Giá trị kinh tế và văn hóa trong bảo tồn nguồn gene
Tài nguyên di truyền có ý nghĩa quan trọng với một quốc gia, với những giá trị kinh tế gắn liền với tính độc đáo và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; hay giá trị đa dạng sinh học của nguồn gene sinh vật tự nhiên; bên cạnh đó là giá trị văn hóa đáng kể. Nhưng nguồn tài nguyên đó đang ngày một suy giảm do chúng ta thiếu coi trọng và hạn hẹp về tầm nhìn.
Tương tự như vậy là tình trạng khai thác, nuôi trồng các giống cây thuốc. Bộ Y tế cho biết từ trước năm 1990 chúng ta đã mất đi nhiều loại cây thuốc do sự khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, thu hái theo kiểu tận thu, làm mất khả năng tái sinh tự nhiên dẫn đến cạn kiệt nhanh chóng. Các vùng trồng cây thuốc truyền thống bị thu hẹp hoặc biến mất. Không ít giống cây làm nguyên liệu dược liệu trước đây từng được sản xuất đại trà ở nước ta, nay bị thui chột do tình trạng tái phụ thuộc vào dược liệu nhập khẩu.
Mặc dù các Bộ, ngành đều đã lên tiếng về tình trạng suy giảm tài nguyên di truyền, nhưng đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, thống kê nghiêm túc đầy đủ đánh giá về hiện trạng suy giảm này, hoặc đưa ra những dự đoán về nguy cơ cụ thể tiếp theo trong tương lai, làm căn cứ để các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp kịp thời.
Với nhận thức rằng tài nguyên di truyền cũng gắn với các giá trị văn hóa, chúng ta thấy rằng cần đưa việc quảng bá, bảo tồn nguồn tài nguyên này vào các hoạt động cụ thể về bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa. Những lễ hội dân gian sẽ trở nên sinh động và tăng phần thiết thực hơn nếu trong quy định về tài trợ từ Ngân sách Nhà nước có những quy định yêu cầu nội dung sự kiện phải có phần trưng bày, biểu diễn chế biến các sản vật truyền thống của địa phương, dựa trên nguồn nguyên liệu thực sự là cổ truyền của địa phương và hiện đang có nguy cơ bị mai một hoặc biến mất. |
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia và nhà quản lý, giải pháp cơ bản nhất để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn tài nguyên di truyền là dựa vào sức dân – vì chỉ có người dân bản địa mới hiểu rõ nhất về các tài nguyên di truyền của địa phương mình – và Nhà nước phải có những chính sách giám sát, điều tiết làm thay đổi lối khai thác mang tính chụp giật theo lợi ích nhất thời như hiện nay, trở thành các phương thức khai thác có tính bền vững lâu dài. Muốn vậy thì Nhà nước cần tài trợ cho các nghiên cứu chỉ ra giá trị kinh tế của một số nguồn gene di truyền chất lượng cao đang bị đe dọa, đưa ra phương thức triển khai bảo tồn có tính bền vững, đặc biệt là những phương án bảo tồn theo hướng xã hội hóa, đồng thời khuyến khích nguồn lực xã hội đầu tư vào những dự án sản xuất kinh doanh giúp bảo tồn nguồn gene bản địa.
Mặt khác chúng ta cũng cần có tầm nhìn xa hơn, thấy rằng đi kèm với những suy giảm về nguồn gene không chỉ là thiệt hại về giá trị kinh tế mà cả những mất mát về tri thức và văn hóa của cộng đồng. Khi các giống cây trồng, vật nuôi mất đi, những kinh nghiệm nuôi trồng – hầu hết mang tính truyền miệng từ đời này sang đời khác – cũng mai một theo, và xu hướng này sẽ càng tăng nhanh do sự thiếu quan tâm của công chúng xã hội.
Với nhận thức rằng tài nguyên di truyền cũng gắn với các giá trị văn hóa, chúng ta thấy rằng cần đưa việc quảng bá, bảo tồn nguồn tài nguyên này vào các hoạt động cụ thể về bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa. Những lễ hội dân gian sẽ trở nên sinh động và tăng phần thiết thực hơn nếu trong quy định về tài trợ từ Ngân sách Nhà nước có những quy định yêu cầu nội dung sự kiện phải có phần trưng bày, biểu diễn chế biến các sản vật truyền thống của địa phương, dựa trên nguồn nguyên liệu thực sự là cổ truyền của địa phương và hiện đang có nguy cơ bị mai một hoặc biến mất. Đồng thời Nhà nước cũng có thể có chính sách khuyến khích người dân dùng những sản vật này trong hoạt động du lịch. Những chính sách có tính xúc tác như vậy kèm theo sự giám sát hợp lý của Nhà nước sẽ giúp vảo vệ bản sắc văn hóa địa phương, làm sống dậy những nghề truyền thống, tăng sức hút du lịch, và đặc biệt tạo động lực để người dân tìm cách bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi của quê hương mình.