Không có một vấn đề then chốt trong việc giải quyết cơ chế quản lý khoa học của Việt Nam hiện nay. Giải pháp đưa ra phải là một giải pháp đồng bộ.
Trước tiên các nhà Lập pháp và Hành pháp cần phải hiểu sâu sắc rằng Khoa học-Kỹ thuật không phải là lĩnh vực tạo ra sản phẩm trực tiếp cho xã hội. Ngay cả tại những nước tiên tiến nhất thì một phát minh Khoa học-Kỹ thuật cũng có thể phải chờ tới nhiều thập kỷ mới trở nên có ích trong đời sống. Điều này lại càng rõ ràng ở Việt Nam. Có thể nói tại thời điểm hiện tại, tác động duy nhất của Khoa học-Kỹ thuật tới sự phát triển của xã hội là tạo ra nguồn nhân lực. Chúng ta cần đẩy mạnh phát triển Khoa học-Kỹ thuật không phải cho ngày hôm nay, ngày mai mà là cho các thế hệ sau. Một số nước phát triển rất nhanh như Nhật Bản, Hàn Quốc khiến cho ta có cảm giác họ đã thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu”, nhưng thực ra không phải. Các nước này đã có một chiến lược đào tạo con người từ rất lâu trước khi nền kinh tế của họ trỗi dậy. Chẳng hạn, Nhật Bản đã có người nhận giải thưởng Fields (giải thưởng giá trị nhất của Toán học) từ năm 1954.
Trong quản lý khoa học thì tham nhũng và đầu tư sai mục đích là những trở ngại lớn nhất. Thực tế cho thấy, việc tổ chức những quá trình thẩm định phức tạp, nhiều hội đồng ở nhiều cấp, thuộc nhiều bộ ngành khác nhau không phải là phương thức hiệu quả để đấu tranh với tệ nạn này. Trái lại, cần thực thi chính sách “một cửa” cũng như công khai minh bạch các quá trình thẩm định. Tại các nước tiên tiến đều có một cơ quan (hoặc thuộc chính phủ như NSF của Mĩ, CNRS của Pháp, hay tư nhân nhưng tới tài trợ chính từ nhà nước như DFG của Đức) chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối tài trợ nghiên cứu khoa học. Tại các cơ quan này, tiếng nói của các nhà khoa học rất có trọng lượng. Đó là mô mình mà chúng ta nên học tập.
(*) Viện Toán học
(Visited 1 times, 1 visits today)