Vì sao chưa làm được như KIST?
Các ngành công nghiệp của chúng ta đều có chiến lược và quy hoạch phát triển với những mục tiêu về cải thiện năng lực, trình độ sản xuất, tuy nhiên tính khả thi của chúng là không rõ ràng, bởi không được dựa trên một lộ trình phát triển công nghệ cụ thể.
Nguyên nhân là các ngành công nghiệp đều thiếu những đánh giá xác thực về thực trạng công nghệ cùng những dự đoán, tầm nhìn dài hạn về tương lai phát triển công nghệ của ngành mình. Hậu quả của điều này là đa số các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN đều đang tự bơi, tự mày mò trong tiến trình R&D, gây ra sự chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực của nền kinh tế và quốc dân, và chậm trễ trong tiến trình phát triển, cải tiến KH&CN ở từng ngành. Đây là thực trạng mà nhiều đại biểu đã đề cập tại Hội thảo “Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ ở Việt Nam” (Hội thảo) tổ chức ngày 21/8 vừa qua tại Hà Nội.
Những tham luận, phát biểu tại Hội thảo cũng cho thấy, các Bộ, ngành đã có nhận thức khá rõ về tính cấp thiết của việc xây dựng lộ trình phát triển công nghệ, nhưng đều thiếu sự chủ động triển khai những cuộc khảo sát mang tính cơ bản nhất, đó là đi sâu vào các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất – những tế bào quan trọng nhất của các ngành công nghiệp – để nhận biết về tình hình chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, đối chiếu với xu hướng phát triển và sự đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới, từ đó nắm bắt những nhu cầu phát triển, đổi mới công nghệ cụ thể cho ngành của mình. Dường như các Bộ, ngành đều đang chần chừ chờ đợi một sự chỉ đạo toàn diện từ trên xuống, và trông chờ vào một sự hướng dẫn nào đó từ Bộ KH&CN trước khi tiến hành những công việc này.
Chúng ta có thể tham khảo cách làm của Hàn Quốc từ thập kỷ 1960 trong quá trình xây dựng Viện KIST, đó là lập ra một nhóm chuyên gia quy mô cả trong nước và quốc tế, đi sâu vào các doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu đổi mới công nghệ1, qua đó đã thu thập được tất cả những thông tin cơ bản cần thiết để xây dựng nên lộ trình nghiên cứu và phát triển cho các đơn vị của KIST, mang lại những thành công và đóng góp đáng kể cho sự phát triển các ngành công nghiệp Hàn Quốc như chúng ta đã biết. Cũng nên lưu ý rằng chính đòi hỏi được đặt ra cho KIST, đó là tự nuôi sống mình mà không cần Chính phủ hỗ trợ sau vài năm, đã khiến người ta phải tiến hành khảo sát, đánh giá, dự đoán một cách thực chất, đảm bảo các hướng nghiên cứu công nghệ là đúng đắn, làm ra những kết quả KH&CN mà doanh nghiệp thực sự có thể mua về và áp dụng thành công.
Hai yếu tố có thể rút ra từ kinh nghiệm trên đây cho việc xây dựng thành công một lộ trình công nghệ cho các ngành công nghiệp, đó là: 1. Phải có lòng quyết tâm, vì nếu thực sự quyết tâm thì việc xây dựng hướng nghiên cứu, phát triển ra các công nghệ đáp ứng nhu cầu hiện có (trước khi tiến hành bước tiếp theo là nhìn xa hơn vào nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai) của các ngành công nghiệp như Hàn Quốc đã làm được từ thập kỷ 1960 là điều khả thi. Còn nếu không quyết tâm, vẫn duy trì thái độ chần chừ, cơ quan này phải chờ đợi, lệ thuộc ở cơ quan khác, thì chắc chắn dù Chính phủ có đề ra một chiến dịch, việc triển khai thực hiện sẽ không tránh khỏi sự chậm trễ, sai sót, gây lãng phí nguồn lực và những hậu quả mang tính lâu dài. 2. Phải có sự ràng buộc chặt chẽ giữa kết quả thực tiễn với trách nhiệm của cơ quan quản lý việc xây dựng lộ trình công nghệ – đối với viện KIST thì sự ràng buộc ở đây gắn liền với sự sống còn của họ, vì nếu đề ra lộ trình sai, dẫn tới công nghệ làm ra không bán được cho doanh nghiệp thì chắc chắn viện KIST không thể tồn tại – bởi có như thế thì người ta mới khảo sát thật, đánh giá thật, không bị chi phối bởi những lợi ích khác, từ đó đề ra các hướng nghiên cứu mang lại kết quả thực sự có giá trị cho doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.
TIA SÁNG
Những tham luận, phát biểu tại Hội thảo cũng cho thấy, các Bộ, ngành đã có nhận thức khá rõ về tính cấp thiết của việc xây dựng lộ trình phát triển công nghệ, nhưng đều thiếu sự chủ động triển khai những cuộc khảo sát mang tính cơ bản nhất, đó là đi sâu vào các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất – những tế bào quan trọng nhất của các ngành công nghiệp – để nhận biết về tình hình chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, đối chiếu với xu hướng phát triển và sự đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới, từ đó nắm bắt những nhu cầu phát triển, đổi mới công nghệ cụ thể cho ngành của mình. Dường như các Bộ, ngành đều đang chần chừ chờ đợi một sự chỉ đạo toàn diện từ trên xuống, và trông chờ vào một sự hướng dẫn nào đó từ Bộ KH&CN trước khi tiến hành những công việc này.
Chúng ta có thể tham khảo cách làm của Hàn Quốc từ thập kỷ 1960 trong quá trình xây dựng Viện KIST, đó là lập ra một nhóm chuyên gia quy mô cả trong nước và quốc tế, đi sâu vào các doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu đổi mới công nghệ1, qua đó đã thu thập được tất cả những thông tin cơ bản cần thiết để xây dựng nên lộ trình nghiên cứu và phát triển cho các đơn vị của KIST, mang lại những thành công và đóng góp đáng kể cho sự phát triển các ngành công nghiệp Hàn Quốc như chúng ta đã biết. Cũng nên lưu ý rằng chính đòi hỏi được đặt ra cho KIST, đó là tự nuôi sống mình mà không cần Chính phủ hỗ trợ sau vài năm, đã khiến người ta phải tiến hành khảo sát, đánh giá, dự đoán một cách thực chất, đảm bảo các hướng nghiên cứu công nghệ là đúng đắn, làm ra những kết quả KH&CN mà doanh nghiệp thực sự có thể mua về và áp dụng thành công.
Hai yếu tố có thể rút ra từ kinh nghiệm trên đây cho việc xây dựng thành công một lộ trình công nghệ cho các ngành công nghiệp, đó là: 1. Phải có lòng quyết tâm, vì nếu thực sự quyết tâm thì việc xây dựng hướng nghiên cứu, phát triển ra các công nghệ đáp ứng nhu cầu hiện có (trước khi tiến hành bước tiếp theo là nhìn xa hơn vào nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai) của các ngành công nghiệp như Hàn Quốc đã làm được từ thập kỷ 1960 là điều khả thi. Còn nếu không quyết tâm, vẫn duy trì thái độ chần chừ, cơ quan này phải chờ đợi, lệ thuộc ở cơ quan khác, thì chắc chắn dù Chính phủ có đề ra một chiến dịch, việc triển khai thực hiện sẽ không tránh khỏi sự chậm trễ, sai sót, gây lãng phí nguồn lực và những hậu quả mang tính lâu dài. 2. Phải có sự ràng buộc chặt chẽ giữa kết quả thực tiễn với trách nhiệm của cơ quan quản lý việc xây dựng lộ trình công nghệ – đối với viện KIST thì sự ràng buộc ở đây gắn liền với sự sống còn của họ, vì nếu đề ra lộ trình sai, dẫn tới công nghệ làm ra không bán được cho doanh nghiệp thì chắc chắn viện KIST không thể tồn tại – bởi có như thế thì người ta mới khảo sát thật, đánh giá thật, không bị chi phối bởi những lợi ích khác, từ đó đề ra các hướng nghiên cứu mang lại kết quả thực sự có giá trị cho doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.
TIA SÁNG
—
1Nhóm gồm 80 chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc và quốc tế, đi sâu vào khảo sát chi tiết 600 doanh nghiệp. Nguồn:http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNAAP798.pdf(Visited 1 times, 1 visits today)