Lấy lại vị thế xứng đáng cho khoa học

Vào tháng 9/2017, Viện trưởng Viện nghiên cứu Vật lý ứng dụng Nizhny Novgorod, Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), giáo sư Alexander Sergeev (đã chính thức giữ chức Viện trưởng Viện RAS. Tia Sáng lược dịch một bài phỏng vấn giáo sư Alexander Sergeev vào tháng 6/2017 (trên trang web Mk.ru), khi ông còn là ứng cử viên cho cương vị này.


GS Alexander Sergeev, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS).

Theo ông, nguyên nhân nào khiến chính phủ trong những năm gần đây thiếu quan tâm với khoa học?

Trước đây, chính phủ hết sức tôn trọng các nhà khoa học. Mọi người đều biết rằng, khoa học chính là sức mạnh lớn lao tạo ra động lực phát triển của đất nước, nhất là sau khi các nhà khoa học đã nghiên cứu ra bom nguyên tử, rocket, công nghệ vũ trụ vv… Nhưng giờ thì khoa học không còn giữ được vị thế của mình như trước nữa.

Tại sao? Phải chăng ngày nay đất nước chúng ta không cần các công nghệ cao?

Để giải đáp câu hỏi này, cần phải suy xét rất nhiều yếu tố, phải nhìn nhận thực trạng đó một cách có hệ thống, và trong mối quan hệ với kinh tế xã hội và chính trị.

Trong các động lực của hệ thống xã hội, các yếu tố chủ quan thậm chí còn đóng vai trò lớn hơn và làm tăng thêm tính không thể dự đoán từ đó có thể dẫn đến những thay đổi lớn, đôi khi không như mong đợi. Dường như chúng ta có một chính phủ dân chủ do nhân dân bầu ra, tổng thống, chính phủ, Viện Duma quốc gia, những yếu tố có thể làm cho khoa học và giáo dục thăng tiến hoặc trì trệ. Nó sẽ hoạt động một cách hiệu quả vì lợi ích của xã hội như ở nhiều quốc gia phát triển về dân chủ khác nhưng trong trường hợp này lại không như vậy bởi hệ thống của chúng ta tràn ngập những yếu tố “không thể đoán trước”.

Nếu tiếp tục phân tích tác động của những yếu tố kinh tế vào khoa học, ông nghĩ đồng ruble thích hợp gì cho sự phát triển của chúng ta?

Anh đã đặt một câu hỏi liên quan đến toàn bộ hiện trạng nền khoa học. Vào năm 2013, RAS đã trải qua một cuộc cải cách, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về việc chuyển đổi này với quan điểm không ủng hộ những người cải cách. Và vô tình phát sinh câu hỏi: về tổng thể, chúng ta cần khoa học cơ bản như thế nào? Vì chúng ta biết, đồng ruble yếu thì chúng ta không thể mua được trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ nền công nghiệp của đất nước. Đồng ruble yếu cũng khiến chảy máu chất xám, đặc biệt là giới trẻ. Đó là tinh hoa của đất nước [trong tương lai].

Số lượng các nhà khoa học Nga được mời tham gia hội nghị quốc tế chính hầu như bằng không. Có rất ít công bố về kết quả thực nghiệm của Nga trên các tạp chí hàng đầu. Kinh phí do Cơ quan Khoa học liên bang Nga (FANO) cấp cho các viện nghiên cứu sụt giảm, thiết bị máy móc ở nhiều viện nghiên cứu đã được dùng suốt 30 năm qua… Tôi có thể trích ra một số trường hợp tiêu biểu, ví dụ như sự khác biệt về kinh phí dành cho khoa học cơ bản của ta và Nhật Bản. Việc so sánh này là hợp lý bởi dân số hai quốc gia tương đương nhau. Hãy nhìn vào RIKEN, một viện nghiên cứu cấp quốc gia – tương tự như trung tâm nghiên cứu hàn lâm chính của chúng ta. Họ có 300 người làm việc, ngân sách 750 triệu đô la mỗi năm, hầu như tương đương với tất cả kinh phí của FANO cho hàng chục ngàn nhà khoa học Nga đang làm việc tại hàng trăm viện nghiên cứu. Lương của các tiến sĩ đất nước mặt trời mọc cao gấp 10 lần chúng ta, và thiết bị dành cho các phòng thí nghiệm khoa học cơ bản cũng gấp cả trăm lần, tất cả đều từ ngân sách chính phủ. Khoa học cơ bản đang trở nên đắt hơn, chúng ta đang thâm nhập sâu hơn vào các vấn đề của vật chất, nghiên cứu các hiện tượng về những mặt cắt không gian thời gian mới. Chúng ta cần những công cụ và thiết bị mới, để có thể cạnh tranh trong khoa học..

Hãy nhìn vào việc bán dầu mỏ, chúng ta hút dầu lên rồi bán ra nước ngoài, kết quả là thu được nhiều đồng ruble. Từ quan điểm của họ, dù chưa rõ ràng, có thể thấy là tại sao phải bận tâm về phát triển khoa học? Để dò tìm nhiều mỏ dầu hơn ư? Cả thế kỷ qua chúng ta làm chưa đủ sao? Sáng tạo ra những cỗ máy mới để hút dầu ư? Ở đây khoa học cơ bản không cần thiết nữa: các lệnh trừng phạt sẽ làm suy yếu thêm nó. Thi thoảng tôi nghĩ rằng, nhiều người trong đất nước của chúng ta vẫn giữ quan điểm các nhà khoa học là gánh nặng xã hội hơn là một lực lượng sản xuất. Nếu chúng ta tiếp tục đo lường tất cả theo cách này thì trong một thời gian dài nữa vẫn sẽ không có gì thay đổi ở nước Nga.


Tổng thống Nga Putin làm việc với nhà vật lý Mikhail Kovalchuk, Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc gia Kurchatov vào ngày 7/12/2015. Ông từng được Putin đề xuất vào vị trí Viện trưởng RAS năm 2008.

Hiện nay, để ứng phó với tình trạng bị quốc tế cấm vận, chính phủ đã quan tâm hơn đến tiềm năng trong khoa học nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng. Đây không phải là vấn đề xăng cho xe nhập khẩu mà là phát triển những vũ khí hiện đại mà không ai muốn bán cho anh. Chúng ta có nhiều tiềm năng nghiên cứu về [khoa học quốc phòng] vẫn còn sót lại từ thời Soviet nhưng nhiều lĩnh vực tiềm năng đã bị khai thác cạn kiệt.

Dẫu sao không phải ở bất cứ chỗ nào khoa học cũng xuống dốc. Vậy ông có thể nói ngày nay lĩnh vực nào có nhiều tiến bộ nhất?

Tôi sẽ nói về vật lý. Nhiều lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên khắp thế giới hiện nay là các dự án quốc tế như Cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC, Trung tâm laser electron tự do tia X châu Âu đặt tại Hamburg (XFEL), dự án lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế ITER (Pháp). Các dự án này đang cùng được xây dựng và hiện tại cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các nhà nghiên cứu.  

Nước Nga, như tôi biết, đều có đại diện ở tất cả các dự án lớn này.  

Nhưng chúng ta phải hiểu rằng chúng ta thường tham gia vào các dự án này không phải trong vai trò dẫn đầu, ngay cả khi chúng ta có những khoản đóng góp đáng kể vào ngân quỹ dự án. Đúng, chúng ta được nêu tên trong các công bố nhưng sẽ sớm bị quên lãng thôi. Điều quan trọng nhất – chúng ta đang đầu tư vào nhiều dự án lớn ở nước ngoài, tạo “cơ hội” chảy máu chất xám khỏi đất nước chúng ta. Đây không phải là câu chuyện về lòng yêu nước mà là sự ưa khám phá đơn thuần của khoa học. Bất kỳ nhà khoa học thực nghiệm nào cũng cần phải tới những phòng thí nghiệm có đủ công cụ làm việc. Anh có biết bao nhiêu nhà khoa học của chúng ta làm việc tại LHC. Bây giờ hãy nói với tôi, nhiều người trong số họ anh đã biết, tham gia vào cuộc khám phá ra hạt Higgs boson?

Và chỉ một vài người biết những gì nhà khoa học Soviet của chúng ta, giám đốc Viện nghiên cứu Chernogolovka, ông Vladislav Ivanovich Pustovoit ngay từ những năm 1960 đã đề xuất một kế hoạch về máy giao thoa kế dò tín hiệu sóng hấp dẫn mà giờ đây được xây dựng ở cỗ máy dò LIGO. Và sau đó từ những năm 1980, chúng ta đã có những ý tưởng tương tự nhưng trong kỷ nguyên hậu Soviet, có một quan điểm phổ biến là ngân sách không có đủ tiền [để đầu tư cho khoa học] nên chúng ta đành hài lòng với việc tham gia vào các dự án nghiên cứu ở nước ngoài. Chúng ta làm việc như thế đến ngày hôm nay, trong đó có dự án LIGO, nơi dò ra được tín hiệu sóng hấp dẫn từ cuộc sáp nhập của các lỗ đen.

Bây giờ chúng ta có thể tự xây dựng các dự án nghiên cứu?

Năm 2011, một Ủy ban của Chính phủ về đổi mới và công nghệ cao, do Putin đứng đầu – khi đó ông ta đang làm Thủ tướng – đã chọn ra sáu siêu dự án (mega-projects) từ 30 dự án thuộc các lĩnh vực mà chúng tôi đang dẫn đầu thế giới. Các dự án này phải trở thành dự án quốc tế, triển khai đến 2020. Một trong những siêu dự án này là tạo ra tia lazer mạnh nhất thế giới. Chúng ta vui mừng về điều đó nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa được khởi động… Không có tiền vì dự án cần hàng trăm triệu đô la. Và sau đó, nhiều điều xảy ra: xung đột với Ukraine, giới tinh hoa quan ngại về các lệnh trừng phạt… Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hy vọng một ngày nào đó có khả năng đổi chiều nạn chảy máu chất xám, sẽ có nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc đến với chúng ta hơn là từ bỏ chúng ta.

Vậy có bao nhiêu trong số sáu dự án năm 2011 thành hiện thực?

Dự án thứ nhất do Viện Kurchatov phụ trách vẫn còn chờ nguồn neutron của dự án được khởi động tại Viện nghiên cứu vật lý hạt nhân tại Gatchina (Saint Petersburg) – PEAK. Lò phản ứng này có nhiệm vụ tạo ra nguồn neutron với nhiều đặc tính để thử vật liệu, ví dụ như tìm những thông tin chi tiết về cấu trúc các chất rắn. Nếu bằng bức xạ terahertz, chúng ta có thể tái cấu trúc hình ảnh của vật thể, ví dụ trong vỏ bọc hoặc phía sau tường, với độ phân giải vài milimet hoặc cm, thì bằng neutron có thể nhận được thông tin về cấu trúc bên trong hoặc vật chất với kích thước chính xác đến nanomet. Dưới áp lực của các phong trào “Xanh”, thế giới đã đóng cửa nhiều lò phản ứng, nơi tạo ra các nguồn neutron cho các nhà nghiên cứu, do đó viện Kurchatov của chúng ta có thể trở thành trung tâm dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Ba hành động ưu tiên cứu nền khoa học Nga của Alexander Sergeyev: 1. Viện Hàn lâm và chính quyền cần đạt được sự đồng thuận dựa trên hiểu biết về nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay của khoa học Nga, cách thoát khỏi sự khủng hoảng và vai trò của RAS và khoa học cơ bản. Chúng ta chỉ có thể cạnh tranh và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên thế giới bằng nguồn ngân sách tương xứng được chính phủ liên bang cấp, và đầu tiên là dành cho các thiết bị máy móc cơ bản. Chúng ta đang nói về kinh phí nền tảng cho khoa học cơ bản, kinh phí hỗ trợ [thêm], và tổ chức các dự án quy mô lớn trên mọi lĩnh vực của khoa học. Để vượt qua khủng hoảng, cần thiết thay đổi cách quản lý khoa học hàn lâm và thiết lập ưu tiên trong mối liên kết giữa RAS và FANO trên cơ sở nguyên tắc: các nhà khoa học cần được quản lý bằng khoa học. 2. Hiện nay chúng ta không có cơ hội thực sự để tham gia vào việc xây dựng chính sách KH&CN mặc dù theo luật thì chúng ta có thể. Nhưng chúng ta không được chào đón ở bất cứ nơi nào, dù là Bộ Tài chính hay Bộ Phát triển kinh tế, quyền ưu tiên đã được thiết lập ở mọi nơi và các nhà khoa học không cần phải nêu bất kỳ ý kiến gì. 3. Tái cấu trúc lại RAS. Tôi tin rằng có nhiều người đủ khả năng ứng cử ngôi chủ tịch RAS nhưng chỉ những người làm việc tại RAS sẽ là người đóng vai trò chính. Tổng thống Putin đã chỉ ra một điều hoàn toàn đúng về việc làm cần thiết tại RAS: Chính quyền trả tiền để các nhà nghiên cứu làm việc. Ông ấy đã nói đúng nhưng mặt khác, làm việc gì mà không cần công cụ? Chúng ta đào đất như thế nào nếu không có xẻng?

Dự án thứ hai, do chính phủ hỗ trợ vào năm 2016, máy gia tốc ion nặng ở Viện nghiên cứu liên hợp hạt nhân Dubna – NICA. Nếu dự án đầu tiên có mục tiêu thúc đẩy các hạt proton thì NICA sẽ nghiên cứu các khối vật chất phức tạp hơn. Nhờ đó, chúng ta sẽ có cơ hội quan sát các quá trình hạt nhân hoàn toàn mới.

Là ứng cử viên tiềm năng của chức chủ tịch RAS, ông có thể cho biết phải làm những gì để trao quyền lại cho các nhà khoa học như trước đây và nâng cao trình độ khoa học Nga?

Trong kế hoạch của mình, tôi đã ghi nhiệm vụ đầu tiên là sự nhất trí của RAS và chính phủ về hiện trạng của khoa học. Điều quan trọng là tất cả phải đồng ý với hiện trạng này.

Thanh Nhàn lược dịch
TS. Trần Chí Thành (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) hiệu đính

Nguồn: http://www.mk.ru/science/2017/06/20/akademik-ran-sergeev-rasskazal-kak-ostanovit-utechku-mozgov.html

Tác giả

(Visited 9 times, 1 visits today)