Cần một giải pháp xây dựng đội ngũ khoa học mới
Từ nhiều năm nay, Bộ KH&CN đã mong muốn có được một chính sách sử dụng, trọng dụng nhà khoa học nhằm tạo điều kiện để nhà khoa học phát huy tối đa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng từ kết quả hoạt động KH&CN. Nhưng để những chính sách đó có tính khả thi thì trước hết cần có giải pháp xây dựng một đội ngũ khoa học mới. 
Khi hiện trạng đã được cải tổ, lực lượng KHCN mới thực sự manh nha và phát triển dần, từ đó mới có đất cho những chính sách ưu đãi, sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học công nghệ phát huy tác dụng. |
Với nhóm nước có truyền thống đào tạo giáo dục chính thống lâu đời như nhóm quốc gia châu Âu lục địa (Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nga…) thì họ chọn việc tôn trọng bằng cấp đi kèm với thi cử chặt chẽ và chính danh bổ nhiệm. Ở những nước này, nhân tài trên Đại học (không tính cấp Thạc sĩ) phải được lọc qua hai cấp: Tiến sĩ (gọi chung cho Phó tiến sĩ, Ph.D, Dr.Rer nat…) và mức Tiến sĩ Khoa học (gọi chung cho Tiến sĩ Khoa học, Dr.habil, Dr.d’Etat…). Ở trình độ TSKH là mức tài năng cao nhất cho nghề nghiệp giảng dạy Đại học (Professur) việc bổ nhiệm làm Giáo sư (Professor) là đương nhiên nếu có ghế trống, Tiến sĩ cũng có thể bổ nhiệm GS như là ngoại lệ. Ở những quốc gia này, bổ nhiệm Giáo sư là việc do nhà nước (Liên bang hoặc Bang) thực hiện theo tiến cử của một số nhà khoa học độc lập có uy tín nhất. Ngay Einstein muốn được bổ nhiệm Giáo sư (có ghế hoặc thỉnh giảng) cũng phải hoàn thành luận văn Habilitation. Như vậy, nếu nhà nước muốn giữ quyền tuyển chọn và bổ nhiệm thì bộ lọc nhân tài phải nghiêm cẩn thứ bậc, minh bạch và chặt chẽ.
Ở những quốc gia theo xu hướng thực dụng, đánh giá theo thực lực (nhóm Anglo-Saxon như Anh, Mỹ) thì chỉ có một cấp Ph.D và hoàn toàn phân quyền, cạnh tranh tự do về tài năng. Đại học và Viện Nghiên cứu mọi loại hình sở hữu đều tự trị. Giáo sư là một chức vụ nghề nghiệp, lấy Ph.D là một điều kiện nhưng quyết định lại là tài năng thực sự, do trường tự chọn, tự chịu trách nhiệm và tự bổ nhiệm, hết dạy là hết chức danh. Nhà nước không can thiệp ngoài sự hỗ trợ tài chính theo luật định. Dễ nhận thấy rằng, dù là hệ thống nào thì cũng phải bảo đảm có hai vế: Động lực và Kiểm soát. Nếu động lực, đánh giá là sự ban phát của nhà nước thì bằng cấp phải được kiểm soát chặt chẽ, thực chất, qua nhiều bộ lọc độc lập có trách nhiệm. Nếu bằng cấp là thả nổi thì xã hội và thị trường nhân lực là hệ thống kiểm soát đánh giá theo thực chất, nhà nước không can thiệp. Nhà nước chỉ tạo chính sách để thu hút nhân tài cho quốc gia kể cả rút ruột các quốc gia khác.
Trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm nhà khoa học của Việt Nam ta thì áp dụng lai tạp giữa hai hệ thống: Thi cử và bằng cấp thì theo kiểu thị trường tự do kiểu Mỹ, kể cả mua bán. Đánh giá và bổ nhiệm thì lại do nhà nước độc quyền nắm giữ. Kết quả là mặt trái của hai cơ chế thả sức hoành hành. Kết quả là đến nay, hiện trạng tài năng trẻ già, giáo sư thật giả, cán bộ đầu ngành, cuối ngành… là một mớ vàng thau lẫn lộn. |
Dù đã được thiết kế chặt chẽ và hợp lý như vậy nhưng không có hệ thống nào được coi là hoàn thiện mà không phải liên tục cải tiến. Huống hồ trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm nhà khoa học của Việt Nam thì áp dụng lai tạp giữa hai hệ thống: Thi cử và bằng cấp thì theo kiểu thị trường tự do kiểu Mỹ, kể cả mua bán. Đánh giá và bổ nhiệm thì lại do nhà nước độc quyền nắm giữ. Kết quả là mặt trái của hai cơ chế thả sức hoành hành. Kết quả là đến nay, hiện trạng tài năng trẻ già, giáo sư thật giả, cán bộ đầu ngành, cuối ngành… là một mớ vàng thau lẫn lộn.
Những năm gần đây nhiều lâu đài của khoa học cũng không còn tự trọng, chăm lo cho uy tín của mình nữa, vì không ít lãnh đạo các đơn vị nhà nước đó không lo bị xã hội đào thải và chẳng còn động lực gì ngoài đồng tiền. Đến mức như Đại học Quốc gia… thậm chí còn liên kết đào tạo, bán bằng rởm, điển hình như hàng ngàn Thạc sĩ, Tiến sĩ ĐH Irwin (rởm), ĐH Giggs. Có lãnh đạo chuyên ngành ở Viện Hàn lâm nọ được xác định gian trá trong khoa học lại được nhà nước đưa lên nắm giữ những trọng trách như Tổng Cục trưởng chính cái ngành chuyên môn anh ta đã gian trá, hoặc có anh khác lại làm Viện trưởng các Viện lớn hơn nữa… Đó thật sự là nhạo báng nhân tài.
Đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là một quá trình dài hạn, có tính thừa kế liên tục. Cha nào con nấy, thầy nào trò nấy… Nếu không nhìn nhận sự thật cay đắng đó và có những quyết sách quyết liệt trong việc thanh lọc lại đội ngũ hiện có và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ mới thì mọi chính sách về ưu đãi, sử dụng, trọng dụng cán bộ KHCN, nếu có đề ra, cũng chỉ là vẽ rắn thêm chân.
Cần phải thành thật nhìn nhận rằng trong đội ngũ cán bộ KH&CN hiện nay, có nhiều người đang thực sự là vật cản vô hình chính yếu đối với mọi hoạt động KHCN. Việc đánh giá, thanh lọc đội ngũ này là cấp thiết nhưng rất khó khăn, nhất là các tổ chức KHCN ở nước ta hiện nay chủ yếu là công lập hoặc nằm trong doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tất cả các tổ chức này đã hành chính hóa nặng nề, không thể tự cải tổ được. Do vậy việc cải tổ phải là một quá trình áp đặt từ bên ngoài.
Để thực hiện chính sách cải tổ áp đặt này nhà nước có thể chọn mời cỡ 50-60 nhà khoa học thật sự, đã trực tiếp làm khoa học cho đến nay (kể cả số đã nghỉ), có thành quả cụ thể (không phải chỉ nói hay) đủ uy tín với giới chuyên môn trong và ngoài nước (chứ không phải với quan chức nhà nước). Họ phải không có hoặc không còn có tham vọng quyền lực hành chính. Những nhân vật này sẽ được giao đề xuất một chính sách và giám sát thực thi việc thanh lọc và xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ mới một cách thực chất, vô tư.
Khi hiện trạng đã được cải tổ, lực lượng KHCN mới thực sự manh nha và phát triển dần, từ đó mới có đất cho những chính sách ưu đãi, sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học công nghệ phát huy tác dụng.
***
Mấy năm trước, báo chí Việt Nam viết về câu chuyện “Tiến sĩ trẻ người Việt trên đất Đức” có đăng bức thư của một giáo sư Đức gửi cơ quan ngoại vụ Đức, xin trích1 “…Tôi đã tìm trong hơn 6 tháng qua mà không thể tìm thấy một ứng cử viên nào có khả năng và kiến thức được như vậy trong lĩnh vực này. Vì những lý do đó tôi yêu cầu quý ngài giải quyết nhanh nhất hồ sơ của kỹ sư Hoang Hung Tran.
Tôi muốn lưu ý các ngài rằng, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thu nhận được trong thời gian tôi điều hành một số công ty ở Mỹ thì lĩnh vực trên đây đang là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty của Mỹ và Đức.
Trong điều kiện nói chung rộng mở rất hấp dẫn của nước Mỹ đối với các kỹ sư nước ngoài thì sẽ có nguy cơ mất kỹ sư Hoang Hung Tran vào tay một công ty hoặc trường Đại học của Mỹ nếu quý ngài giải quyết quá chậm chạp…”
Thư yêu cầu gửi cơ quan ngoại vụ Đức (Auslandsamt) của Giáo sư M. Schroeter, chủ nhiệm bộ môn Vi điện tử (hết trích dẫn).
Bài báo cho biết là lập tức Chính phủ bang Sachsen ký ngay một hợp đồng tuyển dụng nhà khoa học 26 tuổi người Việt này với bậc lương viên chức BAT. Điều đáng chú ý là ngay đối với các kỹ sư Đức trẻ tuổi cũng khó có vị trí như vậy, huống chi là người nước ngoài, nhất là lúc tỷ lệ thất nghiệp của người Đức ở đây cao hơn 15%.
Liên tưởng với câu chuyện hành xử linh hoạt, vì nhân tài này ở nước Đức, một nước điển hình cho quy chuẩn và nguyên tắc cứng nhắc, thử hỏi, liệu có một Giáo sư Việt Nam nào có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tuyển dụng đặc cách ngay với một chàng trai trẻ tài năng nào đó, người Việt thôi chứ không phải là người nước ngoài, để giữ một trọng trách khoa học với một sự tôn trọng và đãi ngộ thích đáng đủ để giữ chân anh ta lại trong nước. Chưa nói đến sẵn sàng linh hoạt hành xử như người Đức nguyên tắc, mà chỉ riêng việc tin tưởng và tôn trọng ý kiến nhà khoa học cũng là việc hầu như ít thấy ở các quan chức hành chính Việt Nam.
Vì vậy, trong quá trình xây dựng chính sách ưu đãi sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, những ý kiến của những nhà khoa học được giao nhiệm vụ đó và của cộng đồng khoa học, cần được những quan chức quản lý KHCN (như Bộ KH&CN chẳng hạn) tôn trọng, lắng nghe.
—
1 http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/ 62151/Tien-si-tre-nguoi-Viet-tren-dat-Duc.html