công nghệ Nam Dương và trường dạy về kinh doanh nhà hàng khách sạn nổi tiếng của ĐH Cornell cùng tiến hành. Một trong hai phân hiệu của INSEAD (Học viện châu Âu về quản trị kinh doanh – European Institute for Business Administration) cũng nằm ở Singapore – phân hiệu kia nằm ở Pháp.
Thuyết phục ĐH Harvard mở phân hiệu ở Singapore – và làm nhạt đi thương hiệu danh tiếng của mình – có vẻ là sự không tưởng. Singapore chưa bao giờ giấu giếm các nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình cũng như khát vọng sử dụng nguồn lực đó để thúc đẩy các lĩnh vực mà những người đứng đầu nước này tin rằng họ có lợi thế so với các đối thủ của mình, chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Sự vươn lên của Trung Quốc càng làm họ hành động gấp gáp hơn nhằm phát triển những ngành kinh tế đầu tàu dựa trên tri thức, thay thế cho các ngành sản xuất đã bước vào buổi xế chiều.
Bên cạnh Trường Nghệ thuật châu Á Tisch là một tòa nhà 12 tầng màu trắng. Giống như tòa nhà của trường Tisch vừa được sửa sang lại, tòa nhà này thuộc về bộ Giáo dục và từng là trường Đại học Bách khoa. Đầu năm nay, Trường ĐH New South Wales (UNSW) của Úc đã làm lễ ra mắt rầm rộ một phân hiệu tạm thời ở đây, với 148 sinh viên năm thứ nhất. Trong khi đó, ở phía bên kia thành phố, gần Sân bay quốc tế Changi, công trình xây dựng khu phức hợp của UNSW trị giá 91 triệu USD, đủ chỗ cho 15 nghìn sinh viên, cũng đã động thổ. Đáng lẽ nó đã trở thành ngôi trường đại học nước ngoài hoàn chỉnh đầu tiên ở Singapore.
Tuy nhiên, đến tháng 5 vừa rồi thì dự án chấm dứt. UNSW bất ngờ hoãn kế hoạch xây dựng và đồng thời thông báo đóng cửa luôn phân hiệu tạm thời sau khi đã tiêu tốn tổng cộng 14,4 triệu USD. Hiệu phó của trường – ông Fred Hilmer – gọi dự án này là một “gánh nặng tài chính không thể kham nổi” và đề nghị chuyển sinh viên của phân hiệu này đến Sydney. Ông nói với báo chí rằng, con số sinh viên đăng ký nhập học không khả quan và đưa ra lời giải thích: “Khi một sinh viên nói, ‘tôi muốn có bằng của trường đại học Úc’ thì câu đó có nghĩa là ‘tôi muốn trải nghiệm cuộc sống ở Sydney… được đi mua ván lướt sóng” .
Hãy gạt qua một bên chuyện đất nước đảo quốc này thiếu ván lướt sóng, thật khó mà đánh giá tại sao việc mở một phân hiệu UNSW ở Singapore lại “khó kham nổi” như vậy.
Những người quản lý của trường bây giờ đang tranh cãi với Singapore về khoản nợ 10,8 triệu USD trong khoản hỗ trợ của chính phủ, bằng chứng dễ thấy nhất về sự hào phóng của chính phủ trong dự án này. Báo chí Úc cho biết, chính phủ Singapore đã thanh toán hầu hết chi phí xây dựng trường mới. Tuy nhiên khi tờ Sydney Morning Herald đề nghị UNSW công bố thêm chi tiết thì trường này chỉ trả lời rằng những giao dịch với Ủy ban Phát triển kinh tế (EDB) là bí mật và phải tuân thủ các quy định khắt khe về bảo vệ bí mật của Singapore. Ngay cả tờ Straits Times dễ dãi mà cũng phải lên tiếng về việc bưng bít thông tin, gọi đó là tình thế “khó biện hộ”.
Không phải khoản hỗ trợ hào phóng hay những màn bí mật bao phủ quanh dự án này làm cho những nhà quan sát dày dạn ở Singapore ngạc nhiên. Nhưng nó động chạm đến cốt lõi của cuộc chiến chống lại tham vọng, mà như một bộ trưởng trong chính phủ phát biểu, trở thành một “Boston ở phương Đông” (ý nói, sẽ trở thành một nơi có nhiều trường đại học thu hút sinh viên nước ngoài như TP Boston của Mỹ). Khi UNSW cam kết mở phân hiệu ở Singapore vào năm 2005, ĐH Warwick của Anh cũng chạy đua mở một phân hiệu lớn ở đây. Cuối cùng, dự án này đã thất bại sau khi giảng viên và sinh viên ở đất nước mà phương Tây xem là “độc đoán nửa vời” này phản đối những nền tảng của môi trường học thuật khai phóng. Những sinh viên này cho thấy hoạt động chính trị được xem là đương nhiên trong các trường đại học ở Anh thì có thể bị loại bỏ không thương tiếc ở Singapore.
Chính điều này làm cho Singapore không có khả năng trở thành trung tâm tri thức như New York hay Oxford, nơi tự do học thuật được đề cao, ngay cả khi ý kiến đưa ra có thể gây tranh cãi dữ dội. Tháng 8 vừa qua, cảnh sát Singapore đã cấm ông Douglas Sanders, một viện sĩ Canada, người luôn vận động cho quyền của giới đồng tính, giảng bài ở nước này với lý do ông đã chỉ trích mạnh mẽ nội dung tội phạm hóa hoạt động tình dục đồng giới trong các bộ luật có từ thời thực dân. Singapore cũng nổi tiếng là dị ứng với những can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề chính trị trong nước. Các học giả nước ngoài cho rằng, điều này đã làm cho các điều tra nghiên cứu đào bới quá sâu vào vấn đề của những người đứng đầu chính phủ, đều bị loại bỏ.
Một câu hỏi đặt ra là mô hình đưa giảng viên nước ngoài vào để dạy sinh viên nước ngoài như Singapore liệu có gây ra cảm giác kinh doanh hóa giáo dục. Nhập khẩu giảng viên nước ngoài có năng lực vượt trội so với giảng viên trong nước, không hề rẻ chút nào. Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cũng là một thách thức đối với ngân sách của các trường. Sự đắt đỏ này tăng gấp đôi trong trường hợp giảng viên nước ngoài là những nhân vật danh tiếng mà Singapore cho rằng mình phải mời về bằng được để chứng tỏ vị thế của mình trong nền giáo dục toàn cầu. “Một đầu vào quan trọng của giáo dục đó là giảng viên. Ở bậc đại học, có thể nhập khẩu giảng viên, nhưng phải trả cái giá đặc biệt cho những giảng viên tầm cỡ quốc tế thì mới có thể khiến họ rời Stanford hoặc Harvard để đến Singapore,” Linda Lim, giáo sư về chiến lược người Singapore tại trường đào tạo kinh doanh của ĐH Michigan, nói.
Người dân Singapore phải đóng thuế cũng nêu câu hỏi, liệu có cần thiết phải vung tay trong việc bảo trợ các trường đại học nước ngoài hay không và liệu việc cấp học bổng cho sinh viên du học nước ngoài có đem lại mối lợi ích tương xứng cho đất nước đảo quốc này không. Các quan chức từ EDB thì nói rằng, những lợi ích về kinh tế sẽ thể hiện ở danh tiếng toàn cầu mà nền giáo dục đem lại, cũng như qua việc các trí thức nước ngoài quyết định ở lại đây làm việc hoặc nghiên cứu. Những trí thức nước ngoài có tài được mời định cư ở Singapore. Bà Lim cho rằng, các học bổng đại học có thể không đem lại cho Singapore một đội ngũ lao động trình độ cao như nước này mơ ước, cũng đúng như nhiều người được nhận học bổng chỉ xem đó là bước đệm để đến Mỹ. Việc ưu tiên sinh viên nước ngoài có tài cũng có nghĩa là sẽ có ít chỗ ở trường đại học hơn dành cho học sinh trong nước – những năm gần đây, chưa đến 30% học sinh Singapore vào đại học.
Trong các thông báo công khai, Tisch nói sẽ “làm cho đời sống nghệ thuật ở Singapore đâm chồi nảy lộc” và phải làm cho người ta liên tưởng đến cuộc sống sôi động ở Làng Greenwich những năm 60. Đó chỉ là một giả thiết. Mặc dù Singapore đã đổ tiền cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhưng đến nay, thú vui chính của người Singapore vẫn là mua sắm. Có lẽ nước này cần xem xét nghiêm túc hơn chiến dịch làm cho đất nước trở nên sinh động. Hàng thập kỷ dưới sự điều hành kiểu gia trưởng, đã khiến người dân nước này trở nên thờ ơ với chính trị. Singapore muốn thu hút trí thức nước ngoài nhưng lại không để cho người dân nước mình được cởi mở. Sự việc cấm giảng viên ủng hộ người đồng tính và có quan điểm chống lại những người Singapore bảo thủ – đã báo trước một tương lai không mấy khả quan của nền học thuật nước này.
TRẦN ANH (theo F.E.E.R)
(Visited 3 times, 1 visits today)