Từ học lỏm thành dẫn đầu
Định hướng và động lực thúc đẩy nền công nghệ của Hàn Quốc là từ việc làm chủ kỹ thuật lắp ráp các sản phẩm nhập ngoại của các tập đoàn công nghiệp. Chính phủ Hàn Quốc đã có những tác động hết sức khéo léo để hỗ trợ sự phát triển này.
Bài học Samsung
Năm 1969, trong chuyến thăm tập đoàn HITACHI, ông chủ tịch tập đoàn Samsung Byung-Chul Lee đã nhận ra sức mạnh của những chiếc bán dẫn và con chip nhỏ bé và nhận định: trong tương lai, chip điện tử sẽ là “cơm của công nghiệp” (Industrial rice). Ngay sau đó, ông chủ tịch của hãng kinh doanh đường và bảo hiểm này quyết định mở thêm công ty con Samsung Electronics. Khi đó Hàn Quốc là một quốc gia đang phát triển, thị trường nội địa kém phát triển, không có những công nghệ nội địa có khả năng hỗ trợ kế hoạch của Samsung để sản xuất các hàng điện tử tiêu dùng. Chính các điều kiện này đã dẫn dắt Samsung Electronics định hình chiến lược phù hợp về phát triển công nghệ.
Bắt đầu là với chiếc máy quay mà ông Byung-Chul Lee mang từ Nhật về. Các kỹ sư của Samsung đã tháo ra, thử thay thế một số chi tiết, kết quả là… máy không hoạt động! Phải mất 2 năm làm việc vất vả họ mới thành công. Từ sau chiếc máy quay này, Samsung Electronics bắt đầu thành công với các sản phẩm radio cassette (1974), TV màu (1976), máy quay (1989)… và hiện dẫn đầu thế giới với màn hình LCD và DRAM. Theo tờ Bussuness Week 8/2005, Samsung Electronics đã trở thành công ty điện tử dân dụng và IT số 1 thế giới.
Sự phát triển công nghệ của Samsung Electronics gồm 5 giai đoạn:
-Làm chủ kỹ thuật rắp ráp đơn giản (CKDs) nhập khẩu từ các đối tác liên doanh;
– Thay đổi CKD nhập khẩu bằng cách tạo ra một số bộ phận và thành phần từ hãng thứ ba do Samsung chọn;
– Thiết kế những sản phẩm mới qua kỹ thuật nghịch đảo (reverse oder) mà không dựa trực tiếp vào sự giúp đỡ của nước ngoài;
-Thiết kế các sản phẩm tiên tiến thông qua kỹ thuật nghịch đảo cùng đổi mới công ty;
– Đạt được cạnh tranh công nghệ.
Có thể nói 5 giai đoạn trên là khuôn mẫu chung cho sự phát triển của mọi công ty công nghệ khác Hàn Quốc, tạo nên điều vẫn được các nước gọi là “kỳ tích sông Hàn”.
Từ thành công của Samsung Electronics có thể nhận thấy, một “quyết định chiến lược” định hướng cả một nền công nghệ đã xuất phát từ một cá nhân và những tham vọng lớn được thực hiện một cách kiên nhẫn, không hề có ngay ảo tưởng về “đột phá”.
Thực tế ở nhiều nước cho thấy, chính những người định ra các chiến lược KH&CN, R&D của chính phủ lại thiếu tầm nhìn rõ ràng và tính toán thực tế. Điển hình là thất bại của Indonesia trong việc phát triển ngành công nghiệp máy bay. Những năm 80, nước này đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư mạnh, song mọi kế hoạch đều “đổ bể” vì không chú trọng đào tạo các nhân viên kỹ thuật và thợ tay nghề cao.
Đội ngũ kỹ sư của Samsung Electronics do hoạt động trong môi trường doanh nghiệp cũng đã tránh được “hội chứng PhD”: đam mê những đề tài nghiên cứu ở tuyến đầu mà từ bỏ những nhu cầu quốc gia (nhiều khi những nhu cầu đó lại đơn giản và không đòi hỏi thử thách nhiều về trí tuệ).
Vẫn cần kế hoạch KH&CN của nhà nước
Song, không thể phủ nhận vai trò của chính phủ Hàn Quốc trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về công nghệ. Để hợp nhất các mối quan tâm của ngành công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn làm thành viên Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia, đồng thời khuyến khích các hãng công nghiệp tham gia vào các chương trình R&D quốc gia. Chính các kế hoạch KH&CN đã huy động nguồn lực KH&CN một cách hiệu quả, vừa dẫn dắt các hoạt động R&D của tư nhân vừa thiết lập các hướng ưu tiên trong đầu tư cho KH&CN.
Khi sức sản xuất còn thấp, chính phủ Hàn Quốc không vội vã “đi tắt đón đầu” mà cực kì thành công khi xác định nhiệm vụ các kế hoạch KH&CN phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. Những năm 60 – 70, Hàn Quốc chỉ xác định xây dựng tiềm lực KH&CN để thúc đẩy công nghiệp hóa, trọng tâm là có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ và tuyên truyền quảng bá về KH&CN. Đến những năm 80, khi nền kinh tế đã khá phát triển, Hàn Quốc mới đặt mục tiêu có được “năng lực sáng tạo đích thực” trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Phải tận đến những năm 90, Hàn Quốc mới thiết lập được sự phối hợp giữa nhà nước với khối tư nhân để có được các công nghệ chiến lược nhằm đuổi kịp các nước phát triển.
Quá trình phát triển nền kinh tế chính là quá trình “ra đề” cho phát triển công nghệ. Nói cách khác, chiến lược về công nghệ của Hàn Quốc chính là để đáp ứng nhu cầu công nghệ của nền kinh tế. Năm 1962, lần đầu tiên Hàn Quốc xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ. Nhưng mãi đến1997, khi đã là một cường quốc kinh tế, Hàn Quốc mới lập kế hoạch KH&CN 5 năm như là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng từ năm 1997, các kế hoạch KH&CN được xây dựng độc lập. Đến 2002, kế hoạch KH&CN cơ bản được xây dựng dựa trên Luật về KH&CN. Hiện kế hoạch KH&CN cơ bản lần thứ 2 (2008-2012) mới đang trong quá trình xây dựng.
Dù được đánh giá là thành công, trên thực tế các kế hoạch KH&CN của Hàn Quốc cũng gặp không ít vấn đề như các hoạt động chỉ mang tính hình thức, chính phủ can thiệp quá nhiều vào khối tư nhân, các cơ quan nghiên cứu công lập có hiệu quả thấp.
Năm 1969, trong chuyến thăm tập đoàn HITACHI, ông chủ tịch tập đoàn Samsung Byung-Chul Lee đã nhận ra sức mạnh của những chiếc bán dẫn và con chip nhỏ bé và nhận định: trong tương lai, chip điện tử sẽ là “cơm của công nghiệp” (Industrial rice). Ngay sau đó, ông chủ tịch của hãng kinh doanh đường và bảo hiểm này quyết định mở thêm công ty con Samsung Electronics. Khi đó Hàn Quốc là một quốc gia đang phát triển, thị trường nội địa kém phát triển, không có những công nghệ nội địa có khả năng hỗ trợ kế hoạch của Samsung để sản xuất các hàng điện tử tiêu dùng. Chính các điều kiện này đã dẫn dắt Samsung Electronics định hình chiến lược phù hợp về phát triển công nghệ.
Bắt đầu là với chiếc máy quay mà ông Byung-Chul Lee mang từ Nhật về. Các kỹ sư của Samsung đã tháo ra, thử thay thế một số chi tiết, kết quả là… máy không hoạt động! Phải mất 2 năm làm việc vất vả họ mới thành công. Từ sau chiếc máy quay này, Samsung Electronics bắt đầu thành công với các sản phẩm radio cassette (1974), TV màu (1976), máy quay (1989)… và hiện dẫn đầu thế giới với màn hình LCD và DRAM. Theo tờ Bussuness Week 8/2005, Samsung Electronics đã trở thành công ty điện tử dân dụng và IT số 1 thế giới.
Sự phát triển công nghệ của Samsung Electronics gồm 5 giai đoạn:
-Làm chủ kỹ thuật rắp ráp đơn giản (CKDs) nhập khẩu từ các đối tác liên doanh;
– Thay đổi CKD nhập khẩu bằng cách tạo ra một số bộ phận và thành phần từ hãng thứ ba do Samsung chọn;
– Thiết kế những sản phẩm mới qua kỹ thuật nghịch đảo (reverse oder) mà không dựa trực tiếp vào sự giúp đỡ của nước ngoài;
-Thiết kế các sản phẩm tiên tiến thông qua kỹ thuật nghịch đảo cùng đổi mới công ty;
– Đạt được cạnh tranh công nghệ.
Có thể nói 5 giai đoạn trên là khuôn mẫu chung cho sự phát triển của mọi công ty công nghệ khác Hàn Quốc, tạo nên điều vẫn được các nước gọi là “kỳ tích sông Hàn”.
Từ thành công của Samsung Electronics có thể nhận thấy, một “quyết định chiến lược” định hướng cả một nền công nghệ đã xuất phát từ một cá nhân và những tham vọng lớn được thực hiện một cách kiên nhẫn, không hề có ngay ảo tưởng về “đột phá”.
Thực tế ở nhiều nước cho thấy, chính những người định ra các chiến lược KH&CN, R&D của chính phủ lại thiếu tầm nhìn rõ ràng và tính toán thực tế. Điển hình là thất bại của Indonesia trong việc phát triển ngành công nghiệp máy bay. Những năm 80, nước này đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư mạnh, song mọi kế hoạch đều “đổ bể” vì không chú trọng đào tạo các nhân viên kỹ thuật và thợ tay nghề cao.
Đội ngũ kỹ sư của Samsung Electronics do hoạt động trong môi trường doanh nghiệp cũng đã tránh được “hội chứng PhD”: đam mê những đề tài nghiên cứu ở tuyến đầu mà từ bỏ những nhu cầu quốc gia (nhiều khi những nhu cầu đó lại đơn giản và không đòi hỏi thử thách nhiều về trí tuệ).
Vẫn cần kế hoạch KH&CN của nhà nước
Song, không thể phủ nhận vai trò của chính phủ Hàn Quốc trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về công nghệ. Để hợp nhất các mối quan tâm của ngành công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn làm thành viên Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia, đồng thời khuyến khích các hãng công nghiệp tham gia vào các chương trình R&D quốc gia. Chính các kế hoạch KH&CN đã huy động nguồn lực KH&CN một cách hiệu quả, vừa dẫn dắt các hoạt động R&D của tư nhân vừa thiết lập các hướng ưu tiên trong đầu tư cho KH&CN.
Khi sức sản xuất còn thấp, chính phủ Hàn Quốc không vội vã “đi tắt đón đầu” mà cực kì thành công khi xác định nhiệm vụ các kế hoạch KH&CN phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. Những năm 60 – 70, Hàn Quốc chỉ xác định xây dựng tiềm lực KH&CN để thúc đẩy công nghiệp hóa, trọng tâm là có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ và tuyên truyền quảng bá về KH&CN. Đến những năm 80, khi nền kinh tế đã khá phát triển, Hàn Quốc mới đặt mục tiêu có được “năng lực sáng tạo đích thực” trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Phải tận đến những năm 90, Hàn Quốc mới thiết lập được sự phối hợp giữa nhà nước với khối tư nhân để có được các công nghệ chiến lược nhằm đuổi kịp các nước phát triển.
Quá trình phát triển nền kinh tế chính là quá trình “ra đề” cho phát triển công nghệ. Nói cách khác, chiến lược về công nghệ của Hàn Quốc chính là để đáp ứng nhu cầu công nghệ của nền kinh tế. Năm 1962, lần đầu tiên Hàn Quốc xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ. Nhưng mãi đến1997, khi đã là một cường quốc kinh tế, Hàn Quốc mới lập kế hoạch KH&CN 5 năm như là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng từ năm 1997, các kế hoạch KH&CN được xây dựng độc lập. Đến 2002, kế hoạch KH&CN cơ bản được xây dựng dựa trên Luật về KH&CN. Hiện kế hoạch KH&CN cơ bản lần thứ 2 (2008-2012) mới đang trong quá trình xây dựng.
Dù được đánh giá là thành công, trên thực tế các kế hoạch KH&CN của Hàn Quốc cũng gặp không ít vấn đề như các hoạt động chỉ mang tính hình thức, chính phủ can thiệp quá nhiều vào khối tư nhân, các cơ quan nghiên cứu công lập có hiệu quả thấp.
—–
Ảnh: Lễ khai trương nhà máy của Samsung tại Texas
Việt Anh
(Visited 6 times, 1 visits today)