KIST – Viện nghiên cứu theo hợp đồng (Kỳ I)

Năm 1953, Hàn Quốc bước ra khỏi cuộc chiến tranh trong đói nghèo và lạc hậu, thiếu tài nguyên và thiếu vốn. Trong bối cảnh như vậy, chính Phủ Hàn Quốc đã xác định: để phát triển kinh tế thành công, việc đầu tiên là phải phát triển công nghệ. Từ đó, chỉ trong vài thập kỷ, bằng các chủ trương hết sức đúng đắn và các chính sách ưu đãi của chính phủ trong việc tập trung tối đa nguồn lực, để phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, Hàn Quốc đã vươn lên thành một con rồng Châu á. Bài viết phát triển khoa học và công nghệ Hàn Quốc (1960 – 1980) của tiến sĩ Choi Huyng – Sup, Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST) giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về sự hình thành và phát triển của Viện KIST – tổ chức tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ - động lực chính trong sự vươn lên thần kỳ của Hàn Quốc.

Năm 1963, với cương vị Viện trưởng viện nghiêncứu năng lượng nguyên tử tôi tới thăm một số trường đại học của Canada để nghiên cứu một dự án hợp tác về sản xuất vật liệu mới. Khi trở về hàn Quốc, đầu năm 1964, tôi viết bài báo cáo trình bày về sự hỗ trợ của chính phủ Canada đối với hội đồng nghiên cứu quốc gia – một tổ chức nghiên cứu độc lập và tự chủ với các nhân viên không phải là người trong biên chế nhà nước.

Sau đó ít lâu, một thư ký về công tác kinh tế của văn phòng Tổng thống tới gặp tôi và nói: “Tổng thống Park đã đọc bài báo cáo của ông và muốn trực tiếp nghe ý kiến ông tại cuộc họp nội các do Tổng thông chủ trì”.

Tạo Môi trường để khoa học và công nghệ bén rễ

Tiến sĩ Choi, chúng ta nên làm gì để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta? Tổng thống Park hỏi tôi trong cuộc họp nội các.

Do chưa chuẩn bị để trả lời một câu hỏi như vậy, tôi chỉ nêu ra một số vấn đề theo trình tự chúng xuất hiện trong đầu. Tôi nói: “ Bên cạnh nhiều việc khác, chúng ta cần thay đổi hệ thống giáo dục khoa học để đảm bảo phát triển một cách vững chắc khoa học và công nghệ. Chúng ta phải thay thế phương thức giáo dục để biết khoa học bằng giáo dục để làm khoa học. Phương pháp giáo dục hiện thời, có thể là hữu ích khi giảng dạy các kỹ năng trả lời các câu hỏi Có và không, song lại không giúp con người ta nâng cao được năng lực phân tích hiện tượng và ứng dụng các lý thuyết vào các mục tiêu thực tiễn. Thấy Tổng thống Park gật đầu biểu lộ đồng tình, tôi tiếp tục giải thích: “Trước hết phải thay đổi mục tiêu giáo dục. Chúng ta cần một nền giáo dục để trang bị cho nhân dân khả năng giải quyết vấn đề chứ không phải giúp họ lấy được bằng cấp và những cái khác…” Sau đó, tôi nói những ý nghĩ về phát triển nền khoa học và công nghệ. “Chỉ có một số ít người hiểu được rằng công nghệ cần thiết cho công nghiệp hoá và biết được có thể kiếm được công nghệ từ đâu. Trong tình hình như vậy, tất cả những gì chúng ta cần hiện nay, đó là một cái gì trung gian nối liền với kinh doanh và giới hàm lâm để lựa chọn, giới thiệu, tiếp thị  và ứng dụng công nghệ”.

Cuối cùng, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo mới môi trường xã hội trong đó tất cả mọi người đều phải hiểu khoa học và tôn trọng công nghệ. Để tới được cái đích đó, chính bản thân Tổng thống cần phải đi đầu trong những nỗ lực theo hướng này.

Chọn Viện kết nghĩa

Vào khoảng tháng 4 – 1964. Tổng thống Park mời các Viện trưởng của các Viện Quốc gia đến dự một bữa tiệc chiêu đãi. Tổng thống vui mừng khoe với mọi người về kỷ lục xuất khẩu áo len đạt tới 20 triệu USD. Tôi trả lời: “Kỷ lục này thật đáng biểu dương. Nhưng chúng ta còn phải bám vào những mặt hàng như thế này bao lâu nữa? Nhật Bản đã xuất khẩu đến 1 tỷ USD các sản phẩm điện tử. Sức mạnh này từ đâu ra? Câu trả lời là phát triển công nghệ”. Đột nhiên Tổng thống trở nên trầm tư. Có vẻ như suy nghĩ về một điều gì đó, mặt ông cau lại.

Cuộc viếng thăm nước Mỹ của Tổng thống Park vào tháng 6 năm 1964 có tính chất quyết định đối với việc thành lập viện công nghệ đầu tiên của Hàn Quốc – Viện KIST. Điều cuối cùng trong bảng thông cáo chung nói rằng: “Tổng thống Park hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Johnson về việc gửi cố vấn khoa học của ông tới Hàn Quốc để cùng các đối tác Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học và giáo dục xem xét tính khả thi của việc thành lập viện KIST”.

Để thực hiện thoả thuận giữa hai Tổng thống, tiến sĩ Homing, cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ đến thăm Hàn Quốc để nghiên cứu tính khả thi của việc thành Viện KIST. Cùng đi với ông có James B. First, Viện trưởng Viện Bartell. Đoàn đã thăm giới kinh doanh và giới hàn lâm, Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử và viện Nhiên liệu Kim loại Tổng hợp. Sau đó TS Homing hỏi tôi: “Tôi hy vọng rằng một trong các viện của Mỹ sẽ xây dựng mối quan hệ kết nghĩa với viện KIST. Ông chọn viện nào? Rồi ông cho biết chính phủ Mỹ có vẻ muốn chọn Viện Bell, cơ sở nghiên cứu hang đầu thế giới. Nhưng tôi trả lời: “Tình hình hiện tại chưa cho phép chúng tôi thành lập một nghiên cứu bao quát cả khoa học cơ bản lẫn các khoa học ứng dụng. Một viện như vậy đòi hỏi những đầu tư tài chính rất lớn. Chúng tôi cần một viện có thể nghiên cứu những công nghệ mà các doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi”. Và tôi yêu cầu được kết nghĩa với viện Bartell bởi đó là một viện nghiên cứu theo hợp đồng, các kết quả nghiên cứu có thể ngay lập tức ứng dụng vào khu vực kinh doanh. TS Homing hơi bất ngờ khi nghe câu trả lời như vậy của tôi. Song đó là ý kiến chân thành của tôi: để tồn tại, không thể làm khác được.

Trước hết hãy tìm khách hàng

Tôi được bổ nhiệm làm viện trưởng đầu tiên của viện KIST vào ngày 3.2.1966, sau khi đoàn của Viện Bartell hoàn thành xong nghiên cứu khả thi đề án thành lập Viện KIST. Nhưng Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế không hề nói gì về chuyện khi nào thì họ sẽ cấp ngân sách cho Viện. Do vậy công việc đầu tiên của cương vị mới của tôi là làm việc với cán bộ từ uỷ ban Kế hoạch Kinh tế.

Vì không có văn phòng, chúng tôi bắt tay vào làm việc tại một phòng bệnh nhân ở bệnh viện, nơi mẹ tôi đang điều trị. Một hôm giám đốc chi nhánh của Ngân hàng Hanil cho tôi mượn một trong số các văn phòng của ông ta không lấy tiền. Vậy là chúng tôi chuyển đến tầng hai của một ngôi nhà đầy ruồi vì nằm cạnh chợ cá. Cần nói thêm rằng vị Giám đốc Ngân hàng nọ cho chúng tôi mượn văn phòng không phảỉ vì hào phóng. Ông ta đủ khôn ngoan để hiểu rằng sớm hay muộn chính phủ cũng sẽ tài trợ cho hoạt động của chúng tôi. Hai tháng sau đó Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế bắt đầu chuyển tiền vào chi nhánh cuả ông ta. Mặc dù ông ta van nài chúng tôi hãy ở lại lâu hơn, song ít lâu sau chúng tôi chuyển văn phòng sang một trong trụ sở của YMCA (Young Men’ s Christian Association) trên phố Chongro, vì chúng tôi không thể tiếp khách nước ngoài trong một văn phòng đầy ruồi nhặng.

Ngay sau khi thành lập viện KIST, chúng tôi đã đứng trước yêu cầu bắt buộc là phải tìm ra những con đường kết nối các nhà nghiên cứu viện KIST với giới kinh doanh. Tôi hiểu nếu cứ hình thành các dự án nghiên cứu rồi mới đi tìm khách hang để ứng dụng các kết quả nghiên cứu thì không hiệu quả bởi các nhà kinh doanh có suy nghĩ hoàn toàn tự nhiên rằng việc chấp nhận những công nghệ mới chưa được thử nghiệm bao giờ cũng là quá mạo hiểm. Nhưng một công ty đã tài trợ cho dự án nghiên cứu thì bắt buộc phải ứng dụng công nghệ mới bất chấp rủi ro. Đó là lý do vì sao tôi quyết định cơ chế hoạt động của viện là đưa vào thực hiện hệ thống nghiên cứu dựa trên cơ sở hợp đồng, cùng với khách hàng lựa chọn mặt hàng để nghiên cứu, sau đó bắt tay vào cùng nghên cứu với khách hàng khi nào nhận được tiền hợp đồng.

Tạo và huy động nguồn lực

Một nhiệm vụ quan trọng khác là phải làm thế nào huy động được những những nghiên cứu có năng lực để thực hiện các nghiên cứu theo hợp đồng. Nhưng không thể lôi kéo các giáo sư đại học được, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục của các trường. Tôi quyết định mời các nhà khoa học người Triều Tiên ở nước ngoài về. Vấn đề là họ với điều kiện như thế nào. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đặt ra một nguyên tắc để đảm bảo cho các nhà khoa học này quyền tự chủ trong nghiên cứu; những điều kiện sống ổn định, một môi trường nghiên cứu tuyệt diệu. Và điều quan trọng hơn là phải nâng cao uy tín xã hội của họ. Nhằm mục đích này, chúng tôi cung cấp cho họ nhà ở và bảo hiểm y tế, loại hình bảo hiểm thời đó Hàn Quốc còn chưa có; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục con cái của họ, tôi trả lương cho họ bằng ¼ mực lương họ có thể nhận được ở Mỹ (vì rằng hầu hết các nhà khoa học đều từ Mỹ trở về). Mức lương này cao gấp 3 lần lương giáo sư đại học trong nước nhận được, do vậy Hiệu trưởng các trường đại học phản đối gay gắt, cho rằng đó là điêu không hợp lý, thậm chí có thể gây nên vến đề xã hội. Tôi đã giải thích với họ đây là mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo sao cho họ có thể chỉ chú tâm vào học tập và nghiên cứu mà không bị sao nhãng vào những vấn đề khác. Đây không phải số tiền đủ dể dẫn họ đi vào cuộc sống xa hoa.

Vấn đề tiền lương không phải kết thúc ở đó. Có rất nhiều kiến nghị trực tiến được gửi tới Văn phòng Tổng thống, trong đó có cả báo cáo của Bộ Khoa học vá công nghệ gửi lên Tổng thống Park phản đối mức lương của viện KIST. Một hôm, tôi được triệu tập lên Văn phòng tổng thống. Sauk khi xem xét xong bảng lương của các nhà nghiên cứu Viện KIST, Tổng thống Park mỉm cười và nói: “Lương của hầu hết các nghiên cứu ở viện KIST còn cao hơn cả lương tôi”. Tôi nói với ông: “Nếu ngài cho rằng mức lương này là bất hợp lý thì ngài có thể giàm lương của tôi, nhưng không thể làm thế với những người khác được”. Sau một thoáng, ông ta nói: “Cứ giữ nguyên thế”, và đứng dậy ra đi.

Để có sự đảm bảo pháp lý đối với hoạt động tự chủ của viện KIST, tối đề xuất một bản dự thảo luật đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho viện KIST. Bản dự thảo này tôi tự viết. Trước hết, tôi nói rõ rằng sự hỗ trợ tài chính của chính phủ cần được cung cấp dưới dạng “tiền quyên góp”. Và tôi đưa vào một điều khoản nói rằng viện KIST cần được miễn kiểm toán và kế hoạch hoạt động hàng năm của viện KIST không cần chính phủ phê duyệt. nhưng điều khoản này nhằm ngăn chặn việc chính phủ can thiệp vào các hoạt động nghiên cứu.

Tại cuộc họp nội các, nhiều ý kiến quyết chống lại dự thảo luật. Chẳng hạn họ nói rằng: “sẽ mâu thuẫn với Luật tài sản Quốc gia nếu như tài sản Quốc gia có thể chuyển giao cho viện KIST, một pháp nhân độc lập và viện KIST không thể chi tiêu ngân sách nhà nước mà không có kiểm toán”. Cuối cùng, nhờ có Tổng thống Park khăng khăng đòi hỏi, sự thảo luật được trình lên Quốc hội.

Việc lựa chọn địa điểm đặt Viện KIST cũng rất khó khăn. Tổng thống Park khuyên tôi lên liên hệ với Viện thực nghiệm Lâm nghiệp để tìm địa điểm, song Bộ trưởng Bộ Nông lâm từ chối thẳng thừng, dù chỉ là chuyển giao một khoản đất nhỏ. Do vậy, tôi phải quyết định lấy một địa điểm ở khu vực ngoại ô thành phố Seoil. Khi Tổng thống Park nghe được về quyết định này, ông liền đến Viện thực nghiệm Lâm nghiệp, có Bộ trưởng Bộ Nông lâm, thị trưởng thành phố Seoul và tôi tháp tùng. Và ông ra lệnh chuyển giao toàn bộ diện tích 1.256km2 cuả Viện Thực nghiệm Lâm nghiệp cho viện KIST. Ông nói: “Viện Thựcnghiệm Lâm nghiệp quan trọng, nhưng Viện KIST quan trọng hơn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế: Về sau, tôi đã thoả hiệp bằng cách chỉ lấy 500km2 để giữ thể diện cho ngài Bộ trưởng Nông lâm.

Sau những chặng đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi đã tổ chức buổi lễ động thổ xây dựng viện KIST vào tháng 10 năm 1996.

Tác giả

(Visited 8 times, 1 visits today)