34,5% bệnh nhân lao đa kháng thuốc chưa được điều trị thành công
Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố của nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Woolcock Sydney, Viện Wookcock đặt tại Việt Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương đăng trên tạp chí BMC Infectious Diseases.
Công bố Predictors of treatment outcomes among patients with multidrug-resistant tuberculosis in Vietnam: a retrospective cohort study [Dự báo kết quả điều trị ở bệnh nhân lao kháng đa thuốc tại Việt Nam: nghiên cứu thuần tập hồi cứu] về tình hình điều trị bệnh lao kháng thuốc ở 612 bệnh nhân tại Hà Nội và Thanh Hóa từ năm 2014 đến 2016, cho thấy 65,5% được điều trị khỏi bệnh, vẫn còn 34,5% bệnh nhân lao đa kháng thuốc chưa được điều trị thành công. Nhóm các bệnh nhân nam, hoặc bệnh nhân đang có HIV, bệnh nhân được điều trị kháng kháng sinh phổ rộng có tỷ lệ điều trị thành công thấp hơn mức trung bình.
Phát hiện này góp phần cung cấp thêm bằng chứng cho nghiên cứu và thanh toán bệnh lao ở Việt Nam. Việt Nam đang đứng thứ 11 trong số 20 quốc gia có gánh nặng cao nhất về lao kháng thuốc, với 8400 trường hợp mắc mới được ghi nhận vào năm 2019. Hằng năm có hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết do bệnh lao (báo cáo WHO, 2020). Mỗi năm Việt Nam đã phát hiện và điều trị hết bệnh cho trên 100.000 bệnh nhân lao, tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.
Trước gánh nặng bệnh tật đó, từ 2009, Chính phủ đã khởi động Chương trình quản lý bệnh lao kháng thuốc (PMDT) nhằm tăng cường các dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao đa kháng thuốc, đồng thời cung cấp dịch vụ điều trị miễn phí bằng thuốc đảm bảo chất lượng cho bệnh nhân trên khắp cả nước. Dù vậy, kết quả theo dõi trong ba năm ở nghiên cứu này cho thấy chưa đến tới khoảng 1/3 bệnh nhân tham gia điều trị lao đa kháng thuốc chưa thể chữa khỏi bệnh.
Khi đó, điều trị lại sẽ tiếp tục là một quá trình tốn kém và tốn thời gian, gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và thường tạo gánh nặng cho các gia đình với những chi phí lớn dành cho việc điều trị kéo dài. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc điều trị lại đều có tỷ lệ thành công còn thấp hơn so với việc điều trị ở những người được điều trị lần đầu tiên. Do đó, các khảo sát như nghiên cứu này giúp đánh giá khả năng thành công điều trị của bệnh nhân điều trị lao đa kháng thuốc trong Chương trình Chống lao Quốc gia, từ đó cung cấp thông tin về việc tăng cường quản lý theo chương trình đối với bệnh lao kháng thuốc ở Việt Nam.
Nghiên cứu này cho thấy khoảng cách đáng kể giữa mục tiêu điều trị, chính sách điều trị và quá trình thực hiện. Nghiên cứu đề xuất, cần có các biện pháp can thiệp bổ sung để giữ bệnh nhân chăm sóc, cải thiện báo cáo về độc tính của điều trị và tối ưu hóa việc quản lý các bệnh cùng mắc. Đánh giá tiêu chuẩn toàn diện về các bệnh cùng mắc tại thời điểm đăng ký điều trị có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện và cải thiện kết quả điều trị. Ngoài ra, nghiên cứu này đề xuất cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá tác động của việc chi trả bảo hiểm y tế xã hội khi mất để theo dõi trong quá trình điều trị. Hỗ trợ tài chính thông qua bảo hiểm có thể có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu gánh nặng khi theo dõi, chữa trị bệnh tật.
Do tình trạng kháng thuốc tiến triển làm giảm đáng kể kết quả điều trị khỏi bệnh, nên bệnh nhân lao trước kháng thuốc/lao kháng thuốc cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo tuân thủ điều trị, đặc biệt là khi điều trị ngoại trú. Nghiên cứu cũng đề xuất thử nghiệm tính nhạy cảm của thuốc đối với kháng sinh nhằm đảm bảo kết quả điều trị tối ưu và tránh tình trạng kháng kháng sinh mắc phải.□