Người Trung Quốc vẫn “vô duyên” với giải Nobel

Sau khi Giải Nobel 2008 được công bố, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã có nhiều ý kiến “mổ xẻ” nguyên nhân vì sao niềm mong ước từ nhiều năm nay của người Trung Quốc vẫn chưa thành hiện thực, trong đó sự lạc hậu về giáo dục đại học được cho là yếu tố hàng đầu khiến người Trung Quốc vẫn “vô duyên” với giải Nobel.

Triết Giang on line ngày 8-10-2008: Hàng năm vào dịp trước và sau khi công bố giải Nobel, giới truyền thông TQ bao giờ cũng để lộ “Nỗi vương vấn giải Nobel”. Trước ngày công bố giải Nobel hóa học đã có tin người Mỹ gốc Hoa cháu họ của cha đẻ tên lửa TQ Tiền Học Sâm có khả năng đoạt giải này. Tin ấy đúng hay không thì chưa ai biết, thật ra đây chỉ là giới truyền thông có ý an ủi “Nỗi vương vấn giải Nobel” của người TQ mà thôi.
Nỗi lòng ấy thể hiện trên hai khuynh hướng. Một là bi quan thất vọng cảm thấy giải Nobel vừa là nỗi đau vừa là mơ ước của người TQ; hai là huênh hoang hợm hĩnh, tê liệt cảm giác, cho rằng TQ xưa có “tứ đại phát minh”, nay cũng là nước lớn KHKT, vệ tinh Thần Châu 7 lên trời rồi, thiếu giải Nobel thì có là cái quái gì đâu ? Hai tâm trạng này đều không bình thường. Chúng ta cần có đầu óc tỉnh táo bình tĩnh. Để trở thành nước lớn kinh tế, trước hết phải trở thành nước lớn KHKT, mà muốn vậy thì không thể chỉ dẫn đầu thế giới về một vài ngành KHKT. Cần thấy TQ còn tụt sau các cường quốc KHKT một khoảng cách khá lớn, nhất là về mặt sáng tạo cái mới, vả lại bầu không khí nghiên cứu khoa học ở TQ còn cần được làm cho trong sạch hơn. Ngoài ra, bản thân việc bình xét giải Nobel còn có nhân tố xung đột văn minh Đông Tây, việc TQ chưa có giải Nobel không hoàn toàn nói lên sức mạnh tổng thể nghiên cứu khoa học của TQ. 
Sự vô duyên với giải Nobel có tác dụng báo động và thôi thúc chúng ta. Bởi vậy, giờ đây chúng ta chẳng cần những tin tức “tráng dương bổ thận” như thông tin nói trên, mà cần đi sâu vào cải cách phát triển, lý tính và thực tế hơn.
Quảng Châu Nhật báo ngày 12-10-2008:  Tại sao chưa có nhà khoa học TQ nào được trao giải Nobel ? Trả lời: vì nghiên cứu khoa học là một cuộc đua tranh chuyên nghiệp mà đội ngũ khoa học TQ có quá nhiều đấu thủ không chuyên, nói hơi quá một chút thì một số ngành đều không chuyên. Gọi là không chuyên vì họ không tập trung tâm trí vào việc nghiên cứu khoa học mà chỉ lo nghĩ chuyện thăng quan, phát tài. Mới đây tại một trường ĐH ở Thâm Quyến, 40 vị giáo sư tranh nhau một chức trưởng phòng. Vì sao vậy ? – có lẽ chẳng cần nói ai cũng biết rồi.
Tâm lý chạy theo đồng tiền trong giới học thuật rất rõ. Các nhà khoa học gặp nhau chỉ hỏi lương bổng, phúc lợi ra sao, có nhiều đề tài không, chủ yếu xem có thể bỏ túi bao nhiêu kinh phí nghiên cứu. Nhiều nơi dùng tiền đề tài chi vào mục bình xét kết quả nghiên cứu, cho nên ai xin được nhiều kinh phí thì đề tài người ấy được đánh giá cao hơn. Năm 2001 Nhật lập kế hoạch KHKT, hùng hồn tuyên bố phấn đấu trong vòng 50 năm giành 30 giải Nobel. Cùng năm đó, TQ cũng lên kế hoạch trong Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 giành ít nhất 30 huy chương vàng. Cả hai kế hoạch đó đều giống nhau ở chỗ được xây dựng trên niềm tin vào các tuyển thủ chuyên nghiệp.
Triết Giang On Line ngày 7-10-2008: Trong mỗi dịp công bố giải Nobel, người TQ với nỗi lòng chua chát đã sớm có thói quen chắt lọc từ bản danh sách người được giải lấy ra những thông tin có thể tự an ủi mình. Bởi thế mối quan hệ họ hàng đặc biệt giữa Tiền Vĩnh Kiện (Roger Tsien) với cha đẻ tên lửa TQ Tiền Học Sâm đã nhanh chóng lọt vào mắt công chúng TQ, cho dù bản giới thiệu về Tiền Vĩnh Kiện đã ghi rõ ông ta có “quốc tịch Mỹ”. Sự khác biệt quốc tịch chứng tỏ nhà khoa học người Hoa ấy sống trong môi trường khác biệt rất lớn với môi trường ở TQ.
Có người bảo khoa học không có biên giới, song một quốc gia dân đông nhất thế giới nếu cứ vắng mặt hoài trong danh sách giải Nobel dài dằng dặc kia thì ít nhất ta cũng có thể ngầm hiểu rằng thực lực KHKT của TQ có khiếm khuyết gì đó.
Người TQ xưa nay vẫn nhiệt tình với giải Nobel. Từng có tin nói Lỗ Tấn, Vương Mông, rồi nhà thơ Diệp Thế Bân … từng được đề cử giải Nobel văn học. Thật ra đó rặt là tin để tự ta làm vui lòng ta, dường như giải Nobel lần nào cũng suýt vào tay người TQ. Có một chuyện hài: Dương Chấn Ninh từng dự đoán trong vòng 20 năm người TQ nhất định sẽ ẵm giải Nobel Toán học, lý do vì môn này chẳng cần tới thiết bị nghiên cứu thí nghiệm gì ghê gớm. Nhưng làm gì có giải Nobel Toán học cơ chứ.
Không ít người thắc mắc về tệ nạn của cơ chế giáo dục hiện hành, nhưng dường như gần đây mới phát hiện và coi trọng các tệ nạn ấy. Hiện nay hai trường ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh “sản xuất” được nhiều tiến sĩ ở Mỹ nhất (571 và 507 vị); và sau năm 2000 du học sinh TQ tại Mỹ sau khi giành học vị tiến sĩ thì hơn 90% ở lại bên ấy. Thế là hai trường ĐH danh tiếng nhất TQ chỉ mất công đào tạo “nhân tài sơ cấp” cho nước Mỹ mà thôi. Chúng ta lấy đâu ra người để tiến nhanh về KHKT? Khác với ngành thể thao thể dục, giải Nobel không những chỉ có ý nghĩa vinh dự mà hơn thế, nó là kết tinh thực lực KHKT mũi nhọn của một quốc gia. Nên từ vấn đề quốc tịch mà suy ngẫm lại xem cái gì đã kiềm chế sự phát triển của các tài năng khoa học TQ.
Tân Kinh Báo ngày 9-10-2008:  Trước hôm công bố danh sách giải Nobel Hóa học 2008, các cơ quan truyền thông Trung Quốc tỏ ra cực kỳ hưng phấn một cách không sao hiểu nổi về thông tin dự kiến Tiền Vĩnh Kiện – cháu họ của Tiền Học Sâm có hy vọng đoạt giải này. Ngược lại, nước Nhật từ hôm bắt đầu công bố giải Nobel năm nay đến giờ đã có 3 nhà khoa học được tặng vinh dự ấy thì lại tỏ ra tự kiềm chế. Người Nhật tự nhắc nhở họ là nền giáo dục nước Nhật hãy còn khiếm khuyết và mong rằng nhân dịp này nên uốn nắn thái độ “kính nhi viễn chi” của giới trẻ Nhật đối với các môn khoa học tự nhiên, nhằm tăng cường sức sống cho côngtác nghiên cứu khoa học cơ bản của Nhật.
Báo Thanh niên TQ ngày 10-10-2008: Năm nào giải Nobel cũng không “bén duyên” với người TQ, do đó công chúng và giới truyền thông chúng ta cảm thấy một nỗi đau buồn khó hiểu. Khi người TQ bỏ cặp kính râm xuống, rốt cuộc họ phát hiện: chung quy giải Nobel vẫn là giải thể hiện đỉnh cao của khoa học thế giới. Bởi vậy mỗi khi người hàng xóm Nhật Bản, Ấn Độ được trao giải Nobel, riêng TQ lại vô duyên, điều ấy thế nào cũng khiến chúng ta cảm thấy có một nỗi bất bình gì đó.

ĐH TQ ngày nay thiếu cái tinh thần “Dân chủ tự do, nghiêm túc mưu cầu sự thật, hăng hái sáng tạo, đoàn kết làm việc” của Thái Nguyên Bồi, Mai Đài Kỳ …hồi xưa, mà lắm cái dung hòa, thỏa hiệp với đời sống dung tục, bị đồng tiền chi phối. Ai có chút tiền thì vênh váo như kiểu AQ “Ông đây nhất thiên hạ”. Đó chính là bi kịch của nền ĐH TQ.

Lần này thì có người Hoa được trao giải Nobel rồi ! Nhiều báo TQ hôm 9-10 đều đăng tin giật tít “Cháu họ Tiền Học Sâm đoạt giải Nobel Hóa học” và đăng ảnh Tiền Vĩnh Kiện lên vị trí hàng đầu. Người ta quên mất cái tên Tiền Vĩnh Kiện, lại càng chẳng nói tới quốc tịch của ông ấy. Tạt vào mặt người đọc là một kiểu ám thị mạnh mẽ: đây là niềm kiêu hãnh của họ Tiền, niềm kiêu hãnh của TQ.
Người Nhật thì khác. Giải Nobel năm nay trao cho 3 người Nhật (chưa kể một người Mỹ gốc Nhật); trước đây họ đã có 3 người đoạt giải Nobel Vật lý – điều đó chứng tỏ nước này mạnh về KHKT. Thế nhưng báo Nhật Yomiuri Shimbun ngày 8-10 viết: gần đây có hiện tượng sinh viên Nhật “kính nhi viễn chi” với các ngành khoa học cơ bản; trước tình hình đó, Nhà nước và các trường ĐH cần cải cách hệ thống đào tạo cán bộ nghiên cứu nhằm khuyến khích giới trẻ hăng hái nghiên cứu khoa học cơ bản. Báo Mainichi Shimbun cũng phê phán chính sách KHKT của Nhật trọng hiệu quả kinh tế, coi KHKT là chỗ dựa chính để kích hoạt nền kinh tế, công tác nghiên cứu của các trường ĐH cũng theo đuổi lợi ích và ứng dụng, coi nhẹ khoa học cơ bản. Rõ ràng, các cơ quan truyền thông đại chúng Nhật thật tỉnh táo và lý trí, có tác dụng gõ tiếng chuông cảnh tỉnh cho chính quyền Nhật.
Có thể thấy người TQ chúng ta nhí nhố chẳng ra làm sao cả, thậm chí thần kinh quá ư nhạy cảm. Nếu Tiền Vĩnh Kiện sống ở TQ thì sẽ thế nào ? Dưới sức ép căng thẳng của kiểu giáo dục thi cử ở TQ, e rằng sở thích nho nhỏ yêu môn hóa học và thiên tài sáng tạo của Tiền sẽ bị chết yểu thôi. Chẳng những gia đình không khoan dung mà ngay các trường ĐH chưa chắc đã chấp nhận một sinh viên kém sức khỏe như Tiền Vĩnh Kiện.
Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 22-10-2007 : Trả lời câu hỏi TQ chiếm một phần năm số dân thế giới, lại đang phát triển trong hòa bình, vì sao tới nay vẫn chưa có giải Nobel, 61% sinh viên TQ được hỏi ý kiến cho rằng mô hình giáo dục đào tạo của TQ có vấn đề.
tốt, đều là nhất TQ, thế nhưng nhà Hiện nay hai trường ĐH danh tiếng nhất TQ là ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa hằng năm được Nhà nước tài trợ trên một tỷ Nhân dân tệ mà chưa thấy ra lò được nhân tài nào ưu tú. ĐH Bắc Kinh nhiều thầy giỏi, ĐH Thanh Hoa có môi trườngtrường ngày càng giống nơi đào tạo thương gia. Trong nền giáo dục thi cử của TQ, người hỏng thi ĐH cứ thi mãi; người tốt nghiệp ĐH thì không có việc làm.
Hãy nhớ lại trường ĐH Liên hợp Tây Nam hồi mới thành lập (1939) ký túc xá, phòng học, phòng thí nghiệm đều là nhà tường đất mái tôn. Thế mà lại thu hút nhiều thầy giỏi, trò giỏi. Các sinh viên say sưa tranh luận những vấn đề khoa học hiện đại. Còn ngày nay khi tra cứu tin về ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa thì thấy giáo sư nào là hục hặc với nhau, nào là ca cẩm lương thấp không sống nổi …, khiến ta có cảm giác họ luôn “chân trong chân ngoài”. ĐH TQ ngày nay thiếu cái tinh thần “Dân chủ tự do, nghiêm túc mưu cầu sự thật, hăng hái sáng tạo, đoàn kết làm việc” của Thái Nguyên Bồi, Mai Đài Kỳ …hồi xưa, mà lắm cái dung hòa, thỏa hiệp với đời sống dung tục, bị đồng tiền chi phối. Ai có chút tiền thì vênh váo như kiểu AQ “Ông đây nhất thiên hạ”. Đó chính là bi kịch của nền ĐH TQ.

Tác giả

(Visited 13 times, 1 visits today)