Quỹ khoa học Thái Lan: Nằm ngoài sự quản lý hành chính của Chính phủ
Quỹ nghiên cứu khoa học Thái Lan (TRF) ra đời sau khi có Luật Hỗ trợ nghiên cứu từ 1992. Về mặt pháp lý, quỹ thuộc hệ thống Chính phủ nhưng lại nằm ngoài sự quản lý hành chính của Chính phủ. Sự tự do này tạo ra điều kiện lý tưởng để hỗ trợ nghiên cứu.
Hiểu rõ về vai trò quan trọng của nghiên cứu đối với sự phát triển của một quốc gia, ngày 23 tháng 4 năm 1991, nội các Anan Punyarachun họp và quyết định mở một Hội đồng gồm TS Phaichitr Uathavikul – Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng Chính phủ, GS.TS Sanga Sabhasri – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và GS.TS Sippanondha Ketudat – Bộ trưởng Bộ Công nghiệp để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu ở Thái Lan nhằm khuyến khích thúc đẩy những kết quả nghiên cứu hữu ích.
Nội các chấp thuận đề xuất về Luật Hỗ trợ nghiên cứu từ tháng 6 năm 1991, Luật này đã được thông qua và đăng trên Công báo của Chính phủ vào ngày 2 tháng 4 năm 1992.
Sau đó, Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Ủy ban điều hành của Quỹ. Vào 30 tháng 3 năm 1993, Ủy ban điều hành Quỹ bổ nhiệm vị trí Giám đốc của Quỹ và bắt đầu khởi động quá trình hoạt động. Một năm sau đó, Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng thẩm định, hội đồng này sẽ theo dõi và thẩm định ngân sách cho các dự án nghiên cứu.
Tầm nhìn
Chương trình Phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 9 (2002-2006) đề ra mục tiêu đầu tư cho nghiên cứu ở mức 0.40% GDP. Khi đó dự báo GDP Thái Lan sẽ chạm mức 6 nghìn tỷ baht vào 2006. Như vậy, nghiên cứu khoa học cần được đầu tư tối thiểu 24 tỉ baht cho việc tổ chức ít nhất 240 nghiên cứu,và đây là cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu chất lượng cao, bao gồm cho cả các viện nghiên cứu và các tổ chức quỹ nghiên cứu.
Mục đích của Quỹ nhằm giúp tạo dựng một hạ tầng cơ sở mạnh cho khoa học Thái Lan. Chính sách, ngân quỹ, công tác phí, các viện nghiên cứu, nghiên cứu viên, và văn hóa nghiên cứu đều là những lĩnh vực mà Quỹ cần chú trọng. Sự phát triển yêu cầu củng cố đầu tư cho nghiên cứu cả về chất lượng và số lượng. Trong năm tài chính 2006 Quỹ đã đầu tư lên tới 9 tỉ baht. Để mang về nguồn lợi lớn nhất cho quốc gia, nên đầu tư gấp 5 lần số đó. Và ngoài ra, số lượng các nhà nghiên cứu cần được hỗ trợ còn gấp khoảng 10 lần ở thời điểm hiện tại, và nhiều viện nghiên cứu tốt cần được mở rộng. Cuối cùng, chiến lược này cần tạo ra sức hút nhân tài cho sự nghiệp nghiên cứu. Về mặt này, hệ thống tổ chức cho nghiên cứu chuyên nghiệp và quản lý nghiên cứu nên được giới thiệu ở Thái Lan.
Mục tiêu
Mục tiêu của Quỹ nghiên cứu khoa học Thái Lan là:
Xây dựng những nhà khoa học chuyên nghiệp và củng cố cộng đồng khoa học.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ cho sự phát triển quốc gia, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Khuyến khích phổ biến và sử dụng các kết quả nghiên cứu.
Duy trì quỹ cho khoa học và hệ thống phát triển quốc gia.
Cấu trúc quản lý
Quỹ có một văn phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động văn phòng chung và 7 phân ban đảm trách các hoạt động khác nhau về phân bổ ngân quỹ khoa học. Cũng trong chủ trương khuyến khích khoa học ở các khu vực khác nhau của Thái Lan phát triển, Quỹ lập ra một văn phòng đại diện đầu tiên ở Chiang Mai là “Văn phòng nội vùng của Quỹ”. Văn phòng này đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1998.
Các dạng trợ cấp nghiên cứu:
Quỹ phân chia trợ cấp ngân sách cho nghiên cứu khoa học thành hai dạng chính:
Nghiên cứu ứng dụng trực tiếp: Các dạng này của nghiên cứu được gọi là “nghiên cứu và phát triển” (R&D). Nó có thể là dạng nghiên cứu khoa học hoặc công nghệ nhằm phát triển phương pháp hoặc sản phẩm; các nghiên cứu nhân văn được sử dụng cho việc điều chỉnh về thể chế, hoặc nghiên cứu chính sách quốc gia. Những nghiên cứu kiểu này được quy chung vào dạng “nghiên cứu và phát triển”.Vì vậy các dự án nghiên cứu và phát triển có thể thực sự được củng cố và đạt tới chất lượng cao hơn, dưới đây là các quỹ cho hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ở các lĩnh vực:
– Phát triển dự án.
– Dự án thí điểm.
– Cải tạo kỹ thuật tân tiến.
2. Nghiên cứu cơ bản: Là những nghiên cứu nhằm tìm kiếm kiến thức, các lý thuyết, nội hàm hoặc công nghệ mới. Mảng này không chú trọng vào việc sử dụng thực tiễn của kết quả. Có hai kiểu nghiên cứu cơ bản. Kiểu thứ nhất là nghiên cứu hoàn toàn mới do các nhà nghiên cứu đề xuất. Kiểu thứ hai được gọi là định hướng nghiên cứu khoa học cơ bản. Đây là nghiên cứu cơ bản được định nghĩa bởi Quỹ nghiên cứu khoa học Thái Lan. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ Nghiên cứu và phát triển nhằm đẩy mạnh nghiên cứu ở những lĩnh vực mà còn tương đối yếu. Tuy vậy, kết quả đầu ra ở cả hai dạng đều như nhau. Kết quả mong đợi là những xuất bản phẩm trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới.
Thu Quỳnh dịch
Nguồn: http://www.budutani.com/engtrf.html