Đào tạo và huấn luyện hạt nhân: Những điều cần lưu ý theo khuyến nghị của OECD (Kỳ cuối)
Điện hạt nhân đã trở thành hoạt động kinh doanh quốc tế, chịu ràng buộc của các thỏa thuận quốc tế. Các tổ chức cộng tác toàn cầu đã được thành lập với cam kết tăng cường đào tạo quốc tế và lãnh đạo ứng dụng hòa bình khoa học và công nghệ hạt nhân, như trường Đại học hạt nhân thế giới và Học viện Lãnh đạo năng lượng hạt nhân châu Âu.
Công nghiệp
Nhìn chung, cam kết của công nghiệp là vững chắc và mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực. Vài năm gần đây, do triển vọng hồi sinh của ngành hạt nhân, các đối tác công nghiệp chủ yếu đã thành công trong việc tăng tốc tuyển dụng lao động ở phạm vi toàn thế giới.
Đôi khi, các sáng kiến của công nghiệp cũng đã dẫn đến những ví dụ đáng khen ngợi về hợp tác với các trường đại học và các đối tác khác, như cấp kinh phí chủ trì, tài trợ cho các chương trình đào tạo và nghiên cứu, tham gia trực tiếp vào phát triển và thực hiện các khóa đào tạo, bảo đảm điều kiện nội trú; trong một số trường hợp, công nghiệp còn mở cửa các cơ sở hạ tầng nghiên cứu cho sinh viên.
Những mạng lưới đã phát triển cho các chương trình đào tạo, cũng cần được mở rộng cho việc huấn luyện kỹ thuật. |
Ở một số nước, công nghiệp cũng tham gia vào quá trình quan trắc nhu cầu và đáp ứng nguồn nhân lực, liên kết có hiệu quả với các trường đại học và các trường cộng đồng địa phương để giải quyết các thiếu hụt phát sinh ở các mức độ khác nhau. Một lưu ý đặc biệt là sự tham gia và sáng kiến của công nghiệp trong việc thiết lập mạng lưới đào tạo nhiều bên. Sự cộng tác của các cơ sở, các trường kỹ thuật của Hoa Kỳ đã lập ra Chương trình giảng dạy hạt nhân thống nhất, nhằm giải quyết nguồn cung kỹ thuật viên ở Hoa Kỳ. Một số mạng lưới hiện hữu như Mạng các trường đại học tiên tiến trong công nghệ hạt nhân và Mạng đào tạo hạt nhân châu Âu đang xem xét mở rộng phạm vi đào tạo nhân viên kỹ thuật. Các hoạt động này được hỗ trợ hoàn toàn.
Hấu hết các đối tác công nghiệp chủ yếu đã phát triển và duy trì quá trình huấn luyện nghề nghiệp nội bộ chặt chẽ, nhằm chuẩn bị nhân lực và bảo đảm cho việc luân chuyển nhân lực nội bộ. Trong một số trường hợp, các trung tâm và chương trình huấn luyện lớn được thiết lập để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao và đa dạng. Tuy nhiên, như đã thảo luận ở trên, thiếu hụt vẫn còn kịch tính; ở một số quốc gia, công nghiệp chưa thể giữ được các chuyên gia và chịu thất thoát kỹ năng hạt nhân sang các lĩnh vực khác, hoặc thất thoát sang các quốc gia khác trong ngữ cảnh toàn cầu hóa tăng cao.
Thông thường, nếu các điều kiện thuận lợi được làm rõ, thăng tiến trong lĩnh vực hạt nhân bảo đảm triển vọng hấp dẫn của nghề nghiệp ổn định cao và dài hạn, thì những điều đó sẽ thể hiện điểm mạnh của công nghiệp.
Nhằm thu hút và giữ được các chuyên gia trẻ có năng lực cao, ngăn chặn chảy chất xám sang lĩnh vực khác hoặc quốc gia khác, công nghiệp cần bảo đảm sự trả công cạnh tranh, khả năng thăng tiến và được công nhận. |
Một thách thức liên tục mà công nghiệp hạt nhân phải đối mặt là duy trì và thường xuyên tăng cường văn hóa an toàn. Đây là điều rất khó đo lường. Thách thức xa hơn, đó là một số ít nguồn cung đa quốc gia phải đương đầu với nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau, cũng như tính đa dạng của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quốc tế hóa
Khuynh hướng chung đặc trưng cho cả lĩnh vực là tính quốc tế hóa lớn và vẫn đang tăng lên. Ở một thị trường hợp nhất với số ít các đối tác bán công nghệ toàn cầu, với ngày càng nhiều các dự án nghiên cứu – phát triển được thực hiện xuyên biên giới, những năm gần đây đã chứng kiến mức độ toàn cầu hóa tăng cao trong công nghiệp và chuỗi cung ứng hạt nhân dân sự. Điện hạt nhân đã trở thành hoạt động kinh doanh quốc tế, chịu ràng buộc của các thỏa thuận quốc tế. Việc hợp tác pháp quy quốc tế, các nghiên cứu – triển khai cơ bản, cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp, bao gồm các cơ sở, đối tác bán hàng, nhà thầu chế tạo, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và tháo dỡ.
Liên quan đến tính quốc tế hóa tăng cao, những vấn đề mới cũng nổi lên, như tính di động của sinh viên và nguồn nhân lực, kiểm soát chất lượng đào tạo và huấn luyện, hiểu biết nhiều hơn đối với các hồ sơ công việc hạt nhân khác nhau, nhu cầu tổ hợp các chuyên môn hạt nhân chuyển giao được và kiến thức an toàn hỗ trợ cho chuối cung ứng quốc tế.
Điều này làm thúc đẩy nhiều sáng kiến quốc tế. Những chương trình mới đa dạng của các cơ quan quốc tế và liên chính phủ đưa ra các phương tiện để các tổ chức có thể sử dụng hoặc cộng tác để nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện và quản lý tri thức ở nhiều cấp độ trong phạm vi quốc tế. Các chương trình đó cũng cung cấp công cụ để các tổ chức có thể thu hút và đóng góp cho nghiên cứu thị trường lao động về nhu cầu và đáp ứng nguồn nhân lực năng lượng hạt nhân.
Chính phủ cần khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các sáng kiến và chương trình quốc tế, thúc đẩy sự bình đẳng thực chất trong đào tạo, huấn luyện được thực hiện ở các quốc gia khác nhau và đóng góp chung vào việc tăng cường khả năng phát triển nguồn nhân lực. |
Trong vài năm gần đây, các tổ chức cộng tác toàn cầu đã được thành lập với cam kết tăng cường đào tạo quốc tế và lãnh đạo ứng dụng hòa bình khoa học và công nghệ hạt nhân, như trường Đại học hạt nhân thế giới và Học viện Lãnh đạo năng lượng hạt nhân châu Âu. Vai trò của Ủy ban Châu Âu trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực được chú ý đặc biệt và kết quả là có nhiều sáng kiến mới, như: Mạng đào tạo hạt nhân châu Âu, Tổ chức đào tạo phân hạch châu Âu, Quan trắc nguồn nhân lực châu Âu trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và Trường an toàn và an ninh hạt nhân châu Âu.
Trong bối cảnh mới này, cùng với nhiệm vụ của các quốc gia có chương trình hạt nhân, nhà cung cấp và các bên bán công nghệ có trách nhiệm phát triển lực lượng lao động chuyên môn cho các quốc gia tiếp nhận công nghệ. Nhiều thỏa thuận song phương và đa phương được thiết lập tại các mức khác nhau (tổ chức, học viện, công nghiệp) và nhiều dự án đào tạo và huấn luyện xuyên quốc gia được khởi động tại một số nước. Tuy nhiên, dù các cấu phần quốc tế có xuất hiện trong công nghiệp hạt nhân và tăng thêm trong đào tạo, thì cuối cùng, trách nhiệm đối với đào tạo quốc gia vẫn thuộc về chính phủ cụ thể.
Các nước có hoạt động hạt nhân quốc gia, có cơ sở và nguồn lực mạnh đã khởi động các chương trình “huấn luyện giảng viên” bổ sung cho các chương trình tương tự của các tổ chức quốc tế (đặc biệt là của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế). Các chương trình này được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia quan tâm, được cải biên đặc thù theo nhu cầu và hệ thống đào tạo của mỗi quốc gia, nhằm hình thành tổ hợp mạnh nguồn nhân lực bản địa.
Sức thu hút của các chương trình xuyên quốc gia, cũng như của các mạng lưới vùng và quốc gia được hưởng lợi thường xuyên nhờ các phương tiện công nghệ hoàn thiện thêm. Các hệ thống liên lạc, các công cụ CNTT mới hấp dẫn hơn đối với các thế hệ trẻ và việc phổ biến chúng đem lại nhiều phương pháp học tập mới mẻ và hiệu quả. Các nguồn web và việc học tập từ xa, kết hợp cả cho đào tạo và các viện nghiên cứu, cũng như cho các chương trình huấn luyện công nghiệp cũng tăng lên. Điều đó cũng góp phần tăng nguồn sinh viên tiềm năng. Thông qua việc học tập từ xa, sinh viên có thể tham gia khóa học dù không có mặt ở trường. Tuy vậy điều này cũng làm nảy sinh một số vấn đề về tính đồng bộ và khả năng cấp chứng chỉ khóa học.
Phân loại công việc
Nhận thức được vấn đề quốc tế hóa đang nổi lên đối với lực lượng lao động và ưu tiên bao quát toàn bộ là bảo đảm an toàn; từ kinh nghiệm của một số quốc gia, nhóm chuyên gia có trách nhiệm đối với nghiên cứu này đã nghiên cứu và phân loại tập hợp các vị trí công việc có yêu cầu đáng kể về chuyên môn hạt nhân trong công nghiệp hạt nhân. Cố gắng này đặt cơ sở cho việc phát triển hệ thống phân loại hồ sơ công việc hạt nhân, đó là khung phân loại công việc.
Tất nhiên, hệ thống phân loại được đề xuất chỉ là danh nghĩa. Nó không thể là giải pháp cuối cùng hoặc duy nhất, nhưng nó cung cấp bước đi đầu tiên trong trợ giúp phát triển việc phân loại.
Văn hóa hợp chuẩn và cấp chứng chỉ đã được thiết lập rõ ràng trong đào tạo. Cần xem xét điều đó trong huấn luyện và xem xét thiết lập việc hợp chuẩn và cấp chứng chỉ độc lập cho tổ chức huấn luyện và tổ chức nhân sự. |
Các đặc điểm của công việc hạt nhân được hình thành từ các hoạt động chính liên quan đến xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động lò phản ứng thương mại và nghiên cứu; được một số công ty tiến hành phân tích. Chúng có thể được sử dụng như nền tảng ban đầu để các tổ chức hoặc chính phủ thiết lập các yêu cầu riêng của mình.
Phân tích tính phổ biến dẫn đến các nhận xét và khuyến cáo sau đây:
• Trong phạm vi toàn cầu, năng lực chuyên môn kỹ thuật và pháp quy làm rõ một cách kiên định và nổi bật các đặc điểm công việc hạt nhân. Văn hóa an toàn hạt nhân có liên hệ không thể tách rời với cả hai nhóm năng lực này.
• Dù được thực hiện trong tổ chức hoặc ở bên ngoài, thì thông tin, lời khuyên, hướng dẫn khi huấn luyện, đặc biệt những nội dung liên quan đến năng lực chuyên môn kỹ thuật và pháp quy có thể hoàn thiện thông qua hợp chuẩn huấn luyện.
• Việc huấn luyện hạt nhân và phát triển lực lượng lao động được hướng dẫn bởi một số giới hạn các tiêu chuẩn quốc tế về nghề nghiệp, dù rằng cũng có các tiêu chuẩn quốc gia, như các tiêu chuẩn được Viện Vận hành nhà máy điện hạt nhân ban hành ở Hoa Kỳ.
• Ngoài Ủy ban Hợp chuẩn hạt nhân quốc gia ở Hoa Kỳ và Học viện Kỹ năng quốc gia ở Anh, không còn cơ quan quốc gia hợp chuẩn huấn luyện hạt nhân độc lập ở đâu khác.
• Việc phân loại, như công cụ phát triển lực lượng lao động, có thể hỗ trợ lập kế hoạch lực lượng lao động trong việc dựng lên các kịch bản chi tiết cung cấp và nhu cầu kỹ năng, trong việc phát triển các tiêu chuẩn huấn luyện, và như cấu trúc của các hệ thống quản lý bảo đảm năng lực chuyên môn, như tổ chức hồ sơ hạt nhân.
• Cả chính phủ và người sử dụng lao động đều có thể có lợi ích khi tiếp cận tin tức thị trường lao động chất lượng cao và các tiêu chuẩn huấn luyện. Nó có thể cung cấp thông tin, ví dụ như, về việc can dự chính sách có mục tiêu như các chỉ thị huấn luyện, hoặc ưu tiên hóa nguồn lực cho đào tạo bậc cao hơn, và cho nghiên cứu.
• Việc phổ biến các hướng dẫn quốc tế đối với huấn luyện và bảo đảm năng lực chuyên môn sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động trong lựa chọn hoặc thiết kế chương trình phát triển lực lượng lao động phù hợp.
Văn hóa an toàn thấm vào các đặc điểm công việc hạt nhân. Về mặt này, phân loại được đề xuất làm nổi bật không chỉ việc xem xét bảo đảm năng lực chuyên môn ở các lĩnh vực trước, mà còn năng lực chuyên môn kỹ thuật và pháp quy có liên quan đến an toàn.
Cần xem xét việc tổ chức khung huấn luyện “hiểu biết hạt nhân cơ sở” với nội dung phù hợp bao gồm cả các lĩnh vực hạt nhân và các mức nghề nghiệp. |
Tài liệu tham khảo
Li, N., C. Dale, K. Kern and S. Scott (2009), “Los Alamos Nuclear Enterprise Resource and Infrastructure Model (LA-NERIM)”, Los Alamos National Laboratory, Proc. International Congress on Advances in Nuclear Power Plants 2009 (ICAPP 2009), 10-14 May 2009, Shinjuku, Tokyo, Japan.
Đọc thêm:
Kỳ 1: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=8961
Kỳ 2: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=8966&CategoryID=36