Những bài học về an toàn hạt nhân
Ở phần một của cuộc phỏng vấn, ông Sergei Kirienko, lúc đó là Tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM (Nga), đã trả lời Đài phát thanh “Tiếng vang Mátxcơva” về những bước phát triển của năng lượng hạt nhân. Trong phần cuối của cuộc trao đổi này, ông tập trung vào bài học từ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Fukushima là một bài học đối với chúng ta. Bi kịch Fukushima – là do nhân tố con người hay công nghệ?
Một số bài học từ Fukushima. Bài học thứ nhất, không xảy ra bất cứ thảm họa công nghệ nào tại đó, rõ hơn là nếu thảm họa như động đất ở mức tối đa, sóng thần 15m thì nhà máy điện hạt nhân vẫn an toàn.
Để không nhìn vấn đề một cách vô căn cứ, có một ví dụ rất đơn giản. Trên truyền hình thường nói về Fukushima, chỉ ra 4 tổ máy đầu tiên bị phá hủy, Tôi không biết rằng ngẫu nhiên hay theo Freud (Sigmund Freud) họ không hướng camera đến 2 tổ máy còn lại. Nói chung tại Fukushima có 6 tổ máy, 2 tổ máy còn lại không thay đổi. Chúng vẫn vậy. Khi tôi đến thăm nơi đó, rất lâu sau họ mới cho phép tôi vào, tôi đứng đối diện các tổ máy và đặt một câu hỏi duy nhất.
Tôi đã ở đó 4 giờ cùng với các chuyên gia của chúng tôi, họ không chỉ ra cho tôi điều gì cả. Hãy chỉ cho tôi thấy sự khác biệt giữa tổ máy 5-6 với 4 tổ máy đã bị phá hủy. Đây là những tổ máy đã cũ thuộc dự án của Mỹ, được xây dựng vào khoảng những năm trước Chernobyl. Họ không tính đến những thí nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành và tính toán từ rất lâu tại Chernobyl. Hơn cả là chúng đứng vững. Nguyên nhân tại đâu? Có 2 sự khác biệt lớn. Chúng cao hơn 2 m so với mực nước biển, nhưng điều này không giải quyết vấn đề gì: Sóng 15m, tường bảo vệ – 7, chúng vẫn bị bao phủ bởi sóng biển.
Khác biệt thứ hai – vì điều này tôi trở về với tâm trạng chán nản và nghĩ rằng điều nhỏ nhặt bị loại bỏ để không xảy ra những thảm họa như vậy nữa, có máy phát điện diezel khẩn cấp trong tất cả các tổ máy, chúng được khởi động. Nhưng tại 4 tổ máy đầu tiên, hệ thống tự động của máy phát điện diezel nằm dưới tầng hầm, dưới tổ máy, còn trong hệ thống tổ máy 5-6, hệ thống tự động đặt trên đỉnh máy phát điện diezel. Ở 4 tổ hợp máy đầu tiên chúng đã bị ngập nước.
Tổng thư ký IAEA Rafael Mariano Grossi tới thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi trng khuôn khổ hcuyenes làm việc ở Nhật Bản ngày 26/2/2020. Nguồn: D. Calma/IAEA
Nếu mực sóng là 7 và 15 thì sẽ ngập cả đỉnh máy?
Nước chảy vào và sẽ chảy xuống. Còn ở dưới hầm sẽ bị ngập hẳn. Đó là câu trả lời, là bài học quan trọng từ Fukushima mà cần được các chuyên gia quốc tế biết đến – không phải do điều kiện kỹ thuật. Bài học thứ hai là không được quên – đó là vấn đề chúng ta cần phải ghi nhớ lâu dài – nguyên nhân chính là thảm họa thiên nhiên. Chúng ta thường quên mất vấn đề này. Rất ít sáng tạo từ bàn tay con người có thể chống lại cú đòn của thiên nhiên.
Kết luận thứ ba – tất cả đều có thể được ngăn chặn. Theo xu hướng này, tất nhiên là do lỗi của con người. Đó là sai lầm thiết kế khi nào đó của các chuyên gia General Electric mà không tính toán được khả năng động đất hoặc sóng thần cùng một thời điểm. Về nguyên tắc nhà máy có thể chống đỡ được động đất hoặc sóng thần nếu không đồng thời xảy ra. Đó là do lỗi của nhân viên của công ty điện lực. Chúng ta biết rất rõ rằng trước đó nhiều năm đã chỉ rõ cho họ rằng hệ thống chưa được hoàn thiện, nhưng họ vẫn quyết định vận hành nhà máy thêm một thời gian ngắn rằng hơn 30 năm hoạt động nên chỉ cẩn hoạt động thêm 2 năm. Điều này không thể chấp nhận được.
Và ở đây vẫn còn một vấn đề. Đó là sự thay đổi căn bản hệ thống pháp quy. Sau này tôi đã thảo luận với rất nhiều chuyên gia tại Nhật Bản. Đối với họ đây là một thách thức văn hóa. Họ nói rằng: Chúng tôi luôn cho rằng sức mạnh của xã hội Nhật Bản nằm trong tính nguyên tắc của các công nhân của chúng tôi và trong mọi tình huống của cuộc sống chúng tôi có nguyên tắc và trật tự của mình, điều đó bảo vệ chúng tôi. Đây là trường hợp đầu tiên khi mà chính điều đó lại phá hủy chúng tôi, quay lưng lại với chúng tôi.
Bởi vì một sự kiện quan trọng mà tại đó trong vòng 6h cần phải cung cấp lượng điện bổ sung. Đối với một quốc gia như Nhật Bản, một vài MW điện là vấn đề không đáng bàn cãi. Nhưng vấn đề được hiểu rõ khi quy chế đã ghi, nếu thiết bị nối điện dạng “bố-mẹ” thì phích điện có chân sẽ không cắm vào được, khi đó người chúng ta sẽ làm gì. Họ sẽ cắt và nối lại. Trong hướng dẫn của Nhật Bản viết rằng, trong trường hợp đó cần viết giấy yêu cầu đến trụ sở cung cấp. Và họ đã làm như vậy? Vì vậy đây là việc điều chỉnh lại hệ thống pháp quy trong các trường hợp đặc biệt.
Kết luận dưới đây, tất nhiên chúng tôi đã thực hiện, điều này thể hiện rẳng trên thế giới có thể xây dựng không chỉ nhà máy phù hợp với yêu cầu, bây giờ chúng được gọi là hậu Fukushima, theo logic có thể xảy ra động đất ở đây hay không nhưng theo phạm trù – nhà máy cần vượt qua được ngay cả khi xảy ra các biến cố không thể có về mặt lý thuyết và hơn nữa là xảy ra cùng một lúc.
Chúng tôi hiện nay khi cho rằng tại Nga sẽ không thể xảy ra sóng thần, nhưng cùng đặt ra giả thuyết vỡ đập chắn nước mà có thể cuốn trôi tất cả, động đất cũng chưa bao giờ xảy ra ở đây, nhưng cũng đặt ra giả thuyết có thể nó sẽ xuất hiện, hoặc bây giờ hãy cùng tưởng tượng sẽ xảy ra vỡ đập chắn nước, động đất và cả vòi rồng.
Như vậy hiện nay dự án nhà máy hậu Fukushima cần được bảo đảm chức năng an toàn, không có nghĩa là khả năng hoạt động, nó có thể mất đi ý nghĩa giống như cơ sở thương mại, nhưng phải an toàn, có nghĩa là không có bất cứ mối đe dọa nào có thể có trong khu vực nhà máy. Nếu công nhân có làm sao thì điện cũng bị ngắt, nguồn nước cũng bị ngắt. Đây gọi là hệ thống an toàn thụ động. Nó cần được xây dựng trên toàn thế giới.
Kết luận cuối cùng mà chúng tôi thực hiện cho mình (về trách nhiệm) bao gồm việc hôm nay chúng tôi đã đi qua rất nhiều nước trên thế giới, chúng tôi xây dựng khối lượng lớn các nhà máy của các nước, chúng tôi có tập đơn đặt hàng 20 tổ máy, 10 trong số đó đang ở các giai đoạn xây dựng khác nhau, điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi không thể đơn giản đến và xây dựng nhà máy hạt nhân. Điều đó thể hiện rằng chúng tôi cần phải có trách nhiệm với những công trình cơ sở hạ tầng.
Công nghệ AES-2006 của Nga kết hợp cả chế độ an toàn thụ động và an toàn chủ động.
Chúng tôi hiện nay bắt đầu từ đó. Ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, chưa có việc gì được thực hiện trên địa điểm, chỉ có những nhà thiết kế của chúng tôi vẽ những bản thiết kế nhà máy, theo đó chúng tôi sẽ trình để xin giấy phép, giấy phép sẽ có sau 2 năm và chúng tôi bắt đầu công việc trên địa điểm xây dựng. Chúng tôi có 3 năm để đào tạo các sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cùng bắt đầu với các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các thủ tục pháp lý của nước Nga với những sáng kiến tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu quốc tế. Ví dụ, theo luật Liên bang Nga không được đặt nhà máy ở khu vực có địa chấn như Fukushima. Đơn giản là không thể, không ai trong nước có thể cho thông qua quyết định này, điều này bị cấm. Chúng tôi với những sáng kiến phù hợp với tiêu chuẩn có trong luật pháp quốc tế, tức là cần phải xây dựng toàn bộ hệ thống và các cơ sở hạ tầng. Đó chính là trách nhiệm cần phải thực hiện. Giống như trách nhiệm đối với hệ thống không phổ biến, trong đó vai trò và trách nhiệm chính là sáng lập ra ngành năng lượng nguyên tử.
Nhưng một mặt khác, tôi xin hoàn thiện câu trả lời mà bạn đã bắt đầu, một số nước vẫn muốn làm điều đó ngoài việc ổn định cung cấp điện năng? Dễ hiểu thôi, phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng nguyên tử là điều căn bản, đưa lên ở mức độ khác nền công nghiệp và khoa học của đất nước. Nói chung là đầu tư cho tương lai.
Hôm nay đã diễn ra buổi thảo luận bàn tròn về các vấn đề cung ứng bền vững. Cuộc đối thoại thú vị nhất được bắt đầu không phải khi chúng tôi thảo luận về ngày hôm nay nhận được bao nhiêu khí đốt, bao nhiêu khí hóa lỏng, từ than đá hay từ hạt nhân. Thú vị nhất là về ngày mai. Ngày mai thì sao? Nguồn năng lượng sẽ cung ứng đủ cho nhân loại vào ngày mai?
Theo hướng suy nghĩ này việc đầu tư vào khoa học, cơ sở hạ tầng, vào tri thức mà nó xuất hiện trong tương quan với phát triển công nghệ điện hạt nhân, đó chính là đầu tư vào tương lai, vào khả năng mới, vào nguồn năng lượng mới. Rất nhiều quốc gia đã đi theo hướng đó.
Đúng lúc vào tuần tới tại St. Peterburg chúng tôi có một sự kiện vô cùng quan trong. Bốn năm một lần IAEA tổ chức hội nghị toàn cầu về triển vọng phát triển. Không tình cờ mà IAEA lựa chọn St. Peterburg – Liên bang Nga là địa điểm tổ chức. Chúng tôi bắt đầu từ Thứ Năm ngày 26/6 tại St. Peterburg. Hơn 600 đại biểu từ 82 quốc gia trên thế giới tham dự trên danh nghĩa lãnh đạo chủ chốt trong việc phát triển năng lượng hạt nhân của các nước để thảo luận chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân.
Chính xác là năng lượng hạt nhân?
Vâng. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ thảo luận tất cả các vấn đề mà bạn đã nêu hôm nay. Xin chân thành cảm ơn.
Xin cảm ơn ông.
Trần Thị Kim Oanh/VINATOM dịch
TS. Trần Chí Thành hiệu đính